Hướng dẫn chăm sóc buồng tiêm truyền năm 2024

Nhằm cập nhật kiến thức, nâng cao kỹ thuật chuyên môn cho các bác sỹ, điều dưỡng, chiều ngày 31/05/2022 Bệnh viện Ung bướu Nghệ An phối hợp với Bệnh viện Bạch Mai tổ chức buổi Sinh hoạt khoa học “Hướng dẫn sử dụng và chăm sóc buồng tiêm dưới da”. Hội nghị diễn ra dưới sự chủ trì ThS.BS. Nguyễn Viết Bình – Phó Giám đốc Bệnh viện Ung bướu Nghệ An và PGS.TS. Phạm Cẩm Phương – Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai (Tham dự bằng hình thức trực tuyến). Cùng tham dự có báo cáo viên – ThS.BS Lê Văn Long, Trung tâm Ung Bướu và Y học hạt nhân, Bệnh viện Bạch Mai và tất cả các nhân viên Phòng Điều dưỡng, các bác sỹ và điều dưỡng các khoa lâm sàng.

Hướng dẫn chăm sóc buồng tiêm truyền năm 2024
ThS.BS. Nguyễn Viết Bình – Phó Giám đốc Bệnh viện Ung bướu Nghệ An phát biểu khai mạc

Phát biểu khai mạc, ThS.BS. Nguyễn Viết Bình – Phó Giám đốc Bệnh viện Ung bướu Nghệ An nhấn mạnh vai trò của buồng tiêm dưới da trong điều trị và chăm sóc bệnh nhân lâu dài. Đặc biệt, Bệnh viện Ung Bướu Nghệ An đã triển khai thành công kỹ thuật truyền hóa chất và dưỡng chất bằng buồng tiêm truyền dưới da cho nhiều bệnh nhân, giúp mang đến sự an toàn, thoải mái và nâng cao chất lượng sống cho các bệnh nhân ung thư phải truyền hóa chất.

Hướng dẫn chăm sóc buồng tiêm truyền năm 2024
Tổng quan buổi Sinh hoạt khoa học “Hướng dẫn sử dụng và chăm sóc buồng tiêm dưới da”

Điều trị bệnh ung thư là sự kết hợp đa mô thức, gồm có các phương pháp điều trị cơ bản như: phẫu thuật, hóa chất, xạ trị, thuốc đích, nội tiết… Trong đó điều trị hóa chất là một trong những phương pháp đóng vai trò hết sức quan trọng. Hầu hết các thuốc hóa chất điều trị bệnh ung thư đều được sử dụng qua đường truyền tĩnh mạch. Với cách truyền hóa chất qua ven ngoại vi thông thường có nhiều nhược điểm như: gây tổn thương ven ngoại vi, nguy cơ rò rỉ hóa chất do chệch ven, bị hạn chế vận động vùng chi nơi đặt ven truyền hóa chất… làm giảm chất lượng cuộc sống bệnh nhân trong những ngày truyền hóa chất. Việc sử dụng buồng tiêm truyền khắc phục được những nhược điểm trên và hạn chế các biến chứng của truyền ven ngoại thông thường.

Hướng dẫn chăm sóc buồng tiêm truyền năm 2024
Báo cáo viên – Ths.Bs. Lê Văn Long, Trung tâm Ung Bướu và Y học hạt nhân, Bệnh viện Bạch Mai

Tại buổi sinh hoạt, các thành viên được nghe báo cáo viên – Ths.Bs. Lê Văn Long, Trung tâm Ung Bướu và Y học hạt nhân, Bệnh viện Bạch Mai trình bày các nội dung: Kỹ thuật cấy ghép Buồng tiêm dưới da (từ lý thuyết đến thực hành); Biến chứng sau đặt Buồng tiêm dưới da : Cách xử trí và những điều cần lưu ý; Hướng dẫn chăm sóc buồng tiêm dưới da; Hướng dẫn đặt và chăm sóc sau đặt trực tiếp trên bệnh nhân.

Ngày 19/06 vừa qua, Bệnh viện Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột đã phối hợp cùng Công ty TNHH Thiết Bị Y Tế Thái Vân Phong, tổ chức thành công buổi sinh hoạt khoa học chủ đề “Kỹ thuật đặt buồng tiêm dưới da và chia sẻ kinh nghiệm xử lý các biến chứng”.

Tham dự buổi sinh hoạt BSCKII. Trần Ngọc Việt – Phó giám đốc Bệnh viện Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột; Bà Weber Diane Peggy Sabine – Trưởng khoa Tiếp cận mạch máu, Trung Tâm ung thư Paoli-Calmettes (Pháp) cùng các bác sĩ, nhân viên y tế trong khu vực.

Phát biểu khai mạc, BSCKII. Trần Ngọc Việt – Phó giám đốc Bệnh viện Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột đã nêu bật lợi ích của việc ứng dụng kỹ thuật đặt buồng tiêm dưới da trong chăm sóc người bệnh. Đặc biệt tại Đơn vị Ung Bướu – Khoa Ngoại Tổng Hợp Bệnh viện Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột (BUH) đã triển khai hiệu quả kỹ thuật này trong chăm sóc BN thực hiện hóa trị trong điều trị ung thư.

Hướng dẫn chăm sóc buồng tiêm truyền năm 2024

BSCKII. Trần Ngọc Việt – Phó giám đốc Bệnh viện Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột phát biểu tại chương trình

Điều trị bệnh ung thư là sự kết hợp đa mô thức, gồm có các phương pháp điều trị cơ bản như: phẫu thuật, hóa chất, xạ trị, nội tiết… Trong đó điều trị hóa chất là một trong những phương pháp đóng vai trò hết sức quan trọng. Hầu hết các thuốc hóa chất điều trị bệnh ung thư đều được sử dụng qua đường truyền tĩnh mạch gây viêm xơ cứng mạch… do các loại thuốc hóa trị gây kích ứng da, mô và tĩnh mạch ngoại vi. Việc tiêm truyền vào tĩnh mạch lúc này lại càng khó khăn hơn. Ngoài ra, với với phương pháp truyền hóa chất qua ven ngoại vi thông thường còn gây ra một số nguy cơ như: gây rò rỉ hóa chất do chệch ven, bị hạn chế vận động vùng chi nơi đặt ven truyền hóa chất…

Kỹ thuật đặt buồng tiêm dưới da đã khắc phục được những hạn chế này. Sau khi được đặt buồng tiêm dưới da, các bác sĩ, điều chỉ cần chọc kim vào buồng tiêm dưới da là có thể tiêm thuốc hoặc lấy máu. góp phần đem lại nhiều lợi ích cho người bệnh ung thư, nâng cao chất lượng điều trị cho cộng đồng.

Tại Buổi hội thảo, bà Weber Diane Peggy Sabine – Trưởng khoa Tiếp cận mạch máu đã chia sẻ về kỹ thuật đặt buồng tiêm dưới da và hướng dẫn xử lý các biến chứng. Qua đó các bác sĩ, điều dưỡng có cơ hội được cập nhật thêm kiến thức, nâng cao kỹ thuật chuyên môn, phục vụ tốt trong công tác chăm sóc sức khỏe cho người bệnh.

Hướng dẫn chăm sóc buồng tiêm truyền năm 2024

Bà Weber Diane Peggy Sabine – Trưởng khoa Tiếp cận mạch máu đã chia sẻ về kỹ thuật đặt buồng tiêm dưới da

Đặt buồng tiêm truyền dưới da là kỹ thuật được chỉ định trong các bệnh cần tiêm truyền vào tĩnh mạch trung ương lâu dài. Hiện nay kỹ thuật này đã được triển khai thường quy tại các bệnh viện lớn và Bệnh viện Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột; giúp nuôi dưỡng đường tĩnh mạch, giảm biến chứng nhiễm trùng và nâng cao chất lượng điều trị, chất lượng sống cho người bệnh.

Dưới đây là một số hình ảnh tại chương trình sinh hoạt khoa học “Kỹ thuật đặt buồng tiêm dưới da & Chia sẻ kinh nghiệm xử lý các biến chứng”: