Giải bài 4, 5, 6 trang 100 sgk toán 9 tập 1 - Bài trang sgk Toán - tập

Bài 4. Trên mặt phẳng tọa độ \[Oxy\], hãy xác định vị trí của mỗi điểm \[A[-1;-1], B[-1;-2],C[\sqrt{2};\sqrt{2}]\] đối với đường tròn tâm \[O\] bán kính \[2\].

Bài 4 trang 100 sgk Toán 9 - tập 1

Bài 4. Trên mặt phẳng tọa độ \[Oxy\], hãy xác định vị trí của mỗi điểm \[A[-1;-1], B[-1;-2],C[\sqrt{2};\sqrt{2}]\] đối với đường tròn tâm \[O\] bán kính \[2\].

Giải

Khoảng cách d từ gốc tọa độ đến điểm \[[x;y]\] được tính theo công thức\[d=\sqrt{x^{2}+y^{2}}\]

Ta có\[OA=\sqrt {{{[ - 1]}^2} + {{[ - 1]}^2}} =\sqrt{2}< 2\Rightarrow A\]nằm trong đường tròn \[[O;2]\].

\[OB=\sqrt {{{[ - 1]}^2} + {{[ - 2]}^2}} =\sqrt{5}> 2\Rightarrow B\]nằm ngoài đường tròn \[[O;2]\].

\[OC=\sqrt {{{\left[ {\sqrt 2 } \right]}^2} + {{\left[ {\sqrt 2 } \right]}^2}} =2\Rightarrow C\]nằm trên đường tròn \[[O;2]\].

Bài 5 trang 100 sgk Toán 9 - tập 1

Bài 5. Đố. Một tấm bìa hình tròn không còn dấu vết của tâm. Hãy tìm lại tâm của hình tròn đó.

Hướng dẫn giải:

- Trên đường tròn lấy ba điểm A, B, C.

- Vẽ hai dây AB, AC.

- Dựng các đường trung trực của AB, AC chúng cắt nhau tại O, đó là tâm của đường tròn.

Cách khác:

- Gấp tấm bìa sao cho hai phần của hình tròn trùng nhau, nếp gấp là một đường kính.

- Lại gấp như trên theo nếp gấp khác, ta được một đường kính thứ hai. Giao điểm của hai đường kính này là tâm của đường tròn.

Bài 6 trang 100 sgk Toán 9 - tập 1

Bài 6. Trong các biển báo giao thông sau, biển nào có tâm đối xứng, biển nào có trục đối xứng?

a] Biển cấm đi ngược chiều [h.58] :

b] Biển cấm ôtô [h.59] :

Hướng dẫn giải:

a] Hình 58 vừa có tâm đối xứng vừa có trục đối xứng

b] Hình 59 có một trục đối xứng.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề