Giải bài 16, 17, 18 trang 76, 77 sách bài tập sinh học 10 - Bài trang Sách bài tập (SBT) Sinh học - Bài tập có lời giải

b) Từ tế bào mẹ sinh hạt phấn (2n) thông qua giảm phân : Ở kì sau giảm phân I có sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các NST, kết thúc phân bào giảm phân, mỗi tế bào hạt phấn có 1 NST trong mỗi cặp NST tương đồng. Vì vậy 10 hạt phấn nuôi cấy mô hình thành 10 cây lúa giống nhau đều có bộ NST đơn bội n = 12, nhưng thường khác nhau về kiểu gen.

Bài 16 trang 76 Sách bài tập (SBT) Sinh học 10 - Bài tập có lời giải

Tế bào của một cơ thể có 2n = 14 NST. Hãy cho biết :

a) Số NST ở kì sau của nguyên phân

b) Số NST ở kì sau của giảm phân I

c) Số NST ở kì sau của giảm phân II

d) Số crômatit ở kì giữa của nguyên phân

e) Số crômatit ở kì giữa của giảm phân II

f) Số NST ở ki cuối giảm phân II

g) Số tâm động ở kì sau của nguyên phân

Cho rằng quá trình phân bào xảy ra bình thường và sự phân chia tế bào chất xảy ra ở kì cuối.

Hướng dẫn:

a) Số NST ở kì sau của nguyên phân là 28

b) Số NST ở kì sau của giảm phân I là 14

c) Số NST ở kì sau của giảm phân II là 14

d) Số crômatit ở kì giữa của nguyên phân là 28

e) Số crômatit ở kì giữa của giảm phân II là 0

f) Số NST ở kì cuối giảm phân II là 7

g) Số tâm động ở kì sau của nguyên phân là 28

Bài 17 trang 77 Sách bài tập (SBT) Sinh học 10 - Bài tập có lời giải

a) Tại sao nói diễn biến của giảm phân II giống với nguyên phân ?

b) Nêu ý nghĩa sinh học của giảm phân II.

Hướng dẫn:

a)

- Diễn biến các kì giống nhau : kì giữa NST tập trung hành một hàng trên mặt phẳng của thoi phân bào.Kì sau NST kép phân li về hai cực của tế bào.

- Hình thái NST như lihau, NST từ kép chuyển thành NST thể đơn.

- Từ 1 tế bào tạo 2 tế bào con có số NST bằng tế bào mẹ ban đầu.

b)

- Tạo ra các giao tử đơn bội (n).

- Cơ sở quan trọng cho quá trình thụ tinh ở động vật sinh sản hữu tính.

- Tham gia vào quá trình di truyền ở cấp tế bào.

- Duy trì và ổn định bộ NST 2n đặc trưng cho loài



Bài 18 trang 77 Sách bài tập (SBT) Sinh học 10 - Bài tập có lời giải

*Bằng phương pháp nuôi cấy mô và tế bào, người ta đã thu được một cây lúa từ một hạt phấn có n = 12 NST.

a) Hãy cho biết số lượng NST trong các tế bào rễ, thân và lá của cây lúa đó.

b) Người ta tiến hành nuôi cấy 10 hạt phấn và thu được 10 cây lúa. Các cây lúa này sẽ giống nhau hay khác nhau ? Nêu các đặc điểm cơ bản giống nhau và khác nhau giữa chúng.

Hướng dẫn:

a) Hạt phấn n = 12, nuôi cấy mô thông qua quá trình nguyên phân tạo cây lúa, nên tế bào rễ, thân, lá có bộ NST đơn bội n = 12.

b) Từ tế bào mẹ sinh hạt phấn (2n) thông qua giảm phân : Ở kì sau giảm phân I có sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các NST, kết thúc phân bào giảm phân, mỗi tế bào hạt phấn có 1 NST trong mỗi cặp NST tương đồng. Vì vậy 10 hạt phấn nuôi cấy mô hình thành 10 cây lúa giống nhau đều có bộ NST đơn bội n = 12, nhưng thường khác nhau về kiểu gen.