Giải bài tập toán lớp 9 bài 1 trang 6

Bài 1 trang 6 SGK Toán lớp 9 tập 1

Câu hỏi:

Tìm căn bậc hai số học của mỗi số sau rồi suy ra căn bậc hai của chúng

121;   144;   169;   225;  256;  324;   361;   400.

Phương pháp:

+) Căn bậc hai số học của \(a\) là \( \sqrt{a} \) với \(a>0\).

+) Số dương \(a\) có đúng hai căn bậc hai là hai số đối nhau: Số dương kí hiệu là \( \sqrt{a}\) và số âm kí hiệu là \(- \sqrt{a}\).

Lời giải: 

Ta có:

+ \(\sqrt{121}\) có căn bậc hai số học là \(11\) (vì \(11>0\) và \(11^2=121\) )

             \(\Rightarrow 121\) có hai căn bậc hai là \(11\) và \(-11\).

+ \(\sqrt{144}\) có căn bậc hai số học là \(12\) (vì \(12>0\) và \(12^2=144\) )

             \(\Rightarrow 144\) có hai căn bậc hai là \(12\) và \(-12\).

+ \(\sqrt{169}\) có căn bậc hai số học là \(13\) (vì \(13>0\) và \(13^2=169\) )

             \(\Rightarrow 169\) có hai căn bậc hai là \(13\) và \(-13\).

+ \(\sqrt{225}\) có căn bậc hai số học là \(15\) (vì \(15>0\) và \(15^2=225\) )

            \(\Rightarrow 225\) có hai căn bậc hai là \(15\) và \(-15\).

+ \(\sqrt{256}\) có căn bậc hai số học là \(16\) (vì \(16>0\) và \(16^2=256\) )

           \(\Rightarrow 256\) có hai căn bậc hai là \(16\) và \(-16\).

+ \(\sqrt{324}\) có căn bậc hai số học là \(18\) (vì \(18>0\) và \(18^2=324\) )

            \(\Rightarrow 324 \) có hai căn bậc hai là \(18\) và \(-18\).

+ \(\sqrt{361}\) có căn bậc hai số học là \(19\) (vì \(19>0\) và \(19^2=361\) )

            \(\Rightarrow 361\) có hai căn bậc hai là \(19\) và \(-19\).

+ \(\sqrt{400}\) có căn bậc hai số học là \(20\) (vì \(20>0\) và \(20^2=400\) )

             \(\Rightarrow 400 \) có hai căn bậc hai là \(20\) và \(-20\). 

Bài 2 trang 6 SGK Toán lớp 9 tập 1

Câu hỏi:

So sánh: 

a. \(2\) và \(\sqrt{3}\)

b. \(6\) và \(\sqrt{41}\) 

c. \(7\) và \(\sqrt{47}\) 

Phương pháp:

+) Sử dụng định lí so sánh hai căn bậc hai số học: Với hai số \(a\) và \(b\) không âm ta có:

\[ a

Lời giải:

a. 

Ta có:  \(2=\sqrt 4\)

Vì \(4>3 \Leftrightarrow  \sqrt{4}>\sqrt{3} \Leftrightarrow 2>\sqrt{3}\).

Vậy \(2>\sqrt{3}\).

b. 

Ta có:  \(6=\sqrt {36}\)

Vì \(36< 41 \Leftrightarrow \sqrt{36} < \sqrt{41} \Leftrightarrow 6 < \sqrt {41}\)

Vậy \(6<\sqrt{41}\). 

c. 

Ta có:  \(7=\sqrt {49}\)

Vì \(49>47 \Leftrightarrow  \sqrt{49}>\sqrt{47} \Leftrightarrow 7>\sqrt{47}\).

Vậy \(7>\sqrt{47}\). 

Bài 3 trang 6 SGK Toán lớp 9 tập 1

Câu hỏi:

Dùng máy tính bỏ túi, tính giá trị gần đúng của nghiệm mỗi phương trình sau (làm tròn đến số thập phân thứ ba).

a) x2 = 2;

b) x2 = 3;

c) x2 = 3,5;

d) x2 = 4,12;

Hướng dẫn: Nghiệm của phương trình x2 = a ( với a ≥ 0) là các căn bậc hai của a.

Lời giải:

a.

Ta có: \({x^2} = 2 \Leftrightarrow x =  \pm \sqrt 2 \)

Bấm máy tính ta được:

\(x\approx  \pm 1,414\)

Giải bài tập toán lớp 9 bài 1 trang 6

b. 

Ta có: \({x^2} = 3 \Leftrightarrow x =  \pm \sqrt 3 \)

Tính bằng máy tính ta được:

\( x \approx  \pm 1,732\)

c. 

Ta có: \({x^2} = 3,5 \Leftrightarrow x =  \pm \sqrt {3,5} \)

Tính bằng máy tính ta được:

\(x \approx  \pm 1,871\) 

d.

 Ta có: \({x^2} = 4,12 \Leftrightarrow x =  \pm \sqrt {4,12} \)

Tính bằng máy tính ta được:

\(x \approx  \pm 2,030\)  

Bài 4 trang 7 SGK Toán lớp 9 tập 1

Câu hỏi:

Tìm số x không âm, biết:

a) \(\sqrt{x}=15\);

b) \(2\sqrt{x}=14\);

c) \(\sqrt{x}<\sqrt{2}\);

d) \(\sqrt{2x}<4\).

Phương pháp:

- Sử dụng công thức  \(a = (\sqrt{a})^2\) với \(a ≥ 0\).

- Sử dụng phương pháp bình phương hai vế:   

  \(\sqrt{A}=B \Leftrightarrow A=B^2 \), với \(A\), \(B  \ge 0 \).

Lời giải:

a. 

Vì \(x\ge 0\) nên 

\(\sqrt x = 15 \Rightarrow \left( {\sqrt x } \right)^2 = {\left( {15} \right)^2}\) \(\Leftrightarrow x = 225\)

Vậy \(x=225.\)

b. 

Vì \(x\ge 0\) nên 

\(2\sqrt x = 14 \Leftrightarrow \sqrt x = 7 \)

\( \Leftrightarrow \left( {\sqrt x } \right)^2 = { 7 ^2} \) \(\Leftrightarrow x = 49\)

Vậy \(x=49\)

c. 

\(\sqrt x < \sqrt 2 \Leftrightarrow x<2\) 

Kết hợp với \(x\ge 0\) ta có \( 0 \le x < 2\)

Vậy \( 0 \le x < 2\) 

d. 

Với \(x\ge 0\) ta có \(\sqrt {2x} < 4\) \(\Leftrightarrow \sqrt {2x} < \sqrt {16}\)

\(\Leftrightarrow 2x < 16\) \(\Leftrightarrow x<8\) 

Kết hợp điều kiện \(x\ge 0\) ta có: \( 0 \le x < 8\)

Bài 5 trang 7 SGK Toán lớp 9 tập 1

Câu hỏi:

Đố. Tính cạnh một hình vuông, biết diện tích của nó bằng diện tích của một hình chữ nhật có chiều rộng 3,5m và chiều dài 14m.

Giải bài tập toán lớp 9 bài 1 trang 6

Phương pháp:

- Công thức tính diện tích hình vuông cạnh \(a\) là \(S={a^2}\).

- Công thức tính diện tích hình chữ nhật có chiều dài và chiều rộng lần lượt là \(a;  b\) là \( S=a.b\)

Lời giải:

Gọi \(x\) (m) là độ dài hình vuông, \(x > 0\) .

Diện tích của hình vuông là: \(x^2 \, (m^2)\)

Diện tích của hình chữ nhật là: \(3,5.14 = 49\) \(m^2\).

Theo đề bài, diện tích của hình vuông bằng diện tích của hình chữ nhật, nên ta có:

 \( x^2 =49 \Leftrightarrow  x=\pm \sqrt {49}  \Leftrightarrow x =  \pm 7\).

Vì \(x > 0\) nên \(x = 7\).

Vậy độ dài cạnh hình vuông là \(7m\).  

Sachbaitap.com

Bài tiếp theo

Giải bài tập toán lớp 9 bài 1 trang 6

Báo lỗi - Góp ý

Hướng dẫn Giải và đáp án  bài 1,2,3 trang 6 SGK toán lớp 9 tập 1 ( Bài tập căn bậc hai) – Chương 1: Căn bậc hai, căn bậc ba.

Bài 1:

Tìm căn bậc hai số học của mỗi số sau rồi suy ra căn bậc hai của chúng 121;   144;   169;   225;  256;  324;   361;   400.

giải bài 1:

√121 = 11. Hai căn bậc hai của 121 là 11 và -11.

√144 = 12. Hai căn bậc hai của 144 là 12 và -12.

√169 = 13. Hai căn bậc hai của 169 là 13 và -13.

√225 = 15. Hai căn bậc hai của 225 là 15 và -15.

√256 = 16. Hai căn bậc hai của 256 là 16 và -16.

√324 = 18. Hai căn bậc hai của 324 là 18 và -18.

√361 = 19. Hai căn bậc hai của 361 là 19 và -19.

√400 = 20. Hai căn bậc hai của 400 là 20 và -20.

Bài 2.

So sánh

Quảng cáo - Advertisements

a) 2 và √3   ;    b) 6 và √41    ;    c) 7 và √47.

giải bài 2:

Viết mỗi số nguyên thành căn bậc hai của một số.

a) 2 =  √4. Vì 4 > 3 nên √4 > √3 hay 2 > √3.

b) ĐS: 6 <  √41

c) ĐS: 7 > √47

Bài 3. 

Dùng máy tính bỏ túi, tính giá trị gần đúng của nghiệm mỗi phương trình sau (làm tròn đến chữ số thập phân thứ 3):

a) X2 = 2;                  b) X2 = 3;

c) X2  = 3,5;               d) X2  = 4,12;

giải bài 3:

Nghiệm của phương trình X2  = a (với a ≥ 0) là căn bậc hai của a.

ĐS. a) x = √2 ≈ 1,414,          x = -√2 ≈ -1,414.

b) x = √3 ≈ 1,732,          x = -√3 ≈ 1,732.

c)  x = √3,5 ≈ 1,871,       x = √3,5 ≈ 1,871.

d)  x = √4,12 ≈ 2,030,     x = √4,12 ≈ 2,030.

—————-

Ôn lại lý thuyết về căn bậc hai

Ở lớp 7, ta đã biết:

  • Căn bậc hai của một số a không âm là số x sao cho x2 = a.
  • Số dương a có đúng hai căn bậc hai là hai số đối nhau: Số dương kí hiệu là √a và số âm kí hiệu là -√a.
  • Số 0 có đúng một căn bậc hai là chính số 0, ta viết √0 = 0.

ĐỊNH NGHĨA

Với  số dương a, số √a được gọi là căn bậc hai số học của a.

Số 0 cũng được gọi là căn bậc hai số học của 0.

Chú ý. Với a ≥ 0, ta có:

Nếu x = √a thì x ≥ 0 và x2  = a;

Nếu x ≥ 0 và x2  = a thì x = √a.

Ta viết  x = √a <=> x ≥ 0 và x2  = a

2. So sánh các căn bậc hai số học

Ta đã biết: Với hai số a và b không âm, nếu a < b thì √a < √b.

Ta có thể chứng minh được: Với hai số a và b không âm, nếu √a < √b thì a < b.    Như vậy ta có định lí sau đây.

ĐỊNH LÍ

Với hai số a và b không âm, ta có:

a < b <=> √a < √b.