Giải bài 9, 10, 11, 12 trang 138 sách bài tập toán lớp 7 tập 1 - Câu trang Sách Bài Tập (SBT) Toán lớp tập

\(\eqalign{ & \Rightarrow \widehat {C{\rm{D}}A} = 90^\circ - \widehat A = 90^\circ - 40^\circ = 50^\circ \cr & \widehat {C{\rm{D}}A} + \widehat {C{\rm{D}}E} = \widehat {A{\rm{D}}E} = 90^\circ \cr & \Rightarrow \widehat {C{\rm{D}}E} = 90^\circ - \widehat {C{\rm{D}}A} = 90^\circ - 50^\circ = 40^\circ \cr} \)

Câu 9 trang 138 Sách Bài Tập (SBT) Toán lớp 7 tập 1

Cho tam giác ABC vuông tại A. Kẻ AH vuông góc với BC (H BC). Tìm góc bằng góc B.

Giải

Giải bài 9, 10, 11, 12 trang 138 sách bài tập toán lớp 7 tập 1 - Câu trang Sách Bài Tập (SBT) Toán lớp tập

Có thể tìm góc B bằng hai cách:

*Cách 1

Ta có \(\widehat {{A_1}} + \widehat {{A_2}} = \widehat {BAC} = 90^\circ \) (1)

Vì AHB vuông tại H nên:

\(\widehat B + \widehat A = 90^\circ \)(tính chất tam giác vuông) (2)

Từ (1) và (2) suy ra: \(\widehat B = \widehat {{A_2}}\)

*Cách 2

Vì ABC vuông tại A nên:

\(\widehat B + \widehat C = 90^\circ \)(tính chất tam giác vuông) (1)

Vì AHC vuông tại H nên

\(\widehat {{A_2}} + \widehat C = 90^\circ \)(tính chất tam giác vuông) (2)

Từ (1) và (2) suy ra: \(\widehat B = \widehat {{A_2}}\).


Câu 10 trang 138 Sách Bài Tập (SBT) Toán lớp 7 tập 1

Cho hình dưới:

a) Có bao nhiêu tam giác vuông trong hình?

b) Tính số đo các góc nhọn ở các đỉnh C, D, E.

Giải bài 9, 10, 11, 12 trang 138 sách bài tập toán lớp 7 tập 1 - Câu trang Sách Bài Tập (SBT) Toán lớp tập

Giải

a) Có năm tam giác vuông trong hình:

ABC vuông tại B

CBD vuông tại B

EDA vuông tại D

DCAvuông tại C

DCEvuông tại C

b) ABC vuông tại B, suy ra:

\(\widehat A + \widehat {ACB} = 90^\circ \)(tính chất tam giác vuông)

\(\eqalign{
& \Rightarrow \widehat {ACB} = 90^\circ - \widehat A = 90^\circ - 40^\circ = 50^\circ \cr
& \widehat {ACB} + \widehat {BC{\rm{D}}} = \widehat {AC{\rm{D}}} = 90^\circ \cr
& \Rightarrow \widehat {BC{\rm{D}}} = 90^\circ - \widehat {ACB} = 90^\circ - 50^\circ = 40^\circ \cr} \)

ACD vuông tại C, suy ra:

\(\widehat A + \widehat {C{\rm{D}}A} = 90^\circ \)(tính chất tam giác vuông)

\(\eqalign{
& \Rightarrow \widehat {C{\rm{D}}A} = 90^\circ - \widehat A = 90^\circ - 40^\circ = 50^\circ \cr
& \widehat {C{\rm{D}}A} + \widehat {C{\rm{D}}E} = \widehat {A{\rm{D}}E} = 90^\circ \cr
& \Rightarrow \widehat {C{\rm{D}}E} = 90^\circ - \widehat {C{\rm{D}}A} = 90^\circ - 50^\circ = 40^\circ \cr} \)

DEA vuông tại D, suy ra:

\(\widehat A + \widehat E = 90^\circ \)(tính chất tam giác vuông)

\( \Rightarrow \widehat E = 90^\circ - \widehat A = 90^\circ - 40^\circ = 50^\circ \)


Câu 11 trang 138 Sách Bài Tập (SBT) Toán lớp 7 tập 1

Cho tam giác ABC có \(\widehat B = 70^\circ ,\widehat C = 30^\circ \). Tia phân giác của góc A cắt BC tại D. Kẻ AH vuông góc với BC (H BC).

a) Tính \(\widehat {BAC}\)

b) Tính \(\widehat {A{\rm{D}}H}\)

c) Tính \(\widehat {HA{\rm{D}}}\)

Giải

Giải bài 9, 10, 11, 12 trang 138 sách bài tập toán lớp 7 tập 1 - Câu trang Sách Bài Tập (SBT) Toán lớp tập

a) Trong ABC, ta có:

\(\widehat {BAC} + \widehat B + \widehat C = 180^\circ \)(tổng ba góc trong tam giác)

Mà \(\widehat B = 70^\circ ;\widehat C = 30^\circ \left( {gt} \right)\)

Suy ra: \(\widehat {BAC} + 70^\circ + 30^\circ = 180^\circ \)

Vậy \(\widehat {BAC} = 180^\circ - 70^\circ - 30^\circ = 80^\circ \)

b) Ta có: \(\widehat {{A_1}} = {1 \over 2}\widehat {BAC} = {1 \over 2}.80^\circ = 40^\circ \) (Vì AD là tia phân giác của \(\widehat {BAC}\))

Trong ADC ta có \(\widehat {A{\rm{D}}H}\)là góc ngoài tại đỉnh D.

Do đó: \(\widehat {A{\rm{D}}H} = \widehat {{A_1}} + \widehat C\) (tính chất góc ngoài của tam giác)

Vậy \(\widehat {A{\rm{D}}H} = 40^\circ + 30^\circ = 70^\circ \)

c) ADH vuông tại H nên:

\(\widehat {HA{\rm{D}}} + \widehat {A{\rm{D}}H} = 90^\circ \)(tính chất tam giác vuông)

\( \Rightarrow \widehat {HA{\rm{D}}} = 90^\circ - \widehat {A{\rm{D}}H} = 90^\circ - 70^\circ = 20^\circ \)


Câu 12 trang 138 Sách Bài Tập (SBT) Toán lớp 7 tập 1

Cho tam giác ABC. Các tia phân giác của các góc B và C cắt nhau ở I. Tính \(\widehat {BIC}\)biết rằng:

a) \({\rm{}}\widehat B = 80^\circ ,\widehat C = 40^\circ \)

b) \(\widehat A = 80^\circ \)

c) \(\widehat A = m^\circ \)

Giải

Giải bài 9, 10, 11, 12 trang 138 sách bài tập toán lớp 7 tập 1 - Câu trang Sách Bài Tập (SBT) Toán lớp tập

a) Ta có

\(\widehat {{B_1}} = {1 \over 2}\widehat {ABC} = {1 \over 2}.80^\circ = 40^\circ \)(vì BD là tia phân giác của \(\widehat {ABC}\))

\(\widehat {{C_1}} = {1 \over 2}\widehat {ACB} = {1 \over 2}.40^\circ = 20^\circ \)(vì CE là tia phân giác của \(\widehat {ACB}\))

Trong IBC, ta có: \(\widehat {BIC} + \widehat {{B_1}} + \widehat {{C_1}} = 180^\circ \)(tổng 3 góc trong tam giác)

\(\widehat {BIC} = 180^\circ - \left( {\widehat {\widehat {{B_1}} + {C_1}}} \right) = 180^\circ - \left( {40^\circ + 20^\circ } \right) = 120^\circ \)

b) Ta có:

\(\widehat {{B_1}} = {1 \over 2}\widehat B\)(vì BD là tia phân giác \(\widehat B\))

\(\widehat {{C_1}} = {1 \over 2}\widehat C\)(vì CE là tia phân giác \(\widehat C\))

Trong ABC, ta có:

\(\widehat A + \widehat B + \widehat C = 180^\circ \)(tổng ba góc trong tam giác)

Suy ra \(\widehat B + \widehat C = 180^\circ - \widehat A = 180^\circ - 80^\circ = 100^\circ \)

Trong IBC, ta có:\(\widehat {BIC} + \widehat {{B_1}} + \widehat {{C_1}} = 180^\circ \)

Vậy \(\widehat {BIC} = 180^\circ - \left( {\widehat {{B_1}} + \widehat {{C_1}}} \right) = 180^\circ - {{\widehat B + \widehat C} \over 2} = 180^\circ - {{100^\circ } \over 2} = 130^\circ \)

c) Ta có: \(\widehat B + \widehat C = 180 - m^\circ \)

Vậy \(\widehat {BIC} = 180^\circ - {{180^\circ - m^\circ } \over 2} = 180^\circ - 90^\circ + {{m^\circ } \over 2} = 90^\circ + {{m^\circ } \over 2}\)