Hưởng ứng Ngày thế giới không hút thuốc lá

Theo Tổ chức Y tế thế giới, sử dụng thuốc lá là nguyên nhân gây ra hơn 8 triệu ca tử vong trên toàn cầu mỗi năm, trong đó hơn 7 triệu người tử vong do sử dụng thuốc lá trực tiếp và khoảng 1,2 triệu người tử vong do hút thuốc lá thụ động. Hút thuốc lá cũng là một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp và làm tăng mức độ nghiêm trọng của các bệnh về đường hô hấp. Theo đánh giá của Hội đồng các chuyên gia y tế công cộng được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) những người hút thuốc có nguy cơ mắc các biến chứng nghiêm trọng về sức khỏe do COVID-19 cao hơn so với những người không hút thuốc. Bên cạnh tác hại về sức khỏe, sử dụng thuốc lá còn gây tổn thất về kinh tế đối với mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội, các tổn thất này bao gồm chi tiêu cho hút thuốc, chi phí cho khám, điều trị bệnh liên quan đến hút thuốc, giảm sút hoặc mất khả năng lao động vì ốm đau và tử vong sớm. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới, tổn thất kinh tế toàn cầu do thuốc lá gây ra mỗi năm là 1.400 tỷ đô la Mỹ.

Sử dụng thuốc lá cũng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống. Theo Tổ chức Y tế thế giới: hàng năm có khoảng 5% diện tích rừng bị phá để trồng cây thuốc lá và lấy gỗ để sấy thuốc lá; Ước tính mỗi năm cần 18 tỷ cây xanh để làm củi sấy thuốc lá; Việc sử dụng thuốc lá thải ra môi trường mỗi năm khoảng từ 3.000 đến 6.000 tấn formaldehyde, từ 12.000 đến 47.000 tấn nicotine và từ 300 đến 600 triệu ki-lô-gam chất thải độc hại của các mẩu thuốc lá. Theo WHO, các tác động môi trường của việc sử dụng thuốc lá gây thêm áp lực không cần thiết đối với các nguồn tài nguyên vốn đã khan hiếm, đặc biệt đối với các nước đang phát triển do hơn 80% số người sử dụng thuốc lá là tại các nước này.

Nhằm thông tin tới cộng đồng những tác hại của thuốc lá tới môi trường, Tổ chức Y tế thế giới chọn thông điệp “Thuốc lá - mối đe dọa tới môi trường của chúng ta” làm chủ đề Ngày Thế giới không thuốc lá 31/5/2022. Thông qua chủ đề này, Tổ chức Y tế thế giới kêu gọi các quốc gia thúc đẩy các hoạt động nâng cao nhận thức của cộng đồng về tác hại của sử dụng thuốc lá tới môi trường, không hút thuốc lá để hạn chế việc gây ô nhiễm môi trường sống và làm việc.

Tại Việt Nam, với sự quan tâm, chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, thời gian qua, Bộ Y tế đã phối hợp với các Bộ ngành, các tổ chức Chính trị - xã hội, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tăng cường nâng cao nhận thức trong cộng đồng về tác hại của việc hút thuốc, xây dựng môi trường không khói thuốc, tổ chức công tác tư vấn cai nghiện thuốc lá, kiểm tra giám sát...công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. So với năm 2015, năm 2020 tỷ lệ sử dụng hút thuốc lá chung giảm từ 22,5% năm 2015 xuống 21,7% năm 2020. Tỷ lệ nam giới hút thuốc giảm từ 45,3% năm 2015 xuống 42,3% năm 2020. Đặc biệt tỷ lệ hút thuốc thụ động cũng giảm đáng kể tại các địa điểm như: nơi làm việc, cơ sở y tế, cơ sở giáo dục, trên phương tiện giao thông công cộng và khu vực trong nhà. Theo kết quả khảo sát hành vi sức khỏe học sinh Toàn cầu tại Việt Nam do Tổ chức Y tế thế giới thực hiện năm 2019, tỷ lệ hút thuốc trong học sinh trong độ tuổi 13-17 từ 5,36% năm 2013 xuống 2,78% năm 2019, đây là những kết quả rất đáng khích lệ trong việc ngăn ngừa hút thuốc lá trong giới trẻ.

Hưởng ứng Ngày thế giới không hút thuốc lá

Tham dự buổi Lễ có ông Vũ Đăng Minh, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống tác hại thuốc lá Bộ Nội vụ, Chánh Văn phòng Bộ; ông Nguyễn Tấn Lợi, Phó Chánh Văn phòng Sở Nội vụ Thành phố Hồ Chí Minh; ông Trương Cộng Hòa, Giám đốc Phân hiệu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh; đại diện viên chức, người lao động, đoàn viên, thanh niên Học viện Hành chính Quốc gia, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Hưởng ứng Ngày thế giới không hút thuốc lá

Chánh Văn phòng Bộ Vũ Đăng Minh phát biểu khai mạc Lễ mít tinh


Phát biểu khai mạc, ông Vũ Đăng Minh cho biết, Lễ mít tinh nhằm nâng cao nhận thức về tác hại của thuốc lá đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; đồng thời, tiếp tục tuyên truyền về Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá, tạo sự chuyển biến về nhận thức và thay đổi hành vi của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động về việc hút thuốc nơi công cộng và nơi làm việc.

Ông Vũ Đăng Minh đã nêu những tác hại to lớn của thuốc lá về kinh tế, xã hội, môi trường và sức khỏe con người. Theo Tổ chức Y tế thế giới, sử dụng thuốc lá là nguyên nhân gây ra hơn 8 triệu ca tử vong trên toàn cầu mỗi năm, trong đó có khoảng 1,2 triệu người tử vong do hút thuốc lá thụ động. Bên cạnh đó, sử dụng thuốc lá còn gây tổn thất về kinh tế cho mỗi cá nhân, gia đình và xã hội, ước tính mỗi năm tổn thất kinh tế toàn cầu do thuốc lá gây ra ước tính khoảng 1.400 tỷ đô la Mỹ. Sử dụng thuốc lá cũng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống. Tại Việt Nam, theo Chương trình phòng, chống tác hại thuốc lá Quốc gia, mỗi năm có khoảng 40.000 người chết có nguyên nhân từ thuốc lá.

Ông Vũ Đăng Minh nhấn mạnh, để hướng tới một môi trường sống không khói thuốc lá, Bộ Nội vụ đã đề ra nhiều giải pháp thiết thực, tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến và thực hiện nghiêm quy định của Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá; quy định về thực hiện môi trường không khói thuốc tại nơi làm việc, học tập; quyền, nghĩa vụ của công dân trong phòng, chống tác hại của thuốc lá; nghĩa vụ của người hút thuốc…

Ông Vũ Đăng Minh khẳng định, việc tổ chức Ngày thế giới không thuốc lá (31/5) và Tuần lễ Quốc gia không khói thuốc (từ 25/5 - 31/5) hằng năm cần phải được truyền thông mạnh mẽ, nhằm nâng cao nhận thức về tác hại của thuốc lá đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Bộ Nội vụ. Ông Vũ Đăng Minh kêu gọi mỗi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động cần quán triệt sâu sắc, thực hiện nghiêm Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá; đồng thời, tiếp tục nâng cao nhận thức về những mối nguy hại của thuốc lá, gương mẫu thực hiện nói không với thuốc lá tại cơ quan, gia đình và cộng đồng.

Hưởng ứng Ngày thế giới không hút thuốc lá

Các đại biểu dự Lễ mít tinh


Tại buổi Lễ, các đại biểu đã trình bày tham luận về phòng, chống tác hại của thuốc lá ở Việt Nam và thế giới; thanh niên nói không với thuốc lá; nâng cao nhận thức về tác hại của sử dụng thuốc lá, không hút thuốc lá để hạn chế việc gây ô nhiễm môi trường sống và nơi làm việc.

Sau Lễ mít tinh, Bộ Nội vụ tiếp tục tổ chức Tập huấn hướng dẫn xây dựng, tuyên truyền môi trường không khói thuốc cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, đoàn viên, thanh niên Bộ Nội vụ. Chương trình tập huấn truyền đạt những nội dung, chủ đề hướng dẫn, tuyên truyền, xây dựng môi trường không khói thuốc, như: thuốc lá và các thành phần độc tính của khói thuốc; các nguy cơ gây bệnh của khói thuốc; tác hại của hút thuốc và hút thuốc thụ động; tình hình sử dụng thuốc lá và gánh nặng kinh tế; Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá và thực trạng triển khai; quy định xử phạt vi phạm hành chính trong phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Thanh Tuấn – Phương Thảo

Sáng ngày 28/5, Quỹ phòng, chống tác hại thuốc lá, Bộ Y tế phối hợp với BCĐ Phòng, Chống tác hại thuốc lá và Sở Y tế Hà Nội đã long trọng tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá (31/5) và Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá (25-31/5) với chủ đề “Thuốc lá và các bệnh về phổi”.

Sáng ngày 28/5, Quỹ phòng, chống tác hại thuốc lá, Bộ Y tế phối hợp với BCĐ Phòng, Chống tác hại thuốc lá và Sở Y tế Hà Nội đã long trọng tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá (31/5) và Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá (25-31/5) với chủ đề “Thuốc  lá và các bệnh về phổi”.   Tham buổi lễ có PGS.TS  Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế, Giám đốc Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá; TS Nguyễn Khắc Hiền, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, Phó trưởng Ban thường trực Ban chỉ đạo phòng chống tác hại thuốc lá Thành phố; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành của Thành phố Hà Nội; Lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội và 30 Trung tâm Y tế quận, huyện, thị xã.   TS Nguyễn Khắc Hiền, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, Phó trưởng Ban thường trực BCĐ PCTH thuốc lá TP phát biểu khai mạc  Phát biểu tại buổi Lễ, Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Khắc Hiền cho biết: Sử dụng thuốc lá gây ra hơn 25 căn bệnh như: ung thư phổi, ung thư thanh quản, ung thư khoang miệng, ung thư da, các bệnh tim mạch, các bệnh về hô hấp, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản…. Các nghiên cứu cũng cho thấy hơn 90% các ca ung thư phổi, 75% các ca bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính do sử dụng thuốc lá gây ra. Với gần 6 triệu ca tử vong hàng năm trên thế giới do các căn bệnh liên quan đến thuốc lá, trong đó gần 5 triệu ca là ở các nước có thu nhập trung bình và thấp. Nếu không có các biện pháp ngăn chặn kịp thời thì trong thế kỷ 21, tổng số ca tử vong do các căn bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá sẽ lên tới 1 tỷ người.

 

Hưởng ứng Ngày thế giới không hút thuốc lá

PGS.TS  Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế, Giám đốc Quỹ PCTH thuốc lá phát biểu tại  lễ mít tinh
 

Để hạn chế các tác hại của thuốc lá gây ra, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch phòng chống tác hại thuốc lá giai đoạn 2019 - 2020 và triển khai thực hiện đến các Sở, ngành, các tổ chức Chính trị xã hội và UBND các quận, huyện, thị xã nhằm tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức trong cộng đồng về tác hại của việc hút thuốc, xây dựng môi trường không khói thuốc, đẩy mạnh các hoạt động nhằm ngăn ngừa hút thuốc trong thanh thiếu niên, bảo vệ các thế hệ tương lai của đất nước khỏi các tổn thất về sức khỏe do việc sử dụng thuốc lá gây ra. Tuy nhiên, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cũng cho rằng công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá vẫn gặp nhiều khó khăn, do thuốc lá lá sản phẩm gây nghiện, tỷ lệ người dân sử dụng thuốc lá hiện vẫn còn cao. Việc mọi người có thể dễ dàng mua thuốc lá ở nơi công cộng, đặc biệt là các quán trà đá vỉa hè đến quán cà phê, nhà hàng sang trọng và những địa điểm vui chơi khác...   Trước thực trạng trên, thời gian tới Ban chỉ đạo phòng chống tác hại thuốc lá của Thành phố, Sở Y tế sẽ đẩy mạnh tuyên truyền về phòng chống tác hại thuốc lá, truyền thông về tác hại của việc sử dụng thuốc lá, các qui định về cấm hút thuốc tại các bệnh viện, trường học, nhà hàng, khách sạn, điểm du lịch… Duy trì và nhân rộng việc triển khai thực hiện mô hình “Môi trường không khói thuốc” tại các nhà hàng, khách sạn, trường học, bệnh viện và xây dựng  mô hình “Điểm du lịch không khói thuốc” tại các điểm du lịch trên địa bàn Thành phố. Bên cạnh đó, tổ chức các đợt thanh, kiểm tra và xử phạt các vi phạm về buôn bán, kinh doanh, sử dụng thuốc lá trên địa bàn Thành phố. Giám sát việc thi hành các qui định cấm hút thuốc lá tại các nơi có quy định cấm hút thuốc lá theo quy định hiện hành. Tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi nhập lậu thuốc lá, buôn bán thuốc lá giả, thuốc lá nhái nhãn mác và kinh doanh trái phép các sản phẩm thuốc lá. Ngay sau Lễ Mít tinh, 100 tình nguyện viên chia thành hai đoàn đã đạp xe diễu hành qua nhiều tuyến đường phố chính như: Nguyễn Chí Thanh, Láng, Cầu Giấy, Kim Mã, Huỳnh Thúc Kháng, Giảng Võ… để cổ động, tuyên truyền đến người dân về tác hại của thuốc lá và kêu gọi người dân cùng hưởng ứng Ngày thế giới không khói thuốc 31/5. Các thông điệp chính được các tình nguyện viên mang theo như: Sử dụng thuốc lá là nguyên nhân chính gây ung thư phổi; 90% người ung thư phổi là do hút thuốc lá; Nguy cơ ung thư phổi ở người hút thuốc lá cao hơn 20 lần so với người không hút thuốc; Cấm hút thuốc lá tại cơ sở y tế, trường học, nơi làm việc và trên phương tiện giao thông công cộng; Cấm hút thuốc tại khu vực trong nhà của bến xe, bến tàu; Mọi người có quyền được sống, làm việc trong môi trường không có khói thuốc lá; Không hút thuốc vì sức khỏe của bạn và những người thân yêu; Hãy nhắc người hút thuốc không hút gần mình và những người xung quanh…

 
Ban biên tập Cổng Thông tin điện tử Cục y tế dự phòng

Admin