Giải bài 14, 15, 16, 17 trang 166, 167 sách bài tập toán 9 tập 2 - Câu trang Sách Bài Tập (SBT) Toán Tập

Cho tam giác ABC vuông tại A, góc \(\widehat B = 60^\circ \)và BC = 2a.(đơn vị độ dài). Quay tam giác đó một vòng quanh cạnh huyền BC. Hãy tính diện tích xung quanh và thể tích của hình tạo thành.

Câu 14 trang 166 Sách Bài Tập (SBT) Toán 9 Tập 2

Cho tam giác ABC vuông tại A, góc \(\widehat B = 60^\circ \)và BC = 2a.(đơn vị độ dài). Quay tam giác đó một vòng quanh cạnh huyền BC. Hãy tính diện tích xung quanh và thể tích của hình tạo thành.

Giải

Khi quay tam giác vuông ABC một vòng xung quanh cạnh huyền BC ta thu được hai hình nón có đáy úp vào nhau, bán kính đường tròn đáy bằng đường cao AH kẻ từ A đến canh huyền BC.

Giải bài 14, 15, 16, 17 trang 166, 167 sách bài tập toán 9 tập 2 - Câu trang Sách Bài Tập (SBT) Toán Tập

Trong tam giác vuông ABC ta có:

AB = BC. cosB = 2a. cos60º = 2a.\({1 \over 2}\)= a

AC = BC. sinB = 2a. sin60º =\(2a.{{\sqrt 3 } \over 2} = a\sqrt 3 \)

AH =\({{AB.AC} \over {BC}} = {{a.a\sqrt 3 } \over {2a}} = {{a\sqrt 3 } \over 2}\)

Diện tích xung quanh hình tạo thành:

S = π. AH: AB + π AH. AC

= \(\pi {{a\sqrt 3 } \over 2}(a + a\sqrt 3 ) = {{\pi {a^2}(3 + \sqrt 3 )} \over 2}\)(đơn vị diện tích)

Thể tích hình tạo thành:

\(V = {1 \over 3}\pi A{H^2}.BH + {1 \over 3}\pi A{H^2}.HC = {1 \over 3}\pi A{H^2}(BH + HC)\)

\(\eqalign{
& V = {1 \over 3}\pi A{H^2}.BC = {1 \over 3}\pi {\left( {{{a\sqrt 3 } \over 2}} \right)^2}.2a \cr
& = {1 \over 3}\pi {{{a^2}.3} \over 4}.2a = {{\pi {a^2}} \over 2} \cr} \)


Câu 15 trang 166 Sách Bài Tập (SBT) Toán 9 Tập 2

Cắt bỏ hình quạt OPSQ (xem hình 94 phần gạch sọc). Biết độ dài \(\overparen{PRQ}\)là x thì phần còn lại có thể ghép thành hình nón nào dưới đây?

Giải bài 14, 15, 16, 17 trang 166, 167 sách bài tập toán 9 tập 2 - Câu trang Sách Bài Tập (SBT) Toán Tập

(A)

Giải bài 14, 15, 16, 17 trang 166, 167 sách bài tập toán 9 tập 2 - Câu trang Sách Bài Tập (SBT) Toán Tập

(B)

Giải bài 14, 15, 16, 17 trang 166, 167 sách bài tập toán 9 tập 2 - Câu trang Sách Bài Tập (SBT) Toán Tập

(C)

Giải bài 14, 15, 16, 17 trang 166, 167 sách bài tập toán 9 tập 2 - Câu trang Sách Bài Tập (SBT) Toán Tập

(D)

Giải bài 14, 15, 16, 17 trang 166, 167 sách bài tập toán 9 tập 2 - Câu trang Sách Bài Tập (SBT) Toán Tập

Giải

Chọn hình A.

Giải bài 14, 15, 16, 17 trang 166, 167 sách bài tập toán 9 tập 2 - Câu trang Sách Bài Tập (SBT) Toán Tập


Câu 16 trang 167 Sách Bài Tập (SBT) Toán 9 Tập 2

Một chiếc cốc dạng hình nón, chứa đầy rượu (h.95).

Cụ Bá uống một lượng rượu nên chiều cao của rượu còn lại trong cốc bằng một nửa chiều cao ban đầu.

Hỏi cụ Bá đã uống bao nhiêu phần rượu trong cốc?

Giải bài 14, 15, 16, 17 trang 166, 167 sách bài tập toán 9 tập 2 - Câu trang Sách Bài Tập (SBT) Toán Tập

Giải

Thể tích rượu ban đầu trong ly: \({V_1} = {1 \over 3}\pi {r^2}.h\)

Thể tích rượu còn lại trong ly:\({V_2} = {1 \over 3}\pi {\left( {{r \over 2}} \right)^2}.{h \over 2} = {1 \over {24}}\pi {r^2}h = {1 \over 8}{V_1}\)

Lượng rượu đã uống:\({V_1} - {V_2} = {V_1} - {1 \over 8}{V_1} = {7 \over 8}{V_1}\)

Cụ Bá đã uống \({7 \over 8}\)lượng rượu trong ly.


Câu 17 trang 167 Sách Bài Tập (SBT) Toán 9 Tập 2

Người ta minh họa một cái xô đựng nước ở hình 96.

Giải bài 14, 15, 16, 17 trang 166, 167 sách bài tập toán 9 tập 2 - Câu trang Sách Bài Tập (SBT) Toán Tập

Thể tích nước chứa đầy xô sẽ là (tính theo cm3­):

(A) \({{1000\pi } \over 3}\);

(B) \({{1750\pi } \over 3}\);

(C) \({{2000\pi } \over 3}\);

(D) \({{2750\pi } \over 3}\).

Hãy chọn kết quả đúng.

Giải

Thể tích hình nón có đường kính đáy 0,2 m là:

\({1 \over 3}\pi .{\left( {{{0,2} \over 2}} \right)^2}.0,2 = {{0,002\pi } \over 3}({m^3}) = {{2000\pi } \over 3}(c{m^3})\)

Thể tích hình nón có đường kính đáy 0,1 m là:

\({1 \over 3}\pi .{\left( {{{0,1} \over 2}} \right)^2}.0,1 = {{0,00025\pi } \over 3}({m^3}) = {{250\pi } \over 3}(c{m^3})\)

Thể tích nước trong xô bằng hiệu thể tích hai hình nón.

Ta chọn (B) \({{1750\pi } \over 3}\).