Hạ natri máu trong chấn thương sọ não

      Natri máu có vai trò quan trọng trong điều hoà khối lượng dịch ngoại bào và áp lực thẩm thấu của dịch ngoại bào. Trong điều kiện bình thường, nồng độ natri máu trung bình là 140 mmol/l (135-145 mmol/l), áp lực thẩm thấu máu là 290 mOsm/1kg H2O (280-296). Hạ Natri máu có thể kèm theo tăng, giảm hay thể tích dịch ngoại bào bình thường. Thông thường về mặt sinh lý khi nồng độ natri máu tăng khối lượng dịch ngoại bào tăng để duy trì áp lực thẩm thấu huyết tương ổn định. Ngược lại, khi nồng độ natri máu giảm, khối lượng dịch ngoại bào giảm. Chính vì vậy, khi đánh giá tình trạng giảm natri máu phải dựa trên áp lực thẩm thấu (ALTT) của huyết tương.

Hạ natri máu là tình trạng rối loạn điện giải hay gặp ở bệnh nhân có tổn thương não, có tỷ lệ tử vong cao.

Hầu hết các trường hợp giảm natri mạn đều không xuất hiện triệu chứng lâm sàng, trừ trường hợp natri máu giảm dưới 120 mEq/l. 

Rối loạn chức năng thần kinh là biểu hiện chính của hạ natri máu cấp: Đau đầu, buồn nôn, nôn; cảm giác mệt mỏi khó chịu, kích thích vật vã; đi dần vào trạng thái li bì, lú lẫn, sửng sờ; chuột rút; rối loạn tâm thần; có thể co giật, hôn mê.

Thời gian vừa qua khoa HSCC đã cấp cứu thành công 2 bệnh nhân hạ natri máu nặng. Đây là một bệnh rất khó điều trị.Với sự tư vấn của Khoa Cấp cứu Bệnh viện Bạch Mai và hỗ trợ của xét nghiệm khí máu động mạch và labo sinh hóa, chúng tôi đã tiếp cận, chẩn đoán đúng và điều trị đạt kết quả tốt. Xin nêu một ca lâm sàng:

Tóm tắt bệnh án:

    Bệnh nhân Hoàng Thị T 20 tuổi, tiền sử khỏe mạnh.

  • Vào viện vì bị tai nạn giao thông. Bệnh nhân được chẩn đoán: chấn thương sọ não - tụ máu ngoài màng cứng bán cầu não trái.

  • Được phẫu thuật lấy khối máu tụ.

  • Sau phẫu thuật ngày thứ 2 bệnh nhân tỉnh, G15đ.

  • Quá trình điều trị tiếp theo bệnh nhân xuất hiện đái nhiều, mệt mỏi, đau đầu được chuyển khoa Hồi sức cấp cứu sau phẫu thuật ngày thứ 4.

  • Tình trạng vào khoa: Bệnh nhân tỉnh, G15 đ,cảm giác mỏi cơ

  • Mạch: 80L/P, HA: 130/80 mm Hg

  • Phổi nghe không có rales, không liệt khu trú.

  • Xét nghiệm:

    • Công thức máu: Hc/Hb/Hct: 3,68/101/32,5.

    • Sinh hóa máu: ure/cre: 6/35.

    • Điện giải đồ: Na/K/Cl: 132/3.5/96,2.

  • Quá trình điều trị tại khoa: Bệnh nhân được theo dõi điện giải đồ 2 lần/ngày, kết quả natri máu bệnh nhân giảm dần.

  • Sau 02 ngày điều trị bệnh nhân đau đầu tăng lên, điện giải đồ máu Na/K/Cl: 109/3,9/84,5. Đã được hội chẩn, chẩn đoán: hạ natri máu và chỉ định bù natri 3% theo phác đồ. Sau 2 ngày bệnh nhân tốt dần, không còn đau đầu.

  •  Sau 5 ngày xét nghiệm sinh hóa máu: ure/cre: 3,5/58; điện giải đồ: Na/K/Cl: 135,4/4,7/99,1; Bệnh nhân tỉnh táo hoàn toàn, không đau đầu, sinh hoạt bình thường được ra viện sau 7 ngày.

                                               Bác sỹ Nguyễn Văn Dương, Nguyễn Quốc Sáu

                                                          Khoa Hồi sức cấp cứu và chống độc



Tin liên quan

Hạ natri máu là tình trạng giảm nồng độ natri huyết thanh < 136 mEq/L (< 136 mmol/L) gây ra bởi thừa nước liên quan đến chất hòa tan. Các nguyên nhân thường gặp bao gồm sử dụng lợi tiểu, tiêu chảy, suy tim, bệnh gan, bệnh thận và hội chứng bài tiết ADH không thích hợp (SIADH). Các biểu hiện lâm sàng là triệu chứng thần kinh trung ương (do chuyển dịch thẩm thấu của nước tới tế bào não gây ra phù), đặc biệt trong giảm natri máu cấp tính, và bao gồm nhức đầu, nhầm lẫn và sững sờ; co giật và hôn mê có thể xảy ra. Chẩn đoán bằng định lượng natri huyết tương. Chất điện giải và áp lực thẩm thấu trong huyết tương và nước tiểu và đánh giá trạng thái thể tích giúp xác định nguyên nhân. Điều trị bao gồm việc hạn chế lượng nước vào và tăng cường thải nước, thay thế thiếu hụt natri và điều chỉnh rối loạn cơ bản.

Đôi khi, định lượng natri máu thấp được gây ra bởi thừa một số chất nhất định (ví dụ như glucose, lipid) trong máu (hạ natri máu tăng thẩm thấu, giả hạ natri máu) hơn là do mất cân bằng muối nước.

Hạ natri máu trong chấn thương sọ não

Thiếu hụt ở cả hai tổng lượng nước cơ thể và tổng lượng natri cơ thể, dù vậy tỷ lệ mất natri nhiều hơn mất nước; thiếu hụt natri gây giảm thể tích. Trong hạ natri máu giảm thể tích, cả áp lực thẩm thấu huyết tương và thể tích máu giảm. Vasopressin (hormone chống bài niệu) tăng tiết dù giảm áp lực thẩm thấu để duy trì thể tích máu. Kết quả của giữ nước làm tăng pha loãng trong huyết tương và hạ natri máu.

Mất nước ngoài thận, như xuất hiện mất dịch chứa natri như: nôn kéo dài, tiêu chảy nặng hoặc mất qua khoang thứ ba (xem bảng Cấu trúc dịch trong cơ thể Thành phần của dịch cơ thể

Hạ natri máu trong chấn thương sọ não
), có thể gây hạ natri máu điển hình khi dịch mất được thay bằng uống nước hoặc dịch có natri thấp hoặc bằng dịch truyền nhược trương (xem bảng Hàm lượng natri gần đúng Ước tính lượng natri của đồ uống thông thường
Hạ natri máu trong chấn thương sọ não
) hoặc bằng truyền dịch nhược trương. Lượng dịch ngoại bào mất đáng kể cũng gây ra phóng thích vasopressin, gây ra giữ nước của thận, có thể duy trì hoặc nặng hơn tình trạng hạ natri máu. Trong các nguyên nhân ngoài thận gây hạ giảm thể tích, vì đáp ứng của thận bình thường với giảm thể tích là tái hấp thu natri, nồng độ natri nước tiểu thường là < 10 mEq/L (< 10 mmol/L).

Hạ natri máu trong chấn thương sọ não

Hạ natri máu trong chấn thương sọ não

Mất dịch qua thận dẫn đến hạ natri máu giảm thể tích có thể xảy ra khi suy giảm hormone muối khoáng Bệnh Addison Bệnh Addison tiến triển thầm lặng, chức năng vỏ thượng thận ngày một suy giảm. Nó gây ra các triệu chứng khác nhau, bao gồm hạ huyết áp, sạm da, thậm chí cơn suy thượng thận cấp với biến cố... đọc thêm

Hạ natri máu trong chấn thương sọ não
, liệu pháp lợi tiểu thiazide, thuốc lợi tiểu thẩm thấu, hoặc bệnh thận bị mất muối. Bệnh thận mất muối bao gồm một nhóm rối loạn tại thận với rối loạn chủ yếu chức năng ống thận. Nhóm này bao gồm viêm thận kẽ Viêm thận ống kẽ thận Viêm thận ống kẽ thận là tổn thương ống thận và khoảng kẽ dẫn đến giảm chức năng thận. Thể cấp thường do phản ứng dị ứng thuốc hoặc do nhiễm trùng. Thể mạn tính xảy ra do nhiều nguyên nhân khác... đọc thêm
Hạ natri máu trong chấn thương sọ não
, bệnh xơ tủy thận Bệnh nang tủy thận trẻ em di truyền và bệnh thận ống kẽ thận di truyền gen trội nhiễm sắc thể thường (ADTKD) Bệnh nang thận trẻ em di truyền và bệnh thận ống kẽ thận di truyền gen trội nhiễm sắc thể thường (ADTKD) là những rối loạn di truyền gây hình thành các nang giới hạn ở vùng tủy thận hoặc ranh... đọc thêm , tắc nghẽn đường tiểu một phần, và thỉnh thoảng có bệnh thận đa nang Bệnh thận đa nang di truyền gen trội nhiễm sắc thể thường (ADPKD) Bệnh thận đa nang (PKD) là một rối loạn di truyền về sự hình thành nang thận gây ra sự tăng kích thước dần dần của cả hai thận, đôi khi kèm theo sự tiến triển đến suy thận. Hầu như tất cả các... đọc thêm
Hạ natri máu trong chấn thương sọ não
.

Thuốc lợi tiểu cũng có thể gây hạ natri máu giảm thể tích. Thuốc lợi tiểu thiazide, đặc biệt, làm giảm khả năng pha loãng của thận và tăng bài tiết natri. Một khi giảm thể tích, sự phóng thích vasopressin không do thẩm thấu gây ra tình trạng giữ nước và làm giảm natri máu. Giảm kali máu đồng thời làm thay đổi natri nội bào và tăng cường phóng thích vasopressin, do đó giảm natri máu nặng hơn. Ảnh hưởng của thiazides này có thể kéo dài đến 2 tuần sau khi ngừng điều trị; tuy nhiên, hạ natri máu thường đáp ứng với bù kali và thể tích thiếu hụt cùng với việc giám sát nước uống hợp lý cho đến khi ảnh hưởng của thuốc giảm đi. Bệnh nhân người cao tuổi có thể đã tăng lợi tiểu natri và đặc biệt nhạy cảm với hạ natri máu do thiazid gây ra, đặc biệt khi họ có khiếm khuyết về khả năng bài tiết nước tự do. Hiếm khi những bệnh nhân này tiến triển giảm natri máu nặng, đe dọa đến mạng sống trong vòng vài tuần sau khi bắt đầu thuốc lợi tiểu thiazid. Lợi tiểu quai thường ít gây ra giảm natri huyết.

Trong hạ natri máu thể tích bình thường (pha loãng), tổng lượng natri của cơ thể và thể tích dịch ngoại bào bình thường hoặc gần bình thường; tuy nhiên, tổng lượng nước cơ thể tăng lên.

Cuồng uống có thể chỉ gây hạ natri máu khi lượng nước hấp thụ vượt quá khả năng bài tiết nước của thận. Vì thận bình thường có thể bài tiết nước tiểu lên tới 25 L/ngày, hạ natri máu từ cuồng uống là hậu quả của uống vào một lượng lớn nước hoặc bất thường khả năng bài tiết nước tự do của thận. Bệnh nhân bị ảnh hưởng bao gồm những người bị tâm thần hoặc cuồng uống mức độ ít hơn phối hợp với suy thận.

Hạ natri máu thể tích bình thường cũng có thể là hậu quả từ nước uống quá mức khi xuất hiện Bệnh Addison Bệnh Addison Bệnh Addison tiến triển thầm lặng, chức năng vỏ thượng thận ngày một suy giảm. Nó gây ra các triệu chứng khác nhau, bao gồm hạ huyết áp, sạm da, thậm chí cơn suy thượng thận cấp với biến cố... đọc thêm

Hạ natri máu trong chấn thương sọ não
, suy giáp Suy giáp Chứng suy giáp là thiếu hụt hormone tuyến giáp. Chẩn đoán bằng các đặc điểm lâm sàng như xuất hiện khuôn mặt điển hình, giọng nói chậm khàn, da khô và nồng độ các hormone tuyến giáp thấp. Điều... đọc thêm
Hạ natri máu trong chấn thương sọ não
, hoặc phóng thích vasopressin không do áp lực thẩm thấu (ví dụ do căng thẳng, tình trạng sau phẫu thuật, sử dụng các thuốc như chlorpropamide, tolbutamide, opioid, barbiturat, vincristin, clofibrate hoặc carbamazepine). Tình trạng hạ natri máu sau phẫu thuật phổ biến nhất xảy ra do sự kết hợp của tiết vasopressin không do áp lực thẩm thấu và bổ sung quá nhiều dịch nhược trương sau khi phẫu thuật. Một số loại thuốc (ví dụ cyclophosphamide, NSAIDs, chlorpropamide) làm tăng hiệu quả của thận với yếu tố nội tiết vasopressin, trong khi những chất khác (ví dụ, oxytocin) có hiệu quả trực tiếp giống vasopressin trên thận. Nhiễm độc 3,4-methylenedioxymethamphetamine (MDMA Methylenedioxymethamphetamine (MDMA) MDMA (3,4-methylenedioxymethamphetamine) là một chất tương tự amphetamine có tác dụng kích thích và gây ảo giác. MDMA hoạt động chủ yếu trên các nơ-ron tạo ra và giải phóng serotonin, nhưng... đọc thêm [thuốc lắc] gây ra chứng hạ natri máu bằng cách gây uống quá nhiều nước và tăng tiết vasopressin. Suy giảm bài tiết nước là đặc điểm phổ biến trong tất cả các tình trạng này. Thuốc lợi tiểu có thể gây ra hoặc đóng góp vào hạ natri máu thể tích bình thường nếu một yếu tố khác gây ra tình trạng giữ nước hoặc uống nước quá mức.

  • Tác dụng chống lợi niệu vasopressin trên thận

  • Suy giảm trực tiếp thận bài tiết nước tiểu bởi angiotensin II

  • GFR = mức lọc cầu thận.

  • Kích thích sự khát bởi angiotensin II

Bài tiết natri nước tiểu thông thường < 10 mEq/L (< 10 mmol/L), và áp lực thẩm thấu nước tiểu cao so với áp lực thẩm thấu trong huyết thanh.

Hội chứng ADH không thích hợp (SIADH) tiết (vasopressin) (SIADH) do giải phóng nhiều vasopressin. Hội chứng được định nghĩa là tình trạng pha loãng nước tiểu dưới mức tối đa trong khi giảm áp lực thẩm thấu huyết tương (hạ natri máu) mà giảm thể tích hoặc quá tải, căng thẳng cảm xúc, đau, thuốc lợi tiểu, hoặc các thuốc kích thích vasopressin (như chlorpropamide, carbamazepine, vincristine, clofibrate, thuốc chống loạn thần, aspirin, ibuprofen) ở những bệnh nhân có chức năng tim, gan, thận, tuyến thượng thận và tuyến giáp bình thường. SIADH Hội chứng tiết ADH không thích hợp Hội chứng tiết ADH không phù hợp (vasopressin) được định nghĩa là nước tiểu loãng ít hơn khi có tình trạng giảm áp lực thẩm thấu huyết thanh, ở những bệnh nhân có chức năng tuyến thượng thận... đọc thêm có liên quan đến nhiều rối loạn. xem bảng Rối loạn liên quan đến SIADH Rối loạn liên quan hội chứng tiết ADH không thích hợp

Hạ natri máu trong chấn thương sọ não
.

  • Sử dụng các thuốc làm giảm bài tiết nước thận

  • Truyền dịch nhược trương

  • Chức năng thận suy giảm

  • Giải phóng vasopressin không thẩm thấu do giảm thể tích trong mạch

Ngoài ra, suy thượng thận ngày càng trở nên phổ biến ở các bệnh nhân AIDS do viêm tuyến thượng thận do cytomegalovirus, nhiễm trùng lao, hoặc do sự ức chế sự tổng hợp glucocorticoid và tổng hợp mineralocorticoid của ketoconazole. SIADH có thể xuât hiện vì các bệnh nhiễm trùng phổi hoặc hệ thần kinh trung ương.

Hạ natri máu thường xảy ra ở những bệnh nhân có bệnh lý não, bao gồm chấn động, xuất huyết nội sọ, viêm não, viêm màng não và u thần kinh trung ương. Phổ biến nhất là do thiếu SIADH hoặc ít phổ biến hơn là thiếu glucocorticoid. Tuy nhiên, mất muối não đã được một số người công nhận là một thực thể riêng biệt ảnh hưởng đến một nhóm nhỏ những bệnh nhân này, đặc biệt là những người bị bệnh xuất huyết dưới màng nhện Chảy máu dưới nhện (SAH) Chảy máu dưới nhện là chảy máu đột ngột vào khoang dưới nhện. Nguyên nhân phổ biến nhất của chảy máu tự phát là vỡ phình động mạch. Các triệu chứng bao gồm đau đầu nặng đột ngột, thường kèm... đọc thêm

Hạ natri máu trong chấn thương sọ não
. Mất muối não được cho là do giảm chức năng hệ thần kinh giao cảm hoặc do bài tiết yếu tố tuần hoàn làm giảm tái hấp thu natri ở thận. Nó được đặc trưng bởi natri huyết thanh thấp với độ thẩm thấu huyết tương thấp và độ thẩm thấu nước tiểu cao (> 100 mOsm / L [mmol / L] và thường xuyên > 300). Natri nước tiểu thường là > 40 mEq / L (> 40 mmol / L) và acid uric huyết thanh thấp. Đáp ứng với nước muối bình thường phân biệt sự hao mòn muối não với SIADH; mất muối não có xu hướng giải quyết bằng nước muối đẳng trương, trong khi SIADH thì không,

Triệu chứng và dấu hiệu hạ natri máu

Triệu chứng chủ yếu gồm rối loạn chức năng thần kinh trung ương. Tuy nhiên, khi hạ natri máu đi kèm với những rối loạn trong tổng lượng natri cơ thể, dấu hiệu thể tích dịch ngoại bào giảm thể tích Giảm thể tích Thiếu hụt thể tích, hoặc thể tích dịch ngoại bào (ECF) cô đặc thể tích, xảy ra là kết quả của sự mất tổng natri cơ thể. Nguyên nhân bao gồm nôn, đổ mồ hôi quá nhiều, tiêu chảy, bỏng, lợi tiểu... đọc thêm hoặc là quá tải thể tích Quá thể tích Quá tải thể tích nói chung là sự gia tăng của thể tích dịch ngoại bào (ECF). Thể tích ECF tăng điển hình thường xảy ra trong suy tim, suy thận, hội chứng thận hư và xơ gan. Thận giữ Natri dẫn... đọc thêm cũng xảy ra. Nói chung, những bệnh nhân bị bệnh mạn tính nặng với hạ natri máu tiến triển nhiều triệu chứng hơn bệnh nhân trẻ và khỏe mạnh hơn. Triệu chứng cũng trầm trọng hơn với hạ natri máu nhanh và đột ngột. Các triệu chứng thường xảy ra khi độ thẩm thấu huyết tương giảm xuống < 240 mOsm/kg (< 240 mmol/kg). Các triệu chứng có thể kín đáo và bao gồm chủ yếu là thay đổi trạng thái tinh thần, bao gồm tính cách bị thay đổi, lơ mơ, và lẫn lộn. Khi natri máu giảm xuống < 115 mEq/L (< 115 mmol/L), có thể gây sững sờ, tăng kích thích thần kinh cơ, tăng phản xạ, co giật, hôn mê và tử vong.

Phù não nặng có thể xảy ra ở những phụ nữ tiền mãn kinh có triệu chứng hạ natri máu cấp tính, có lẽ vì estrogenprogesterone ức chế Na+,K+-ATPase tại não và giảm hòa loãng từ tế bào não. Di chứng bao gồm nhồi máu vùng dưới đồi và thùy sau tuyến yên và đôi khi là hội chứng thoái hóa myelinvà thoát vị thân não.

  • Chất điện giải và áp lực thẩm thấu trong huyết thanh và nước tiểu

  • Đánh giá lâm sàng về trạng thái thể tích

  • Chức năng thận, thượng thận, tuyến giáp, gan và bình thường

Hạ natri máu đôi khi bị nghi ngờ ở những bệnh nhân có bất thường về thần kinh và có nguy cơ. Tuy nhiên, bởi vì những dấu hiệu không đặc hiệu, hạ natri máu thường chỉ được phát hiện sau khi định lượng chất điện giải trong huyết thanh.

Natri huyết thanh có thể thấp khi tăng đường huyết nặng (hoặc mannitol hoặc glycerol ngoại sinh) làm tăng thẩm thấu và nước di chuyển ra khỏi tế bào vào dịch ngoại bào. Nồng độ natri huyết thanh giảm khoảng 1,6 mEq/L (1,6 mmol/L) đối với mỗi 100mg/dL (5,55 mmol/L) glucose huyết thanh tăng lên trên mức bình thường. Tình trạng này thường được gọi là hạ natri máu thẩm thấu vì nó là do thay đổi vị trí của nước qua màng tế bào.

Giả hạ natri máu với áp lực thẩm thấu huyết thanh bình thường có thể xảy ra khi tăng lipid máu Rối loạn lipid máu Rối loạn lipid máu là tăng cholesterol, triglyceride (TGs) huyết tương, hoặc cả hai, hoặc mức HDL cholesterol thấp góp phần vào sự phát triển của xơ vữa động mạch. Nguyên nhân có thể... đọc thêm

Hạ natri máu trong chấn thương sọ não
nặng, thường gặp nhất là tăng triglycerid máu, hoặc tăng protein máu cực độ như đôi khi xảy ra với bệnh đa u tủy, bởi vì lipid hoặc protein chiếm không gian trong thể tích huyết thanh dùng để phân tích; nồng độ natri trong huyết thanh thực sự không bị ảnh hưởng. Máy phân tích tự động trong nhiều phòng thí nghiệm lâm sàng bị ảnh hưởng bởi hiện vật này. Các phương pháp mới hơn để định lượng chất điện giải với điện cực chọn lọc ion xóa bỏ vấn đề này. Các điện cực chọn lọc ion trực tiếp như vậy có sẵn trong một số phòng thí nghiệm bệnh viện theo yêu cầu đặc biệt, nhưng cũng được sử dụng bởi hầu hết các máy phân tích tại điểm chăm sóc tại giường bệnh. Các máy phân tích này có thể được sử dụng để loại trừ chứng tăng natri máu giả. Các công thức tồn tại để ước tính ảnh hưởng của những bất thường này đối với phép đo natri.

Xác định nguyên nhân hạ natri máu có thể phức tạp. Xác định nguyên nhân hạ natri máu có thể phức tạp. bệnh sử đôi khi gợi ý nguyên nhân (ví dụ: mất dịch đáng kể do nôn hoặc tiêu chảy, bệnh thận, uống nhiều nước, uống thuốc kích thích giải phóng vasopressin hoặc tăng hoạt động của vasopressin).

  • Giảm thể tích thực sự, bệnh nhân thường có nguồn gốc rõ ràng của mất dịch và điều trị thay thế với dịch nhược trương.

  • Tăng thể tích thực sự, bệnh nhân thường có dấu hiệu bệnh dễ nhận ra, chẳng hạn như suy tim hoặc bệnh gan hoặc thận.

  • Thể tích bình thường và bệnh nhân có tình trạng thể tích không rõ ràng đòi hỏi nhiều xét nghiệm hơn để xác định nguyên nhân.

Các xét nghiệm bao gồm áp lực thẩm thấu và chất điện giải của huyết thanh và nước tiểu. Bệnh nhân thể tích bình thường cũng nên xét nghiệm chức năng tuyến giáp và thượng thận. Giảm áp lực thẩm thấu ở bệnh nhân thể tích bình thường có thể gây ra bài tiết một lượng lớn nước tiểu bị hòa loãng (ví dụ, áp lực thẩm thấu < 100 mOsm/kg (< 100 mmol/kg) và trọng lượng riêng < 1,003). Nồng độ natri huyết thanh và áp lực thẩm thấu huyết thanh thấp và áp lực thẩm thấu nước tiểu cao không phù hợp (120 đến 150 mmol/L [120 đến 150 mOsm/kg]) với áp lực thẩm thấu máu thấp thường nghi ngờ quá tải dịch, cô đặc thể tích, hoặc SIADH. Quá tải dịch Quá thể tích Quá tải thể tích nói chung là sự gia tăng của thể tích dịch ngoại bào (ECF). Thể tích ECF tăng điển hình thường xảy ra trong suy tim, suy thận, hội chứng thận hư và xơ gan. Thận giữ Natri dẫn... đọc thêm và cô đặc thể tích Giảm thể tích Thiếu hụt thể tích, hoặc thể tích dịch ngoại bào (ECF) cô đặc thể tích, xảy ra là kết quả của sự mất tổng natri cơ thể. Nguyên nhân bao gồm nôn, đổ mồ hôi quá nhiều, tiêu chảy, bỏng, lợi tiểu... đọc thêm được phân biệt dựa trên lâm sàng.

Ở những bệnh nhân giảm thể tích và chức năng thận bình thường, sự tái hấp thu natri dẫn đến natri niệu < 20 mEq/L (< 20 mmol/L). Natri niệu > 20 mEq/L (> 20 mmol/L) ở bệnh nhân giả thể tích nghi ngờ thiếu hormone chuyển hóa muối nước, bệnh thận mất muối. Tăng kali máu cho thấy suy thượng thận.

Ở những bệnh nhân bị hạ natri máu và natri nước tiểu là > 40 mEq / L (> 40 mmol / L) người bị chấn thương sọ não gần đây hoặc phẫu thuật thần kinh trung ương, mất muối não nên được xem xét.

  • Khi giảm thể tích, muối 0,9%

  • Khi quá tải dịch, hạn chế dịch, thỉnh thoảng sử dụng lợi tiểu, đôi khi chất đồng vận vasopressin

  • Khi thể tích bình thường, điều trị nguyên nhân

  • Trong tình trạng giảm natri huyết nặng, nhanh hoặc hạ natri máu có triệu chứng, điều chỉnh nhanh với muối ưu trương (3%)

Ở bệnh nhân giảm thể tích và chức năng tuyến thượng thận bình thường, dùng dung dịch muối 0,9% thường điều chỉnh cả hạ natri máu và giảm thể tích. Khi natri huyết thanh < 120 mEq/L (< 120 mmol/L), giảm natri máu có thể không hoàn toàn phục hồi chính xác thể tích trong lòng mạch, hạn chế nước tự do uống vào từ 500 đến 1000 mL/24 giờ có thể cần thiết.

Trong bệnh nhân tăng thể tích ở người hạ natri máu do thận tái hấp thu natri (ví dụ suy tim Suy tim (HF) Suy tim (HF) là một hội chứng rối loạn chức năng tâm thất. Suy tim trái gây khó thở và mệt mỏi, suy tim phải gây ứ trệ tuần hoàn ngoại biên; các tình trạng suy tim trên có thể tiến triển đồng... đọc thêm

Hạ natri máu trong chấn thương sọ não
, xơ gan Xơ gan Xơ gan là một giai đoạn muộn của xơ hoá gan là hậu quả của quá trình lan tỏa biến đổi cầu trúc bình thường của tế bào gan. Xơ gan được đặc trưng bởi các nốt tái tạo bao quanh bởi các mô xơ dày... đọc thêm , hội chứng thận hư Tổng quan về Hội Chứng thận hư Hội chứng thận hư là tình trạng mất protein qua nước tiểu > 3 g protein/ngày do tổn thương cầu thận kèm theo phù và giảm albumin máu. Nó phổ biến hơn ở trẻ em và có cả nguyên nhân nguyên phát... đọc thêm ) và pha loãng, hạn chế nước phối hợp với điều trị bệnh nền được đòi hỏi một chất ức chế. Ở những bệnh nhân suy tim, một ức chế men chuyển, kết hợp với lợi tiểu quai, có thể điều chỉnh hạ natri dai dẳng. Ở những bệnh nhân khác, hạn chế dịch đơn thuần không có hiệu quả, lợi tiểu quai với liều tăng dần có thể sử dụng, thỉnh thoảng kết hợp với muối 0,9%. Kali và các chất điện giải khác bị mất trong nước tiểu cũng phải được thay thế. Khi hạ natri máu nặng hơn và không đáp ứng với thuốc lợi niệu, thì lọc máu Siêu lọc máu liên tục và lọc máu Siêu lọc máu liên tục và lọc máu giúp lọc và thẩm tách máu liên tục. (Xem thêm Tổng quan về điều trị thay thế thận.) Ưu điểm chính là khả năng loại bỏ lượng lớn dịch trong khi tránh được các... đọc thêm ngắt quãng hoặc liên tục có thể cần thiết để kiểm soát dịch ngoại bài trong khi hạ natri máu được điều chỉnh với natri 0,9%. Giảm hạ natri máu nặng hoặc kháng trị thường xảy ra khi bệnh tim, hoặc gan gần giai đoạn cuối.

Trong thể tích bình thường, điều trị nguyên nhân (ví dụ,suy giáp, suy thượng thận, sử dụng lợi tiểu). Khi có SIADH, cần phải hạn chế nước chặt chẽ (ví dụ, 250 đến 500 mL/24 giờ). Ngoài ra, một thuốc lợi tiểu quai có thể kết hợp với dung dịch muối 0,9% trong hạ natri máu tăng thể tích. Điều chỉnh lâu dài phụ thuộc vào việc điều trị thành công bệnh lý nền. Khi bệnh nền không thể điều trị như ung thư di căn, và bệnh nhân không thể hạn chế nhiều nước được, demeclocycline 300 đến 600 mg uống mỗi 12 giờ có thể giúp ích vì gây ảnh hưởng chức năng cô đặc của thận. Tuy nhiên, demeclocycline không được sử dụng rộng rãi do khả năng xảy ra tổn thương thận cấp Tổn thương thận cấp (AKI) Tổn thương thận cấp là sự suy giảm nhanh chức năng thận trong vài ngày tới vài tuần, gây ra sự tích tụ các sản phẩm nitơ trong máu (Azotemia) có hoặc không có giảm số lượng nước tiểu. Nguyên... đọc thêm do thuốc gây ra. IV conivaptan, một đồng vận receptor của vasopressin, gây tác dụng lợi tiểu mà không mất chất điện giải trong nước tiểu và có thể sử dụng ở bệnh nhân nhập viện để điều trị hạ natri kháng trị. Tolvaptan uống là một đồng vận receptor vasopressin khác với hoạt động tương tự conivaptan. Sử dụng Tolvaptan bị giới hạn dưới 30 ngày do khả năng gây độc gan và không nên sử dụng ở bệnh nhân bị bệnh gan hoặc thận.

Hạ natri máu từ nhẹ đến trung bình, không có triệu chứng (tức là natri huyết thanh 121 và < 135 mEq/L [ 121 và < 135 mmol/L]) cần hạn chế vì những điều chỉnh nhỏ nói chung là đủ. Trong hạ natri máu do thuốc lợi tiểu, sự loại bỏ thuốc lợi tiểu có thể là đủ; một số bệnh nhân cần natri và kali thay thế. Tương tự, khi giảm natri máu nhẹ xảy ra ở những bệnh nhân bị bổ sung dịch nhược trương đường tĩnh mạch với suy giảm bài tiết nước, thay đổi dịch điều trị có thể đủ.

Trong bệnh nhân không triệu chứng, hạ natri máu nặng (natri huyết thanh < 121 mEq/L [< 121 mmol/L]; áp lực thẩm thấu < 240 mOsm/kg [< 240 mmol/kg]) có thể điều trị an toàn với hạn chế nước uống.

Hạ natri máu cấp tính có khởi phát nhanh (tức là trong vòng < 24 giờ) là một trường hợp đặc biệt. Sự khởi phát nhanh như vậy có thể xảy ra

  • Cuồng uống tâm thần cấp

  • Sử dụng thuốc hướng thần (MDMA)

  • Những bệnh nhân sau phẫu thuật đã tiếp nhận dịch nhược trương trong quá trình phẫu thuật

  • Vận động viên điền kinh chạy thay thế mồ hôi bằng dung dịch nhược trương

Hạ natri máu khởi phát nhanh là vấn đề vì các tế bào của hệ thần kinh trung ương không có thời gian để loại bỏ một số hợp chất thẩm thấu nội bào, sử dụng để cân bằng thẩm thấu nội và ngoại bào. Do đó, môi trường bên trong tế bào trở nên ưu trương so với huyết thanh, gây ra sự thay đổi dịch trong tế bào có thể gây ra phù não, có khả năng tiến triển đến thoát vị thân não và tử vong. Ở những bệnh nhân này, điều chỉnh nhanh chóng bằng dung dịch muối ưu trương được chỉ định ngay cả khi triệu chứng thần kinh nhẹ (ví dụ, chứng quên). Nếu các triệu chứng thần kinh trầm trọng hơn, bao gồm co giật, cần điều chỉnh natri nhanh chóng từ 4 đến 6 mEq/L (4 đến 6 mmol/L) bằng dung dịch muối ưu trương. Bệnh nhân nên được theo dõi trong một đơn vị chăm sóc đặc biệt và nồng độ natri huyết thanh được theo dõi mỗi 2 giờ. Sau khi nồng độ natri tăng lên theo mục tiêu ban đầu từ 4 đến 6 mEq/L, tốc độ điều chỉnh được làm chậm lại để nồng độ natri huyết thanh không tăng > 8 mEq/L (> 8 mmol/L) trong 24 giờ đầu.

Muối ưu trương (3%) (có chứa 513 mEq natri/L [513 mmol/L]) sử dụng, đòi hỏi kiểm tra điện giải thường xuyên (mỗi 2h). Trong một số trường hợp, nó có thể được sử dụng với thuốc lợi tiểu quai. Các phương trình có sẵn để giúp dự đoán đáp ứng natri với một lượng muối ưu trương nhất định, nhưng các công thức này chỉ là hướng dẫn sơ bộ và không làm giảm nhu cầu theo dõi nồng độ chất điện giải thường xuyên. Ví dụ, trong hạ natri máu giảm thể tích, nồng độ natri có thể bình thường hóa nhanh chóng khi lượng dịch được thay thế và do đó loại bỏ kích thích giảm thể tích tuần hoàn vasopressin bài tiết, làm cho thận bài tiết một lượng lớn nước.

Một khuyến cáo khác bao gồm sử dụng desmopressin 1 đến 2 mcg mỗi 8 giờ đồng thời với nước muối ưu trương. Desmopressin ngăn ngừa lợi niệu không thể đoán trước do tiết vasopressin có thể xảy ra khi rối loạn nền gây ra hạ natri máu được điều chỉnh. Sau khi natri đã được hiệu chỉnh ở tốc độ thích hợp trong 24 giờ, ngừng desmopressin. Sau đó có thể ngừng sử dụng nước muối ưu trương, hoặc tiếp tục điều chỉnh hạ natri máu nếu cần.

Đối với bệnh nhân hạ natri máu khởi phát nhanh và các triệu chứng thần kinh, điều chỉnh nhanh chóng được thực hiện bằng cho 100 mL dung dịch muối ưu trương trong 15 phút. Liều này có thể lặp lại một lần nếu các triệu chứng thần kinh vẫn còn xuất hiện.

Đối với bệnh nhân co giật hoặc hôn mê nhưng khởi phát hạ natri máu chậm hơn, 100 mL/h có thể dùng từ 4 đến 6 giờ để vừa đủ để tăng nồng độ natri từ 4 đến 6 mEq/L (4 to 6 mmol/L). Lượng này (tính bằng mEq hoặc mmol) có thể được tính bằng công thức thiếu hụt natri khi

Hạ natri máu trong chấn thương sọ não

Tổng lượng nước cơ thể là 0,6 × trọng lượng cơ thể (kg) ở nam giới và 0,5 × trọng lượng cơ thể (kg) ở nữ giới.

Ví dụ, lượng natri cần thiết để tăng nồng độ natri từ 106 đến 112 mEq/L ở nam giới nặng 70 kg có thể được tính như sau:

Hạ natri máu trong chấn thương sọ não

Vì muối ưu trương có 513 mEq/l (mmol), cần 0,5 L dịch ưu trương để tăng nồng độ natri từ 106 đến 112 mEq/L (mmol/L). Để đạt được tốc độ điều chỉnh 1 mEq/L/h, thể tích 0,5 L này sẽ được truyền qua khoảng 6 giờ.

Bệnh nhân có đầy đủ triệu chứng về mất muối não không nên hạn chế dịch vì hạn chế dịch có thể gây co thắt mạch não. Mặc dù nước muối đẳng trương nên điều chỉnh nguyên nhân gây hạ natri máu, việc sử dụng nước muối ưu trương được khuyến cáo để ngăn ngừa hạ natri máu trầm trọng hơn nếu thực sự có SIADH.

Đồng vận chọn lọc thụ thể vasopressin (V2) conivaptan (IV) và tolvaptan (uống) là những phương pháp điều trị tương đối mới đối với giảm natri máu nặng hoặc hạ natri máu kháng trị. Những loại thuốc này có khả năng nguy hiểm vì chúng có thể điều chỉnh nồng độ natri huyết thanh quá nhanh; thuốc thường điều chỉnh trong hạ natri máu nặng (< 121 mEq/L [< 121 mmol/L]) và/hoặc hạ natri máu có triệu chứng, thường kháng trị với hạn chế nước. Được sử dụng cùng một tốc độ sửa chữa như đối với hạn chế chất lỏng, ≤ 8 mEq/L trong 24 h. Những loại thuốc này không nên được sử dụng cho hạ natri máu giảm hoặc ở bệnh nhân bị bệnh gan hoặc bệnh thận mạn tính tiến triển.

Conivaptan được chỉ định để điều trị triệu chứng tăng trương lực siêu âm và tăng trương lực. Nó đòi hỏi phải giám sát chặt chẽ tình trạng của bệnh nhân, cân bằng chất lỏng, và chất điện giải trong huyết thanh và vì vậy việc sử dụng nó chỉ giới hạn ở những bệnh nhân nằm viện. Một liều nạp được cho theo sau là truyền liên tục trong tối đa 4 ngày. Không nên dùng cho bệnh nhân có bệnh thận mạn tính tiến triển (ước tính mức lọc cầu thận < 30 mL/phút) và không nên dùng nếu xuất hiện khó tiểu. Thận trọng với xơ gan trung bình đến nặng.

Tolvaptan là một thuốc uống 1 lần/ngày chỉ định cho hạ natri máu thể tích bình thường hoặc tăng thể tích. Theo dõi chặt chẽ được khuyến cáo đặc biệt là trong thời gian bắt đầu và thay đổi liều lượng. Sử dụng Tolvaptan được giới hạn trong 30 ngày do nguy cơ nhiễm độc gan. Tolvaptan không khuyến cáo cho bệnh nhân có bệnh thận mạn tính hoặc bệnh gan. Hiệu quả của thuốc có thể bị hạn chế bởi tăng khát lên. Sử dụng Tolvaptan cũng bị giới hạn bởi chi phí đắt.

Cả hai loại thuốc này đều là chất ức chế mạnh CYP3A (cytochrome P450, họ 3, phân họ A) và do đó có nhiều tương tác thuốc. Các chất ức chế CYP3A mạnh khác (như ketoconazole, itraconazole, clarithromycin, chất ức chế protease retrovirus). Bác sĩ nên xem xét các loại thuốc khác mà bệnh nhân đang dùng có thể tương tác nguy hiểm với đồng vận thụ thể V2 trước khi bắt đầu một thử nghiệm điều trị.

Bệnh nhân SIADH cần được điều trị mạn tính để hạ natri máu. Hạn chế dịch đơn thuần thường không đủ để ngăn ngừa tái phát hạ natri máu. Viên uống muối (NaCl) có thể được sử dụng với liều điều chỉnh để điều trị hạ natri máu mạn tính nhẹ đến trung bình ở những bệnh nhân này.

Urê uống là một điều trị rất hiệu quả đối với hạ natri máu, nhưng nó được dung nạp kém bởi bệnh nhân do vị của nó. Một công thức mới hơn của urea đã được phát triển để tăng cường sự ngon miệng.

Hội chứng thoái hóa myelin thẩm thấu (trước đây gọi là hủy myelin trung tâm cầu não) có thể sau điều chỉnh nhanh của hạ natri máu. Thoái hóa myelin điển hình thường ảnh hưởng đến cầu não, nhưng các vị trí khác của não cũng có thể bị ảnh hưởng. Tổn thương thường gặp hơn ở những bệnh nhân rối loạn sử dụng rượu Rối loạn do rượu và phục hồi Rối loạn sử dụng rượu có liên quan đến một hình thức sử dụng rượu thông thường bao gồm thèm rượu và biểu hiện dung nạp và/hoặc hội chứng cai với các hậu quả tâm lý bất lợi. Nghiện rượu và lạm... đọc thêm , suy dinh dưỡng Tổng quan về Thiếu dinh dưỡng Thiếu dinh dưỡng là một dạng của suy dinh dưỡng. (Suy dinh dưỡng cũng bao gồm thừa dinh dưỡng). Thiếu dinh dưỡng có thể là kết quả từ ăn không đủ các chất dinh dưỡng, giảm hấp thu, chuyển hóa... đọc thêm , hoặc các bệnh suy nhược mạn tính khác. Liệt mềm, rối loạn vận ngôn, và khó nuốt có thể tiến triển trong vài ngày hoặc vài tuần sau đợt hạ natri máu. Tổn thương cầu não điển hình có thể lan rộng ra phía sau bao gồm vùng cảm giác và để bệnh nhân bị hội chứng "khóa trong" (trạng thái tỉnh táo và trạng thái có cảm giác, do tình trạng liệt vận động, không thể giao tiếp, ngoại trừ vùng các chuyển động mắt theo chiều dọc kiểm soát bởi cầu não trên). Tổn thương thường là vĩnh viễn. Khi natri được bù quá nhanh (ví dụ: > 14 mEq/L/8 giờ [> 14 mmol/L/8 giờ]) và các triệu chứng thần kinh bắt đầu phát triển, điều quan trọng là ngăn ngừa tăng natri máu bằng dừng dịch ưu trương. Trong những trường hợp như vậy, làm hạ natri máu với dịch nhược trương có thể làm giảm phát triển của tổn thương thần kinh vĩnh viễn.

  • Hạ natri máu có thể xảy ra với thể tích dịch ngoại bào bình thường, tăng hoặc giảm.

  • Các nguyên nhân thông thường bao gồm lợi tiểu, tiêu chảy, suy tim, bệnh gan và thận.

  • Hạ natri máu có khả năng đe dọa tính mạng. Mức độ, thời gian và triệu chứng hạ natri máu được sử dụng để xác định nhanh chóng để điều chỉnh lượng natri huyết thanh.

  • Điều trị thay đổi tùy thuộc vào tình trạng thể tích dịch, nhưng trong mọi trường hợp, natri huyết thanh nên được điều chỉnh tăng chậm ≤ 8 mEq/L (≤ 8 mmol/L) trong 24 giờ, mặc dù điều chỉnh nhanh từ 4 đến 6 mEq/L bằng muối ưu trương trong vài giờ đầu tiên cần thiết để đảo ngược các triệu chứng thần kinh trầm trọng.

  • Hội chứng thoái hóa myelin thẩm thấu có thể xuất hiện sau điều chỉnh quá nhanh của hạ natri máu.