Kể 4 việc làm thể hiện biết tôn trọng sự thật của bản thân

Câu 5

Đọc câu chuyện dưới đây và trả lời câu hỏi

CÁI GIÁ CỦA TÔN TRỌNG SỰ THẬT

Kể 4 việc làm thể hiện biết tôn trọng sự thật của bản thân

Một buổi chiều thứ bảy đầy nắng ở thành phố Oklahoma (miền Nam nước Mỹ), một người bố dẫn hai đứa con của mình đến vui chơi tại một sở thú. Người bố tiến đến quầy vé và hỏi:

- Vé vào cửa là bao nhiêu? Bán cho tôi ba vé.

Người bán bé trả lời:

- 3 đô la một vé. Chúng tôi đặc biệt miễn phí cho trẻ em dưới sáu tuổi. Các cậu bé này bao nhiêu tuổi?

- Đứa lớn sáu tuổi và đứa nhỏ thì lên ba. Như vậy tôi phải trả cho ông 6 đô la tất cả. – Người bố trả lời.

Người bán vé ngước lên với cặp mắt ngạc nhiên:

- Sao ông không nói rằng đứa lớn mới chỉ năm tuổi? Như thế có phải là tiết kiệm được 3 đô la không?

Người bố nhìn người bán vé rồi chậm rãi nói:

- Dĩ nhiên, tôi có thể nói như vậy và ông cũng sẽ không nhận ra. Nhưng bọn trẻ thì biết đấy. Tôi không muốn bán đi sự kính trọng của những đứa con và phẩm chất tôn trọng sự thật của mình với 3 đô la.

(Hồng Diễm – Theo The Stories of Life)

a. Người bố trong câu chuyện trên đã tôn trọng sự thật như thế nào?

b. Từ câu chuyện trên, em thấy tôn trọng sự thật mang lại ý nghĩa gì cho mỗi người trong cuộc sống?

c. Em rút ra được bài học gì cho bản thân qua câu chuyện trên?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ câu chuyện và trả lời các câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

a. Người bố trong câu chuyện trên đã không nói dối tuổi của con mình để được miễn phí 3 đô la.

b. Từ câu chuyện trên, em thấy rằng tôn trọng sự thật sẽ sống thanh thản và tạo nên uy tín, sự tin tưởng và kính trọng của người khác.

c. Qua câu chuyện trên, em rút ra được bài học cho bản thân là cần phải tôn trọng sự thật. Vì chỉ khi biết tôn trọng sự thật thì mới có được sự tin tưởng và kính trọng của người khác.

Kể 4 việc làm thể hiện biết tôn trọng sự thật của bản thân

 

Câu 6

Em lựa chọn cách giải quyết nào trong những tình huống dưới đâu? Giải thích vì sao?

1. Trong quá trình thảo luận nhóm với nhau, em sẽ:

A. Nghe theo ý kiến nào được nhiều bạn đồng tình nhất.

B. Lắng nghe ý kiến của bạn, tự đánh giá ý kiến nào đúng đắn nhất thì theo.

C. Không bao giờ đưa ra ý kiến của riêng mình.       

2. Khi người bạn thân của em mắc khuyết điểm, em sẽ:

A. Bỏ qua khuyết điểm đó và vẫn chơi thân với bạn như bình thường.

B. Xa lánh, không chơi với bạn.

C. Nói thật về khuyết điểm của bạn và giúp đỡ bạn sửa chữa.

3. Khi em thấy cô giáo tiếng Anh dịch nhầm một câu thoại, em sẽ:

A. Vẫn nghe theo cô giáo.

B. Tự mình dịch lại cho đúng

C. Xin phép cô giáo được trao đổi và trình bày ý kiến của mình

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ các tình huống để chọn cách giải quyết phù hợp và giải thích lí do em chọn cách giải quyết đó.

Lời giải chi tiết:

1. Trong quá trình thảo luận nhóm với nhau, em sẽ lắng nghe ý kiến của bạn, tự đánh giá ý kiến nào đúng đắn thì theo.

Em chọn cách giải quyết này là vì chỉ khi lắng nghe ý kiến của các bạn thì mình mới nhìn nhận ra được nhiều khía cạnh khác nhau của vấn đề. Từ đó, ta có thể đưa ra đánh giá cuối cùng của bản thân.

2. Khi người bạn thân của em mắc khuyết điểm, em sẽ nói thật về khuyết điểm của bạn và giúp đỡ bạn sửa chữa.

Em chọn cách giải quyết này vì nếu cứ để em thân mắc phải khuyết điểm như vậy thì sẽ dẫn đến hậu quả không tốt.

3. Khi em thấy cô giáo tiếng Anh dịch nhầm một câu thoại, em sẽ xin phép cô giáo được trao đổi và trình bày ý kiến của mình.

Em chọn cách giải quyết như vậy vì nếu không có ý kiến, nhỡ các bạn không để ý thì sẽ bị sai kiến thức.

 

 

Câu 8

Hãy đọc những trường hợp sau và trả lời câu hỏi:

a. Sau khi phát bài kiểm tra, cô giáo yêu cầu cả lớp đọc kết quả bài làm để cô giáo ghi vào sổ. Điểm bài làm của Thảo là 8 nhưng Thảo đọc nhầm thành 9. Vài ngày sau, Thảo mới phát hiện ra mình đã đọc nhầm điểm cho cô giáo.

Trong trường hợp trên, theo em Thảo nên làm thế nào?

b. Trong lúc chạy nhanh vào lớp học cho kịp giờ, Hậu vô tình làm vỡ chậu hoa trong góc hành lang. Lúc này chỉ có Bình nhìn thấy. Sợ bị phát hiện nên Hậu nhờ bình giấu kín chuyện và không nói cho ai biết.

Trong trường hợp trên, theo em, Bình nên làm thế nào?

c. Trong một tiết tự quản, giữa Thanh và Tùng có xảy ra xô xát rồi dẫn đến đánh nhau. Hạnh ngồi giữa hai bạn và chứng kiến toàn bộ sự việc. Ngày hôm sau, cô giáo chủ nhiệm yêu cầu cả ba bạn tường trình lại sự việc. Nhưng nghĩ rằng tốt nhất là nên đứng ngoài cuộc và cũng để tránh mất lòng bạn bè nên Hạnh đã nói với cô giáo là không biết gì về chuyện đó.

Trong trường hợp trên, theo em, Hạnh nên xử lí như thế nào?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ các trường hợp và đưa ra cách xử lí phù hợp.

Lời giải chi tiết:

a. Trong trường hợp này, theo em, Thảo nên gặp riêng cô giáo và xin lỗi về sự nhầm lẫn của mình, đồng thời bạn báo lại điểm đúng của mình để cô sửa trong sổ.

b. Nếu em là Bình, em sẽ không đồng ý với Hậu và khuyên bạn ấy nên báo lại sự việc với thầy, cô hoặc người phụ trách dọn dẹp hành lang. Đồng thời, Hậu cần phải xin lỗi về hành động của mình.

c. Theo em, Hạnh nên nói rõ mọi chuyện cho cô giáo nghe. Bạn Hạnh cần nói toàn bộ những gì mà bạn ấy nhìn thấy để cô giáo nhìn nhận vấn đề và giải quyết sự việc.

 

 

 

 

 

Luyện tập 

1. Em đồng tình hay không đồng tình với hành vị nào đưới đây? Vì sao?

A. Luôn đồng ý và nói theo số đông.

B. Luôn nói đúng những điều có thật.

C. Luôn bảo vệ ý kiến và việc làm của minh.

D. Luôn phê phán những người không cùng quan điểm với mình.

2. Sau khi học xong bài “Tôn trọng sự thật”, Linh cho rằng trong cuộc sóng không phải bao giờ cũng nên tôn trọng sự thật, cần tuỷ theo từng trường hợp mà ứng xử cho phù hợp.

Em đồng ý hay không đồng Ý với suy nghĩ của Linh? Vì sao?

3. Nếu một người bạn thân của em nói xấu, nói sai về một người khác, em sẽ lựa chọn phương án giải quyết nào sau đây? Vì sao?

A. Xa lánh, không chơi với bạn nữa.

B. Bỏ qua, cơi như không biết.

C. Khuyên bạn nên nhận lỗi, sửa chữa và luôn nói rõ sự thật.

D. Vẫn chơi với bạn, nhưng không tin bạn như trước nữa.

4. Em hãy kế lại một việc làm thể hiện tôn trọng sự thật hoặc không tôn trọng sự thật trong cuộc sống mà em biết.

 

 

1. Em đồng tình với ý kiến: B. Luôn nói đúng những điều có thật.

2. Em đồng ý với suy nghĩ của Linh. Vì đôi khi không tôn trọng sự thật giúp chúng ta sống tích cực hơn là điều nên làm. Ví dụ như một người bị ung thư sắp chết, nhưng ta nói dối để họ có niềm tin hơn trong việc chữa trị.

3. Nếu một người bạn thân của em nói xấu, nói sai về một người khác, em sẽ lựa chọn phương án giải quyết:

C. Khuyên bạn nên nhận lỗi, sửa chữa và luôn nói rõ sự thật.

4. Em hãy kế lại một việc làm thể hiện tôn trọng sự thật:

Bạn Linh chứng kiến một vụ tai nạn và bỏ trốn, làm hiện trường giả để đổ tội cho người khác. Trong phiên toà xét xử bạn đã đứng ra và nói sự thật để bảo vệ người bị hại mặc dù bị tên phạm tội đe doạ.

 

Với giải Luyện tập 4 trang 22 GDCD lớp 6 Tập 1 Cánh diều chi tiết được biên soạn bám sát nội dung bài học GDCD 6 Bài 4: Tôn trọng sự thật giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn GDCD 6. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Giáo dục công dân 6 Bài 4: Tôn trọng sự thật

Luyện tập 4 trang 22 Giáo dục công dân lớp 6: (4) Em hãy kể lại một việc làm thể hiện tôn trọng sự thật hoặc không tôn trọng sự thật trong cuộc sống mà em biết.

Lời giải:

- Một việc làm thể hiện tôn trọng sự thật:

Bạn Linh chứng kiến một vụ tai nạn và bỏ trốn, làm hiện trường giả để đổ tội cho người khác. Trong phiên toà xét xử bạn đã đứng ra và nói sự thật để bảo vệ người bị hại mặc dù bị tên phạm tội đe doạ.

- Một việc làm thể hiện không tôn trọng sự thật:

Theo thông tin từ Trung tâm Xử lý tin giả Việt Nam, Bộ Thông tin và truyền thông, ngày 29-1-2020, qua rà quét không gian mạng, trung tâm đã phát hiện thông tin "24h đêm mai phong tỏa Hà Nội", "Hà Nội 24h đêm mai đóng hết cửa ngõ"... đang lan truyền trên mạng xã hội. Qua kiểm tra, Trung tâm Xử lý tin giả Việt Nam khẳng định đây là tin giả (fake news), gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác chỉ đạo chống dịch COVID-19, và đặc biệt là gây tâm lý hoang mang, bất ổn trong xã hội.

Tin giả (fake news) được hiểu là những thông tin không chính xác, chưa được kiểm chứng, kiểm duyệt, xuất hiện sai lệch về nội dung, được khuếch tán trên Internet và các phương tiện truyền thông. Trong khoảng vài năm trở lại đây, có hàng trăm tin giả xuất hiện trên báo chí ở Việt Nam, ảnh hưởng không nhỏ đến nhiều cá nhân, tổ chức và đời sống xã hội nói chung. Tin giả xuất hiện trên mọi lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội…