Học lái xe ô tô như thế nào

Học lái xe ô tô là nhu cầu cấp thiết của nhiều người khi mà việc sở hữu ô tô ngày càng thông dụng. Phần lý thuyết bạn có thể tự học hoặc học online cũng hiểu được nhưng học thực hành bắt buộc phải có giáo viên chỉ dạy và học thật cẩn thận.

Với những người chưa từng tiếp cận với xe ô tô và cũng chưa từng lái xe bao giờ, ban đầu học lái bạn sẽ cần tìm hiểu cặn kẽ từ các bộ phận của xe cho tới các kỹ thuật điều khiển xe cơ bản. Nắm chắc lý thuyết lái xe, Luật Giao thông đường bộ là việc cần thiết trước khi bạn bắt đầu học thực hành lái xe. Sau đó, bạn sẽ được học lái xe ô tô thực hành theo các bước sau đây:

Học lái xe ô tô như thế nào

học thực hành lái xe ô tô

  • Làm quen với xe ô tô tập lái
  • Học kỹ thuật lái xe cơ bản
  • Mẹo thực hành lái xe B2 cơ bản
  • Học lái xe ô tô trong tình huống tắc đường

Làm quen với xe ô tô tập lái

Học lái xe ô tô thực tế, bạn sẽ học trực tiếp trên xe tập hoặc xe thi. Trước tiên, bạn cần làm quen với xe ô tô để biết được tất cả các bộ phận điều khiển xe. Điều quan trọng bạn luôn phải nhớ một khi bước lên xe là thắt dây an toàn. Sau đây là một số bộ phận xe bạn cần phải làm quen trong quá trình học lái xe ô tô:

  • Túi khí: hiện nay, hầu hết các xe đều có túi khí bảo vệ. Nhưng túi khí này sẽ chỉ hoạt động khi bạn thắt dây an toàn.
  • Ghế lái: khi ngồi vào ghế lái, bạn cần điều chỉnh sao cho thoải mái và vừa vặn với bản thân nhất.
  • Vô lăng lái xe: là bộ phận dùng để điều khiển chuyển động của xe.
  • Công tắc còi điện: nằm trên vô lăng, thường ở chính giữa của vô lăng để người lái xe bấm phát ra tín hiệu cho những người cùng lưu thông trên đường biết
  • Công tắc đèn xe: dùng để bật – tắt các loại đèn trên xe: đèn pha, đèn cốt, đèn xi nhan.
  • Bàn đạp ly hợp – côn xe: thường ở vị trí bên trái của trục vô lăng. Bộ phận này dùng khi khởi động xe, chuyên số hay dừng xe
  • Bàn đạp phanh chân: nằm ở vị trí bên phải trục vô lăng, giữa bàn đạp côn và ga. Bàn đạp này để giảm tốc độ hoặc dừng xe.
  • Bàn đạp ga: nằm ở phía bên trái của vô lăng, bên cạnh bàn đạp phanh. Bàn đạp này dùng để tăng tốc độ của xe
  • Phanh tay: có tác dụng giảm tốc độ, dừng xe trên những đoạn đường dốc.
  • Công tắc gạt nước: có tác dụng điều khiển cần gạt nước lấy tầm nhìn của xe
Học lái xe ô tô như thế nào
Làm quen xe cho người mới bắt đầu

Sau khi nắm được đầy đủ thông tin và cách sử dụng của các bộ phận trên xe ô tô, học viên có thể yên tâm học dần các kỹ năng điều khiển nó. Tham khảo một số kỹ năng cơ bản cần thiết đối với quá trình sử dụng xe như sau.

Kỹ thuật quay đầu, lùi xe và đỗ xe là các kỹ năng cơ bản bắt buộc phải nắm được sau khi học lái xe ô tô. Mặc dù là những kỹ thuật cơ bản nhưng khi học thực hành, bạn sẽ thấy rằng nó không hề đơn giản. Bạn sẽ phải thực hiện thuần thục những kỹ năng này vì nó cần thiết trong mọi trường hợp tham gia giao thông thực tế.

Học các kỹ năng này một cách thành thục sẽ giúp bạn thực hiện tốt 11 bài thi sa hình. Có thể kể đến một số bài thi đặc thù như: lái xe qua hàng đinh vuông góc, lái xe qua đường vòng quanh co, ghép xe vào nơi đỗ. Còn trong khi tham gia giao thông thực tế thì bạn sẽ phải thực hành những kỹ năng này rất nhiều. Chẳng hạn như như đỗ xe, bạn phải có kỹ năng lùi xe cơ bản; khi lái xe trên đường 1 chiều, bạn cũng phải biết kỹ năng quay đầu.

Kỹ thuật lùi xe ô tô vào vị trí đỗ cũng là kỹ thuật nằm trong bài giảng khi học viên học lái xe. Mặc dù không phải là phần khó nhất nhưng đã có nhiều người không thể điều khiển xe vào nơi đỗ gọn gàng. Do đó, trong quá trình học thì bạn nên cố gắng luyện tập để có thể hoàn thành tốt kỹ năng này trong bài thi sát hạch. 

Muốn thực hiện tốt các kỹ năng trên thì học viên có thể tham khảo các mẹo để thực hành khi lái xe ở phần tiếp theo của bài viết.

Mẹo thực hành lái xe B2 cơ bản

Theo kinh nghiệm của người lái xe lâu năm thì người tài xế phải xác định chuẩn những mẹo đơn giản bao gồm các kỹ năng sau.

Học lái xe ô tô như thế nào
Mẹo thực hành lái xe B2 cơ bản

Cầm vô-lăng chuẩn xác

  • Cầm hai tay 9:15 hoặc 10:20 phút

Đây là kiểu cầm được đánh giá an toàn nhất hiện nay. Nhiều tài xế thích để 10:20 phút vì tay sẽ đỡ mỏi, tuy nhiên nhiều chuyên gia lái xe lại khuyên cầm vô – lăng 9:15 phút mới là cách cầm hiện đại. Khi đó, tay không cản đường bung túi khí, xoay vô-lăng trái/phải đều thoải mái.

  • Kiểu hai tay dưới đáy vô-lăng

Đi đường vắng hoặc tốc độ chậm mà không phải đánh lái, nhiều người chủ quan sử dụng cách này, hoặc tương tự nhưng úp bàn tay thay vì ngửa. Tài xế chỉ có thể giúp xoay trong khoảng hẹp, nếu cần xoay vội vòng lớn là điều không thể.

  • Hai tay ôm chấu

Đây là kiểu được sử dụng nhiều bởi các tài xế taxi vì vừa đánh lái vừa bấm còi liên tục. Cách này nguy hiểm bởi khi xoay vô-lăng nhanh, tài xế có thể bị trượt tay gây tai nạn. Honda City được trang bị vô lăng trợ điện lực, mang đến phản hồi nhạy và chính xác, cho các tay lái dễ dàng cầm vô lăng đúng cách để luôn đảm bảo an toàn.

Phanh Ôtô bằng chân trái

Phanh Ôtô bằng chân trái là một kỹ thuật khó, đòi hỏi tài xế phải thực hành thường xuyên. Tuy nhiên, kỹ năng này có thể giúp bạn trong những trường hợp khẩn cấp.

Sử dụng được kỹ năng Phanh Ôtô bằng chân trái rất thuận lợi cho bạn khi vào cua ở tốc độ cao, vì có thể giữ tốc độ động cơ cần thiết, duy trì cùng tốc độ lái xe, kiểm soát “oversteering – lái quá tay” quá mức.

Điều chỉnh gương đúng cách, loại bỏ các điểm mù

Theo như kinh nghiệm lái xe Ôtô của những bác tài xế lâu năm, việc điều chỉnh gương đúng cũng rất quan trọng, bảo đảm tài xế sẽ có tầm nhìn bao quát. Ví dụ, nếu gương bên chủ yếu phản chiếu sườn xe của bạn, có nghĩa bạn đang sử dụng sai cách. Để điều chỉnh gương chiếu hậu đúng cách, bạn cần nhớ một số vị trí đơn giản:

  • Gương chiếu hậu chỉ nên phản chiếu một phần tư chiếc xe – một phần cánh sau của nó.
  • Gương chiếu hậu của hành khách, tương tự gương của người lái, chỉ phản ánh phần tư phía sau của xe.
  • Gương chiếu hậu của cabin phản chiếu cửa sổ phía sau ngay chính giữa.

Kỹ thuật sử dụng phanh tay để quay xe

Tương tự phanh chân trái, kỹ thuật sử dụng phanh tay để quay xe đòi hỏi phải thực hành thường xuyên. Nó có thể giúp bạn chỉ trong trường hợp khẩn cấp hoặc nếu bạn phải thực hiện ngoặt cua khi đường trơn. Nhưng đừng sử dụng kỹ thuật này trên đường nhựa vì có thể bị mòn lốp sớm.

Giảm tốc độ bằng cách sử dụng ngón chân và gót chân

Bản chất của kỹ thuật này là chuyển từ bánh răng cao hơn sang bánh răng thấp hơn bằng cách Cùng một lúc nhấn bàn đạp ga bằng gót chân và hãm bằng ngón chân. Nó giảm thời gian cần thiết cho việc sang số, ngăn chặn việc dỡ bánh sau, cho phép giảm tốc độ nhanh và trơn tru hơn.

Khi áp dụng một số phương pháp này, tài xế có thể điều khiển xe một cách đơn giản hơn. Ngoài ra, sau khi thi sát hạch và tham gia lưu thông trên đường thì họ cũng có thể xử lý tốt những tình huống bất ngờ phát sinh.

Học lái xe ô tô trong tình huống tắc đường

Nếu bạn sinh sống tại các đô thị lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, bạn không thể tránh khỏi tắc đường. Thậm chí, bạn cần phải đối mặt với nó hàng ngày. Vậy nên, học lái xe ô tô trong tình huống này là nội dung cần thiết với các lái xe mới.

Các kỹ năng cần có khi lái xe gặp tắc đường là:

  • Duy trì động cơ nổ máy liên tục trong suốt thời gian lái xe
  • Phối hợp giữa tay côn và chân ga thành thạo
  • Điều khiển xe chậm rãi, không tăng giảm ga đột ngột
  • Căn khoảng cách hợp lý với xe trước, xe sau

Học thực hành trên đường tắc là nội dung quan trọng với người mới học lái xe ô tô. Tại các buổi học thực hành này, rất nhiều tình huống bất ngờ có thể xảy ra, giúp học viên rèn luyện được khả năng xử lý nguy hiểm khi tham gia giao thông.

Học lái xe ô tô như thế nào
Thực hành lái xe khi đường tắc

Trên đây là một số nội dung cơ bản của chương trình học lái xe ô tô cho người mới bắt đầu. Trung tâm đào tạo lái xe Thái Việt  sẽ giúp bạn nắm chắc những kỹ năng lái xe cơ bản, với những buổi dạy lái xe ô tô tốt nhất mang đến cho bạn. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn hoàn toàn miễn phí ngay hôm nay!