Hướng dẫn cách đấu time hoạt động theo thời gian

Rơ le thời gian là thiết bị kéo dài thời gian đóng hoặc mở của các thiết bị điện khác, được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống công nghiệp tự động hóa hiện nay. Để hiểu kĩ hơn, hãy cùng Hoàng Phương tìm hiểu Rơ le thời gian là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của chúng trong bài viết này nhé!

1.Rơ le thời gian là gì?

Định nghĩa: Rơ le (relay) thời gian hay còn được gọi là Timer (bộ định thời) là thiết bị dùng để tạo thời gian trễ, bằng cách dùng bộ mạch điện tử điều khiển thời gian đóng, cắt của các tiếp điểm rơ le.Rơ le thời gian là một loại khí cụ điện được sử dụng nhiều trong điều khiển tự động. Với vai trò điều khiển trung gian giữa các thiết bị điều khiển theo thời gian định trước.

Rơ le thời gian có nhiệm vụ đóng tắt các thiết bị điện có trong hệ thống khi không sử dụng nữa để tránh lãng phí nguồn năng lượng điện không cần thiết. Được ứng dụng trong việc điều khiển tắt mở: ánh sáng, quạt thông gió, tưới nước, máy, sưởi ấm, cửa tự động và tạo tín hiệu âm thanh hình ảnh theo chu kỳ…

Thời gian trễ của rơ le thời gian có thể cài đặt từ vài giây đến hàng giờ tùy theo ứng dụng thực tế.

Hướng dẫn cách đấu time hoạt động theo thời gian

Rơ le thời gian On Delay

Hướng dẫn cách đấu time hoạt động theo thời gian

Rơ le thời gian OFF Delay

2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

Trong mạch điều khiển tự động, người ta thường sử dụng hai loại rơ le thời gian ON Delay và OFF Delay (hình trên). Ngoài ra còn có rơ le thời gian 24h, thường sử dụng để bật, tắt thiết bị theo các giờ trong ngày như đèn chiếu sáng hay máy bơm.– Đặc điểm chung:

+ Cuộn dây rơ le thời gian: Điện áp đặt vào hai đầu cuộn dây relay thời gian được ghi trên nhãn, thông thường là 110V, 220V.

+ Cấu tạo của một Timer gồm: mạch từ của nam châm điện, mạch điện tử đếm thời gian, hệ thống tiếp điểm, vỏ bảo vệ, đế Timer.

Xem thêm Sản phẩm rơ le thời gian Schneider

3.Rơ le thời gian ON Delay

Ký hiệu rơ le thời gian ON Delay

Hướng dẫn cách đấu time hoạt động theo thời gian
Nguyên lý hoạt động của rơ le thời gian ON Delay:

Khi cấp nguồn vào cuộn dây (chân 2-7) của Timer ON Delay. Các tiếp điểm tức thời thay đổi trạng thái ngay lập tức.

Sau khoảng thời gian đặt trước, các tiếp điểm định thời sẽ chuyển trạng thái và duy trì ở trạng thái này. Khi ngưng cấp nguồn vào cuộn dây, tiếp điểm tức thời trở về trạng thái ban đầu. Nhưng tiếp điểm định thời vẫn duy trì trạng thái.

Nằm trong nhóm thiết bị điện thông minh mang lại nhiều lợi ích to lớn cho người dùng nên dòng sản phẩm công tắc hẹn giờ đang được rất nhiều khách hàng tìm kiếm. Trong bài viết này, E-Smart Home chia sẻ cách sử dụng công tắc hẹn giờ chi tiết nhất. Việc sử dụng thiết bị đúng kỹ thuật giúp duy trì sử dụng lâu dài, đồng thời phát huy tối đa vai trò của chúng khi sử dụng.

Hướng dẫn cách đấu time hoạt động theo thời gian

Công tắc hẹn giờ phù hợp với mọi thiết bị điện

Nguyên tắc hoạt động của công tắc hẹn giờ

Công tắc hẹn giờ hay timer hẹn giờ giúp các thiết bị điện hoạt động theo thời gian được cài đặt sẵn có chủ đích nhằm tiết kiệm điện năng khi các thiết bị không sử dụng đến. Thiết bị có khả năng lưu trữ hẹn giờ lên tới 17 chương trình cài đặt trong một ngày và tự động lặp đi lặp lại các ngày trong tuần.

Lựa chọn sử dụng công tắc hẹn giờ, bạn hoàn toàn có thể yên tâm giao phó việc quản lý vận hành các thiết bị điện cho sản phẩm này. Giờ đây, các thao tác bật/ tắt các thiết bị trong gia đình, công xưởng, văn phòng…. sẽ diễn ra theo lộ trình được đặt sẵn mà bạn không cần phải bận tâm tới nữa.

Hướng dẫn sử dụng công tắc hẹn giờ chi tiết nhất

1. Cách sử dụng công tắc hẹn giờ cơ

Công tắc hẹn giờ cơ là thiết bị mà khi thiết lập cài đặt chương trình hẹn giờ, người dùng sẽ điều khiển các nút bấm vài kim chỉ để đặt lệnh hiển thị trên mặt sản phẩm.

Hướng dẫn cách đấu time hoạt động theo thời gian

Công tắc hẹn giờ cơ

*Quy trình cài đặt sử dụng

Bước 1: Các số từ 1-24 hiển thị ở đồng hồ bên ngoài biểu thị cho 24h trong ngày, mỗi vạch kim là 15 phút. Trước khi tiến hành cài đặt, khách hàng cần điều chỉnh đồng hồ về thời gian thực tế bằng cách vặn theo chiều mũi tên tại đồng hồ nhỏ phía trong.

Bước 2: Gạt các nấc vào trong để tắt điện và ra ngoài để mở điện. VD: Bạn muốn mở điện vào 16h và tắt vào 17h, thì ở các nấc gạt từ 16h-17h bạn gạt ra ngoài và các nấc còn lại gạt vào trong.

Bước 3: Chọn chế độ AUTO tại vị trí nút nhấn ON/AUTO/OFF

Bước 4: Tiếp theo bạn đấu 2 dây của thiết bị cần hẹn giờ vào trước, sau đó đấu 2 dây nguồn vào công tắc.

Bước 5: Cài đặt test thử thời gian tự động bật/ tắt cho một thiết bị điện bất kỳ để có được sự yên tâm trong suốt quá trình sử dụng sau này.

2. Hướng dẫn sử dụng công tắc hẹn giờ điện tử

Khác với công tắc hẹn giờ cơ, công tắc hẹn giờ điện tử (công tắc hẹn giờ kỹ thuật số) là thiết bị có màn hình hiển thị. Khách hàng sử dụng các nút nhấn có trên thiết bị kết hợp với màn hình hiển thị trạng thái để tiến hành cài đặt thời gian hẹn giờ cho các thiết bị điện.

\>>>Xem thêm:CÓ NÊN DÙNG CHUÔNG CỬA KHÔNG DÂY? TƯ VẤN CHI TIẾT TỪ CHUYÊN GIA

công tắc hẹn giờ điện tử là xu hướng sử dụng của rất nhiều khách hàng hiện nay, được ứng dụng ở nhiều hạng mục công trình khác nhau. Thiết kế màn hình Led hiện đại với bo mạch điện tử thông minh, thiết bị mang lại nhiều ưu điểm nổi bật được các chuyên gia và người dùng đánh giá cao.

Hướng dẫn cách đấu time hoạt động theo thời gian

Công tắc hẹn giờ điện tử

*Quy trình cài đặt sử dụng

Bước 1: Cài đặt thời gian thực cho thiết bị timer hẹn giờ bằng cách nhấn nút C: để reset toàn bộ, một tay bấm giữ nút (đồng hồ), tay còn lại bấm các nút sau: Đ + (Chọn thứ trong tuần theo ký hiệu) Tiếng Anh (Món = Thứ hai, Tuệ = Thứ ba, Wed = Thứ tư, Thư = Thứ năm, Fri = Thứ sáu, Sát = Thứ bảy, Sun = CN) H+: Chọn giờ hiện tại M+: Chọn phút hiện tại

Bước 2: Lập trình thời gian cần tắt/ mở thiết bị.

+ Chọn thời gian cần mở thiết bị: Bấm nút P: màn hình hiện ra 1 ON lúc này tiếp tục bấm các nút chọn ngày (D+), giờ (H+), phút (M+), Bấm liên tục cho đến khi đúng ngày, giờ, phút mình cần mở thiết bị, kết thúc bấm tiếp biểu tượng hình đồng hồ.

+ Chọn thời gian cần tắt thiết bị: Sau khi cài đặt xong thời gian mở thiết bị và bấm tiếp nút P thì màn hình tiếp tục hiện lên 1 OFF, Tiếp theo là bấm các nút chọn ngày (D+), giờ (H+) phút (M+), bấm liên tục tương tự như trên và kết thúc bằng nút P (nếu muốn lập trình lần 2…thì tiếp tục làm tương tự như vậy. Phím Manual màu đỏ: sử dụng phím này để chuyển sang chế độ ON / AUTO/ OFF.

Một số lưu ý khi sử dụng công tắc hẹn giờ

- Nên lựa chọn công tắc hẹn giờ phù hợp với nhu cầu sử dụng cũng như điều kiện tài chính của gia đình.