Hướng dẫn cách khấn ông bà ông vải

Tục tảo mộ ngày cuối năm (lễ Chạp) là một nét văn hóa nhắc nhở con cháu phải nghĩ đến ông bà gia tiên khi tết đến xuân về. Bài văn khấn trong nghi lễ tảo mộ vẫn được dân gian quan niệm là cách để con cháu tưởng nhớ, giao tiếp và mời gia tiên về ăn Tết cổ truyền.

Hướng dẫn cách khấn ông bà ông vải

Để tưởng nhớ người đã khuất, mỗi năm, những người còn sống đều tổ chức cúng giỗ. Đặc biệt, vào dịp năm cũ sắp qua, người Việt cũng tin rằng, khi năm mới đến tất cả mọi thứ đều phải được chuẩn bị, sửa sang cho mới mẻ, kể cả nơi an nghỉ của ông bà. Vì thế người dân thường tổ chữ lễ tảo mộ, hay còn gọi là lễ Chạp.

Theo TS Lê Xuân Phương (chuyên gia phong thuỷ, Viện trưởng Viện Nghiên cứu doanh nhân và doanh nghiệp Đông Nam Á), tục tảo mộ như một nét văn hóa nhắc con cháu phải nghĩ đến ông bà gia tiên khi tết đến. Đây là nét đẹp, truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc.

Lễ Chạp thường được tổ chức vào cuối tháng Chạp hằng năm, trước khi các gia đình sửa soạn làm mâm cơm Tất niên vào 30 Tết.

Hướng dẫn cách khấn ông bà ông vải
Tảo mộ trước Tết Nguyên đán là tục lệ đẹp của dân tộc, nhắc nhở con cháu nhớ về ông bà, tổ tiên. Ảnh: Huân Cao.

Khi đi tảo mộ, người dân có thể chuẩn bị những đồ lễ gồm:

- Một con gà hoặc một khoanh giò, hay 2 lạng thịt nạc vai luộc

- 1 đĩa xôi hoặc bánh chưng, 1 đĩa gạo muối

- 1 bát nước, 1/2 lít rượu trắng

- 1 bao thuốc, 1 lạng chè

- 1 bộ quần áo quan Thần linh, mũ, hia tất cả màu đỏ, ngựa đỏ kiếm trắng

- 1 đinh vàng hoa, 10 lễ vàng tiền

- 4 cái oản đỏ

- 5 lá trầu và 5 quả cau

- 9 bông hồng đỏ và đĩa hoa quả (5 quả tròn).

Sau khi chuẩn bị đồ lễ, con cháu sẽ kính cẩn, mời người đã khuất về ăn Tết cùng gia đình.

TS Lê Xuân Phương cũng giới thiệu bài Văn khấn lễ Chạp để các gia đình có thể tham khảo:

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

Kính lạy ngài Kim niên đương cai Lưu Vương hành khiển, Ngũ Ôn Chi Thần, Nguyễn Tào phán quan.

Kính lạy ngài bản cảnh Thành Hoàng Chính vị Đại Vương

Ngài bản xứ Thần Linh Thổ Địa Tôn Thần

Kính lạy các ngài ngũ phương, Ngũ Thổ Long Mạch Tôn Thần. Tiền Chu Tước, Hậu Huyền Vũ, Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ cùng liệt vị Tôn Thần cai quản trong xứ này.

Kính lạy hương cụ…………………………………………

Hôm nay là ngày……tháng…….., nhằm tiết cuối đông sắp sang năm mới.

Chúng con là: ………………………………………………………

Sắm sang vật phẩm, hương hoa phù tửu lễ nghi, trình Tôn Thần, kính rước vong linh gia tiên của chúng con là (tên các vong):…………………………………………………………………

Có phần mộ tại đây về với gia đình………, để cháu con phụng sự trong tết, báo đáp, tỏ lòng hiếu kính.

Cúi xin Tôn Thần phù thùy doãn hứa. Âm dương cách trở, bát nước nén hương hiếu tâm, lòng cúi xin chứng giám.

Cẩn cáo!

Ngoài ra, độc giả có thể tham khảo mẫu Văn khấn lễ Chạp dưới đây trích từ cuốn Văn khấn cổ truyền Việt Nam (NXB Văn Hóa – Thông Tin):

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. Con kính lạy ngài Địa tạng Vương Bồ Tát.

- Con kính lạy ngài Kim Niên Đương cai Thái Tuế Chí đức Tôn thần, Kim niên hành binh, Công tào Phán quan.

- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng Chư vị Đại Vương quản cai nơi nghĩa trang.

- Con kính lạy Ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa Tôn thần.

- Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ Long Mạch Tôn thần, các ngài Tiền Chu tước, Hậu Huyền vũ, Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ cùng liệt vị Tôn Thần cai quản trong nơi nghĩa trang này.

Con kính lạy hương linh cụ:…………………..

Hôm nay là ngày… tháng Chạp, năm cũ sắp qua, năm mới sắp đến.

Tín chủ (chúng) con là:…………..

Ngụ tại:…………..

Chúng con sắm sanh phẩm vật, hương hoa trà quả, kim ngân tài mã, dâng hiến trình cáo Tôn thần, kính rước vong linh bản gia tiên tổ chúng con là:............... có phần mộ táng tại………… được về với gia đình đón mừng năm mới, để cho cháu con được phụng sự trong tiết xuân thiên, báo đáp ân thâm, tỏ lòng hiếu kính. Cúi xin Tôn thần, Phủ thùy doãn hứa.

Cúng hóa vàng là tục lệ không thể thiếu khi ngày Tết kết thúc của người Việt. Lễ hóa vàng cũng đánh dấu kết thúc ngày Tết tại các gia đình nên người ta còn gọi là làm hết Tết.

Hướng dẫn cách khấn ông bà ông vải

Ngày lễ tiễn ông bà, tổ tiên này rất quan trọng với người Việt. Người xưa quan niệm rằng, trong dịp Tết, các bậc gia thần, tổ tiên luôn ngự trên bàn thờ, vì thế đèn hương không bao giờ được tắt, các đồ dâng cúng như mâm ngũ quả, bánh kẹo… phải đợi đến này hóa vàng mới được đem xuống (trừ các đồ mặn, dễ thiu như thịt xôi…). Nếu đèn hương tắt, nhất là việc hạ lễ trước khi hóa vàng sẽ phạm phải điều bất kính.

Sau khi lễ, việc hóa vàng cũng phải làm riêng. Phần tiền vàng của gia thần phải hóa trước của tổ tiên để tránh nhầm lẫn. Tục xưa, tại nơi đốt vàn mã, người ta thường đặt vài ba cây mía dài để làm “đòn gánh” cho các linh hồn mang hàng hóa theo.

Hướng dẫn cách khấn ông bà ông vải

Mâm cỗ hoá vàng cũng đầy đủ như mâm cỗ cúng ngày Tết.

Chính vì ngày hóa vàng vô cùng quan trọng với người Việt cho nên mâm cơm cúng hóa vàng cũng rất đầy đủ như mâm cỗ chính của ngày Tết. Trong mâm cơm hóa vàng, con gà cúng phải to, tròn, chắc nịch, có đôi chân đẹp và được bày biện cẩn thận. Mâm cơm cúng cũng phải đủ món luộc, xào, canh, miến, cùng với bình rượu, li nước, lọ hoa, trầu cau, bánh kẹo và mâm ngũ quả để tiễn chân ông bà. Tiền âm, vàng mã cũng phải được chuẩn bị chu đáo để ông bà có hành trang, lộ phí để lên đường.