Giải thích được một cách định tính và sơ lược từ Trái Đất thấy Mặt Trời mọc và lặn hằng ngày

Giải thích sơ lược từ trái đất thấy mặt trời mọc và lặn hàng ngày.
giúp mình trc 10h vs nha!

Các câu hỏi tương tự

Ngày soạn:.../..../.....

Ngày dạy: :.../..../.....

CHƯƠNG X-TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI

BÀI 52: CHUYỂN ĐỘNG NHÌN THẤY CỦA MẶT TRỜI. THIÊN THỂ

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS

+ Giải thích được một số cách định tính và sơ lược hiện tượng. Từ Trái Đất thấy Mặt trời mọc và lặn hằng ngày

+ Nêu được Mặt Trời và sao là các thiên thể tự phát sáng: mặt Trăng, các hành tinh và sao chổi phản xạ ánh sáng mặt trời

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực hợp tác

- Năng lực riêng:

  • Năng lực phát triển liên quan đến sử dụng kiến thức vật lí
  • Năng lực phát triển về phương pháp
  • Năng lực trao đổi thông tin.
  • Năng lực cá nhân của HS.

-  Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ. nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 - GV: 

+ Dụng cụ để chiếu hình vẽ trong bài

+ Mô hình quả địa cầu

2 - HS : vở  ghi, sgk, đồ dùng học tập và chuẩn bị từ trước

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. Mục tiêu:
  3. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  4. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
  5. Tổ chức thực hiện:

GV dẫn dắt, gợi mở bài học:

Hằng ngày chúng ta đều dễ dàng quan sát được hiện tượng mặt trời mọc và lặn. Liệu có đúng là mặt trời chuyển động từ Đông sang Tây? Em nghĩ gì về điều này? Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu về chuyển động nhìn thấy của mặt trời và thiên thể. Từ những thông tin mà bài học cung cấp các em sẽ giải thích được một số định tính sơ lược như từ Trái đất thấy mặt trời mọc hay lặn hằng ngày hay tại sao mặt trời và sao là các thiên thể phát sáng?

Hoạt động 1: Chuyển động “nhìn thấy” và chuyển động “ thực”

  1. Mục tiêu: HS tìm hiểu về chuyển động “nhìn thấy” và chuyển động “ thực”
  2. Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. Sản phẩm:

HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV yêu cầu HS tự đọc phần đọc hiểu và trả lời câu hỏi ở mục 1

Tìm ví dụ về chuyển động hình thấy chuyển động thực

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

 + HS đọc thông tin và tìm ví dụ thực tiễn

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

 + HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại

- Bước 4: Kết luận, nhận định:

Gv nhận xét, kết luận

I. Chuyển động “nhìn thấy” và chuyển động “ thực”

Khi tự quay quanh mình, Ta nhìn thấy các vật xung quanh quay theo chiều ngược lại. Chuyên động quay của các vật quanh ta chỉ là chuyển động "nhỉn thấy", không phải là chuyển động thực. Chuyển động quay của ta mới lá chuyển động thực.

Ví dụ khi ta ngồi trên tàu hỏa, quan sát thấy hàng cây bên đường đang đi về phía ta. Chuyển động của hàng cây là chuyển động nhìn thấy, còn chuyển động của ta trên tàu hỏa là chuyển động thực

Hoạt động 2: Chuyển động nhìn thấy của mặt trời

  1. Mục tiêu: HS trải nghiệm thực tế hiểu về thế nào là chuyển động chỉ có trong tưởng tưởng, giải thích được hiện tượng Mặt trời mọc và lặn hằng ngày
  2. Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. Sản phẩm:

HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

+ GV giới thiệu phần đọc hiểu trong SGK rồi nêu vấn để trong phần ? để HS thảo luận.

+ Không trình bày phần đọc hiểu trong SGK mà yêu cầu HS mô tả chuyển động của Mặt Trời mà các em thấy được hãng ngày. Sau đó nêu vấn để để HS giải thích hiện tượng các em mô tả.

GV yêu cầu HS dùng mô hình quả địa cầu để minh họa cho chuyển động của Trái Đất.

Gv quy ước việc xác định các phương trong lơpd học để biết HS quay quả cầu đúng hay sai

- Bước 2: Thực hiện n

hiệm vụ:

 + HS đọc thông tin và tìm ví dụ thực tiễn trả lời câu hỏi

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

 + HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại

- Bước 4: Kết luận, nhận định:

Gv nhận xét, kết luận

II. Chuyển động nhìn thấy của mặt trời

1. Mặt trời mọc và lặn

? CH:

Giải thích: Vì Trái Đất tự quay quanh chính nó chiều từ Tây sang Đông, do đó chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời quanh Trái Đất có chiều ngược lại là từ Đông sang Tây.

2. Giải thích chuyển động của Mặt Trời nhìn từ Trái Đất

+ Do Trái Đất tự quay quanh trục của nó từ Tây sang Đông. nên người trên Trái Đắt nhìn thấy Mặt Trời quay xung quanh Trái Đắt từ Đóng sang Tây. Chuyến động nhìn thấy của

+ Mặt Trời tử Trái Đất không phải là chuyển động thực, chuyển động quay của Trải Đất quanh trục của nó mới là chuyển động thực.

+ Trái Đất quay một vòng xung quanh trục của nó hết 24 giờ

HĐ:

Câu 1: Mặt Trời lúc nào cũng chiếu sáng Trái Đất nhưng trên Trái Đất lại có ngày và đêm liên tiếp là do Trái Đất lúc nào cũng quay quanh trục của nó nên khi quanh phần nhận được ánh sáng sẽ là ban ngày, phần không nhận được ánh sáng là ban đêm xen kẽ nhau tạo ra ngày và đêm liên tiếp.

Câu 2. Mỗi ảnh chỉ ghi được các vùng lãnh thổ của một nửa Trái Đất. Hai ảnh này chụp cách nhau ít nhất là 12 tiếng.

Hoạt động 3: Hướng dẫn HS phân biệt các thiên thể

  1. Mục tiêu: HS có thể tự tìm hiểu về sự khác biệt giữa các thiên thể dựa vào khả năng tự phát sáng của chúng
  2. Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. Sản phẩm:

HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Gv yêu cầu HS mô tả điều mà các em có thể quan sát được trên bầu trời ban đên, trả lời các câu hỏi trong phần ? để dẫn đến việc cần phân biệt thiên thể tự phát sáng và thiên thể không tự phát sáng

Yêu cầu HS tự đọc thông tin sgk và trả lời câu hỏi

 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS tự đọc thông tin sgk và trả lời câu hỏi

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

Gv gọi HS trả lời, HS còn lại nghe và nhận xét

- Bước 4: Kết luận, nhận định:

GV nhận xét đánh giá

III. Phân biệt các thiên thể

Thiên thể là tên gọi chung các vật liệu thể tự nhiên tồn tại trong không gian vũ trụ

* Câu hỏi:

Spút-nhích không là một thiên thể. Vì nó là do nhân tạo, không phải vật thể tự nhiên.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Giáo án vật lí 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống

  • Giáo án tải về là giáo án word, dễ dàng chỉnh sửa
  • Giáo án có đầy đủ các bài và tất cả đều được soạn chi tiết như bài mẫu ở trên
  • Chuyển phí xong là nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn
  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=>Ngoài ra, hệ thống có đầy đủ giáo án các môn trong bộ kết nối, cánh diều, chân trời. Và đầy đủ giáo án 5512 các môn THCS

Chào bạn Giải sách Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều trang 165

Giải bài tập SGK KHTN Lớp 6 Bài 33: Hiện tượng mọc và lặn của Mặt Trời giúp các em học sinh hiểu được kiến thức về trái đất quay quanh trục. Đồng thời biết cách trả lời toàn bộ , sự mọc và lặn của mặt trời. Đồng thời biết cách trả lời các câu hỏi trong SGK cánh diều 6 bài 33.

Soạn Khoa học tự nhiên 6 Bài 33 được biên soạn bám sát theo chương trình SGK trang 165 →166. Qua đó giúp học sinh nhanh chóng nắm vững được kiến thức để học tốt môn KHTN. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

  • Phần mở đầu
  • I. Trái đất quay quanh trục
  • II. Sự mọc và lặn của mặt trời

Nếu quan sát bầu trời trong một ngày đêm, ta sẽ thấy Mặt Trời mọc ở phía đông vào buổi sáng, lên cao dần cho đến trưa rồi xuống thấp dần và lặn ở phía tây. Khi ánh sáng mặt trời giảm dần thì trời tối hơn, ta có thể nhìn thấy các ngôi sao trên bầu trời.

❓ Mặt Trời có thực sự di chuyền trên bầu trời như mỗi ngày ta vẫn thấy không?

Trả lời

Mặt Trời không di chuyển trên bầu trời như mỗi ngày ta vẫn thấy mà do Trái Đất tự quay quanh trục của nó (từ Tây sang Đông).

I. Trái đất quay quanh trục

❓Hãy sắp xếp các từ hay cụm từ cho trong khung dưới đây thành câu để mô tả chuyển động hằng ngày của Trái Đất

  • Trái đất
  • trục
  • quay
  • xung quanh
  • một vòng
  • hết một ngày đêm
  • từ phía tây sang phía đông
  • theo chiều

Trả lời:

Sắp xếp thành câu: Trái Đất quay xung quanh trục theo chiều từ phía tây sang phía đông, một vòng hết một ngày đêm.

II. Sự mọc và lặn của mặt trời

❓Vào một ngày có nắng, em hãy so sánh độ dài của một cái que thẳng (cắm thẳng đứng trên mặt đất) in trên mặt đất vào lúc 8 giờ, 9 giờ và 10 giờ.

Trả lời:

Vào 3 thời điểm trên, độ dài cái bóng của que thẳng trên mặt đất vào thời gian lúc 8 giờ là dài nhất, ngắn dần khi thời gian tăng lên 9 giờ và ngắn nhất vào lúc 10 giờ.

Cập nhật: 27/10/2021