Giải bài tập bài 28 địa lí ngành trồng trọt

Hướng dẫn giải chi tiết bài tập Bài 28. Địa lí ngành trồng trọt. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp – Chương 7: Địa lý nông nghiệp SGK môn Địa lý lớp 10 – Giải bài tập Bài 28. Địa lí ngành trồng trọt. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp – Chương 7: Địa lý nông nghiệp SGK môn Địa lý lớp 10. Nhằm cung cấp một nguồn tài liệu giúp học sinh tham khảo, ôn luyện và nắm vững hơn kiến thức trên lớp, chúng tôi mang đến cho các bạn lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa môn Địa lý lớp 10. Chúc các bạn học tập tốt, nếu cần hỗ trợ, vui lòng gửi email về địa chỉ: [email protected]

Phần 2: Địa lí kinh tế - Xã hội. Chương 7: Địa lí nông nghiệp

Hướng dẫn giải, soạn bài, làm bài tập, bài thực hành trong bài 28: Địa lí ngành trồng trọt - trang 107 địa lí 10. Tất cả các kiến thức trong bài học này đều được giải đáp cẩn thận, chi tiết. Chúng ta tham khảo để học tốt địa lí 10 bài 28: Địa lí ngành trồng trọt nhé.

Câu trả lời:

Trả lời:

Diện tích phân bố rất rộng, nhưng có sự khác nhau giữa các loại cây lương thực.

  • Lúa gạo phân bố ở vùng nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt gió mùa.
  • Lúa mì phân bố ở vùng thảo nguyên ôn đới và cận nhiệt.
  • Ngô phân bố ở thảo nguyên nhiệt đới, cận nhiệt và một phần ôn đới.
Dựa vào hình 28.5 , em hãy cho biết các vùng phân bố của các cây công nghiệp chủ yếu. Giải thích.

Trả lời:

  • Mía trồng ở miền nhiệt đới, trồng nhiều ở Bra zin, Ấn Độ, Trung Quốc, Cu –Ba…
  • Củ cải đường: Ở miền ôn đới và cận nhiệt, trồng nhiều ở Pháp, cộng hòa liên bang Đức, Hoa Kì, U – crai –na, Ba Lan…
  • Cà phê: cây trồng của miền nhiệt đới, trồng nhiều ở các nước Brazin, Việt Nam, Cô –lôm –bi-a…
  • Chè cây trồng của miền cận nhiệt, trồng nhiều ở Ấn Độ và Trung Quốc, Kê –ni-a, Việt Nam…
  • Cao su tập trung ở vùng nhiệt đới ẩm của vùng Đông Nam Á, Nam Á và Tây Phi.

SẢN LƯƠNG THỰC CỦA THẾ GIỚI, THỜI KÌ 1950- 2003

Năm

1950

1970

1980

1990

2000

2003

Sản lượng

676

1213

1561

1950

2060

2021

  • Hãy vẽ biểu đồ cột thể hiện sản lượng lương thực thế giới qua các năm.
  • Nhận xét

Trả lời:

Vẽ biểu đồ hình cột

Giải bài tập bài 28 địa lí ngành trồng trọt

Nhận xét:

Từ năm 1950 đến năm 2003 sản lượng lương thực của thế giới tăng 3 lần từ 676,0 triệu tấn lên 2021,0 triệu tấn.

Sản lượng lương thực thế giới tăng nhanh giai đoạn 1950-1970 (sản lượng lương thực năm 1970 gấp 1,8 lần năm 1950); từ năm 2000 đến 2003 sản lượng lương thực thế giới giảm.

Trả lời:

Những đặc điểm chủ yếu của các cây công nghiệp:

  • Mía: Đòi hỏi nhiệt, ẩm rất cao và phân hóa theo mùa. Thích hợp với đất phù sa mới.
  • Củ cải đường: Phù hợp với đất đen, đất phù sa, được cày bừa kĩ và phân bón đầy đủ. Thường trồng luân canh với lúa mì.
  • Cây bông: Ưa nóng và ánh sáng, khí hậu ổn định. Cần đất tốt, nhiều phân bón.
  • Cây đậu tương: Ưa ẩm, đất tơi xốp, thoát nước.
  • Chè: Thích hợp với nhiệt độ ôn hòa, lượng mưa nhiều nhưng rất đều quanh năm, đất chua.
  • Cà phê: Ưa nhiệt, ẩm, đất tơi xốp, nhất là đất ba dan và đất đá vôi. Cây trồng của miền nhiệt đới.
  • Cao su: Ưa nhiệt, ẩm. không chịu được gió bão. Thích hợp nhất với đất ba dan.

Trả lời:

Chúng ta phải chú trọng đến việc trồng rừng là vì: Hiện nay, rừng đang bị tàn phá nghiêm trọng , diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp lại dần. Trong khi đó, rừng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối vời môi trường sống và đời sống con người. Vì vậy, cần phải tái tạo lại tài nguyên rừng.

Giải Bài Tập Địa Lí 10 – Bài 28: Địa lí ngành trồng trọt giúp HS giải bài tập, các em sẽ có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về các môi trường địa lí, về hoạt động của con người trên Trái Đất và ở các châu lục:

Trang 108 sgk Địa Lí 10: Em có nhận xét gì về sự phân bố các cây lương thực chính trên thế giới.

Trả lời:

Diện phân bố rất rộng, nhưng có sự khác nhau giữa các loại cây lương thực.

– Lúa gạo: Phân bố ở vùng nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt gió mùa.

– Lúa mì: Ở vùng thảo nguyên ôn đới và cận nhiệt.

– Ngô: Ở thảo nguyên nhiệt đới, cận nhiệt và một phần ôn đới.

Trang 111 sgk Địa Lí 10: Dựa vào hình 28.5 (trang 111 – SGK), em hãy cho biết vùng phân bố của các cây công nghiệp chủ yếu. Giải thích.

Trả lời:

– Mía: Ở miền nhiệt đới. Trồng nhiều ở Bra-xin, Ân Độ, Trung Quốc, Cu-ba…

– Củ cải đường: Ở miền ôn đới và cận nhiệt. Trồng nhiều ở Pháp, CHLB Đức, Hoa Kì. U-crai-na, Ba Lan,…

– Cà phê: Cây trồng của miền nhiệt đới. Trồng nhiều ở các nước Bra-xin, Việt Nam, Cô-lôm-bi-a,…

– Chè: Cây trồng của miền cận nhiệt. Trồng nhiều ở Ân Độ và Trung Quốc (mỗi nước chiếm 25% sản lượng của toàn thế giới), Xri Lan-ca, Kê-ni-a, Việt Nam,… Quê hương của cây chè là vùng Đông Nam Trung Quốc, Mi-an-ma và Việt Nam.

– Cao su: Tập trung ở vùng nhiệt đới ẩm của vùng Đông Nam Á, Nam Á và Tây Phi.

Câu 1: Dựa vào bảng số liệu (trang 112 – SGK), hãy vẽ biểu đồ cột thể hiện sản lượng lương thực thế giới qua các năm. Nhận xét.

Gợi ý giải:

– Vẽ biểu đồ cột:

– Nhận xét:

Sản lượng lương thực thế giới biến động qua các thời kì:

– Sản lượng tăng mạnh và giai đoạn 1950-1970, từ 676 triệu tấn lên tới 1213 triệu tấn, gấp 1,8 lần so với năm 1950.

– Sản lượng lương thực tăng đều trong giai đoạn từ 1970-1990, tăng chậm vào giai đoạn 1990-2000.

– Sản lượng lương thực giảm vào giai đoạn 2000-2003, từ 2060 triệu tấn còn 2021 triệu tấn.

Câu 2: Nêu rõ những đặc điểm chủ yếu của các cây công nghiệp.

Lời giải:

– Mía

+ Đòi hỏi nhiệt độ cao, cần độ ẩm rất cao và phân hoá theo mùa.

+ Thích hợp với đất phù sa mới.

– Củ cải đường

+ Phù hợp với đất đen, đất phù sa; yêu cầu được cày bừa kĩ và bón phân đầy đủ.

+ Thường được trồng luân canh với lúa mì.

– Cây bông

+ Ưa nóng và ánh sáng, khi hậu ổn định.

+ Cần đất tốt và nhiều phân bón.

– Cây đậu tương; ưa ẩm. đất tơi xốp, thoát nước.

– Chè: thích hợp với nhiệt độ ôn hoà, lượng mưa nhiều nhưng rải đều quanh năm, đất chua.

– Cà phê: ưa nhiệt, ẩm, đất tơi xốp, nhất là đất badan và đất đá vôi.

– Cao su

+ Ưa nhiệt, ẩm và không chịu được gió bão.

+ Thích hợp nhất với đất badan.

Câu 3: Tại sao phải chú trọng đến việc trồng rừng?

Lời giải:

– Rừng đang bị tàn phá nghiêm trọng, diện tích rừng bị thu hẹp. Trồng rừng để tái tạo tài nguyên rừng.