Kết nối máy tính với màn hình LED

Hướng dẫn chi tiết các bước kết nối laptop với máy chiếu

Ngày đăng: 23-07-2019Lượt xem: 2,523

Nếu bạn là sinh viên hay nhân viên văn phòng thì tỷ lệ rất cao là bạn sẽ phải kết nối laptop với máy chiếu ít nhất một lần trong đời. Tuy đây là việc không khó nhưng nó cũng khá rắc rối cho nhiều người đặc biệt là nữ giới. Nếu bạn đang cần kết nối laptop với máy chiếu thì đây là hướng dẫn chi tiết nhất dành cho bạn.

1. Kết nối laptop với máy chiếu như thế nào

Để kết nối laptop với máy chiếu và trình chiếu hình ảnh thành công thì chúng ta cần xử lý hai thiết bị đó là máy chiếu và laptop. Hãy tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Khởi động máy chiếu.

Để khởi động máy chiếu bạn hãy ấn nút power trên điều khiển, nếu không có điều khiển bạn có thể tìm thấy nút này trên thân máy chiếu. Nếu đèn trên thân máy chiếu chuyển sang màu xanh có nghĩa là bạn đã khởi động thành công. Với các máy chiếu UHP, để máy chiếu nóng lên và hoạt động hoàn toàn cần đến vài phút nên bạn nên ấn nút và đợi, nhiều người không biết điều này thường hay ấn nút power nhiều lần dễ gây hư hỏng máy. Đối với máy chiếu LED thời gian máy khởi động ngắn hơn, chỉ khoảng một phút.

Bước 2: Kết nối dây cáp VGA hoặc HDMI giữa laptop với máy chiếu.

Bạn nên kiểm tra dây kết nối laptop với máy chiếucổng VGA hay HDMI. Cổng VGA dày và có hình thang trong khi đó cổng HDMI có hình chữ nhật nằm ngang bo góc và mỏng hơn. Nếu cổng kết nối trên laptop của bạn không tương thích bạn cần mua đầu chuyển HDMI và VGA để hỗ trợ. Nên cắm khít đầu dây cáp với máy chiếu và laptop để tín hiệu được truyền liên tục, không bị gián đoạn.

Bước 3: Khởi động laptop

Cuối cùng, khởi động laptop của bạn nếu kết nối thành công, máy chiếu sẽ ngay lập tức truyền tải hình ảnh trên laptop của bạn sang màn chiếu. Nếu bạn chưa thấy hình ảnh hiển thị, hãy nhấn nút auto setup để máy chiếu dò lại tín hiệu phát.

Bước 4: Nếu màn hình máy chiếu vẫn không hiển thị hình ảnh dù kết nối thành công

Có thể laptop chưa kết nối với máy chiếu lần nào nên chưa tự động cài đặt chế độ nhân đôi màn hình. Khi đó hãy nhấn tổ hợp phím windows + P và chọn chế độ Duplicate. Mẹo nhỏ cho bạn, nếu bạn muốn màn hình chiếu vẫn chiếu hình ảnh cố định mà không hiển thị các thao tác trên laptop hãy chọn chế độ Extend. Nếu bạn muốn tắt màn hình laptop và chỉ hiển thị trên màn chiếu, chọn Second screen only.

>>> Tham khảo thêm:Hướng dẫn cách kết nối máy tính với máy chiếu

Kết nối máy tính với màn hình LED

2. Các lỗi thường gặp với máy chiếu

Dưới đây là các lỗi khi kết nối laptop với máy chiếu thường gặp và cách khắc phục. Hãy lưu ý, nếu bạn thử hết các cách trên mà máy chiếu vẫn gặp lỗi hãy đến các địa chỉ sửa chữa máy chiếu để được giúp đỡ.

Lỗi số 1: Máy chiếu không hoạt động

Khi máy chiếu không hoạt động hãy kiểm tra lại xem dây cắm điện có kết nối tốt hay chưa, bạn đã bật nút main power. Nếu nguồn điện đảm bảo nhưng máy chiếu vẫn tối có thể là do nắp che hộp đèn chiếu không lắp đúng.

Lỗi số 2: Máy chiếu không hiển thị hình ảnh

Khi máy chiếu chỉ phát màn hình xanh mà không hiển thị hình ảnh bạn cần kiểm tra lại dây nối giữa máy tính hay laptop có chắc chắn chưa, chọn cổng vào đã đúng chưa. Ngoài ra, máy chiếu không hiển thị hình ảnh còn có thể do giá trị brightness (độ sáng) đang được cài ở mức tối thiểu hoặc chức năng đóng màn trập đang được kích hoạt.

Kết nối máy tính với màn hình LED

Lỗi số 3: Hình ảnh bị nhòe, mờ

Khi hình ảnh trên màn chiếu bị mờ nhòe không giống như laptop hãy kiểm tra xem bạn đã tháo nắp bảo vệ ống kính chưa. Kế tiếp kiểm tra focus đã được chỉnh đúng chưa hoặc khoảng cách đặt máy chiếu so với màn chiếu chưa phù hợp. Ngoài ra, ống kính bị bẩn cũng khiến hình ảnh mờ nhòe.

Lỗi số 4: Máy chiếu không phát âm thành

Nếu bạn không thấy âm thanh có thể do đường dây audio kết nối không đúng hoặc bạn đang để volume quá thấp hoặc kích hoạt chức năng tắt âm.

Hy vọng bài viết Hướng dẫn chi tiết các bước kết nối laptop với máy chiếu đã giúp bạn biết chi tiết cách kết nối laptop với máy chiếu và cách khắc phục các lỗi thường gặp. Để muamáy chiếuuy tín và chất lượngthì bạn nên đến các địa chỉ phân phối chính hãng có chế độ bảo hành rõ ràng.Vinh Nguyễnchuyên cung cấp thiết bị cho các doanh nghiệp với đội ngũ nhân viên tư vấn tận tình, chế độ bảo hành uy tín, lên đến 12 bạn có thể liên hệ trung tâm bảo hành củaVinh Nguyễnđể được hỗ trợ. Để được tư vấn và đặt mua sản phẩm vui lòng gọi đến hotline0904555547.Chúc bạn thành công.

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ VINH NGUYỄN

MST:0315101322

Địa chỉ:355/4E Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, TP HCM

Tel:02866814847- Email :

Sale:Mr Sinh -0908555547

Sale:Ms Phương -0904555547

Hổ trợ chung:Ms Việt -0901555547

Hổ Trợ Kỹ Thuật:0901269933–0901239933–0901269922–0908269922–0907269933

Trang chủTổng hợp

Các ngõ video input/output là các chuẩn kết nối tín hiệu được dùng cho các cổng kết nối trên Bộ xử lý hình ảnh màn hình LED. Có chức năng chính là giao tiếp và truyền dữ liệu hình ảnh giữa Bộ xử lý hình ảnh với các thiết bị khác như máy tính/laptop (cổng input), Card Màn Hình (cổng output).

Kết nối máy tính với màn hình LED

Bộ xử lý hình ảnh hỗ trợ nhiều cổng kết nối dữ liệu

Ngõ Video input trong video processor là các chuẩn kết nối giúp truyền dữ liệu từ Laptop/Máy tính vào Bộ xử lý hình ảnh để chỉnh sửa hình ảnh cuối cùng trước khi xuất hình ảnh ra

Ngõ Video output trong video processor là các chuẩn kết nối giúp truyền dữ liệu từ Bộ xử lý hình ảnh đến các Card màn hình để hiển thị hình ảnh đã được xử lý lên thiết bị hiển thị như Màn hình LED

Có nhiều chuẩn kết nối tín hiệu hình ảnh tương ứng với nhiều khả năng truyền tải hình ảnh khác nhau. Dưới đây là 5 chuẩn kết nối thường dùng cho Bộ xử lý hình ảnh màn hình LED:

1.Chuẩn VGA (Video Graphics Array)

Cổng VGA thường được tìm thấy trên máy tính, máy chiếu, video card và trên các TV hỗ trợ độ phân giải cao. VGA (viết tắt của Video Graphics Array) là một chuẩn hiển thị được giới thiệu năm 1987 từ hãng IBM. Nó dùng để hỗ trợ việc kết nối từ laptop hoặc máy tính tới các thiết bị xử lý hình ảnh hoặc các thiết bị trình chiếu (máy chiếu, màn hình ngoài…) thông qua dây cáp.

VGA là một cổng D-sub bao gồm 15 chân kết nối được xếp theo 3 hàng. Đầu nối của cổng VGA được gọi là DE-15, hỗ trợ nhiều chuẩn độ phân giải 640x400px, 1280x1024px, hiện nay có thể lên đến 1920×1080 px (FullHD), 2048x1536px

2. Chuẩn S-Video (Separate Video connector)

Cổng kết nối S-Video cũng là một cổng kết nối hình ảnh (không có âm thanh đi kèm) nhưng có khả năng truyền tải những tín hiệu về hình ảnh, màu sắc và các khoảng sáng – tối riêng lẽ bằng cách sử dụng hai dây dẫn, một dây truyền hình ảnh, một dây khác truyền màu sắc. Do đó, các tín hiệu hình ảnh tivi nhận được có chất lượng tương đương với DVD hoặc nhỉnh hơn một chút.

Kết nối máy tính với màn hình LED

6 chuẩn kết nối dữ liệu cơ bản

3. Chuẩn DVI (Digital Video Interface)

Đối với các thiết bị điện tử, DVI (cổng DVI) là chuẩn kết nối tín hiệu video (digital) trực tiếp đến màn hình trên một kết nối duy nhất mà không cần phải chuyển về tín hiệu tương tự (analog) như trước đây. DVI cũng có thể hiểu theo một cách khác (định nghĩa theo kỹ thuật), DVI là giao diện hiển thị video, là một loại kết nối màn hình phổ biến trên máy tính hiện nay.

DVI được phát triển bởi Video Electronics Standards Association (VESA). Hiện nay, cổng DVI cũng được sử dụng rất phổ biến ở các hãng sản xuất card đồ họa và màn hình LCD. Trên nhiều thiết bị, DVI được sử dụng như cổng giao tiếp thứ 2 hoặc thay thế luôn cho chuẩn Plug & Display trước đây.

Có 3 loại cổng kết nối DVI chính và có 2 kiểu truyền tín hiệu khác nhau. Theo đó, 3 cổng kết nối DVI chính bao gồm:

DVI-D: Chỉ có tín hiệu D (tín hiệu Digital) – Hình ảnh Digital trung thực.

DVI-D được dùng để nối trực tiếp giữa nguồn video và màn hình. Kiểu kết nối này được thực hiện nhanh, cho chất lượng hình ảnh tốt hơn VGA nhờ loại bỏ được giai đoạn chuyển đổi tín hiệu tương tự, từ đó giúp chất lượng hình ảnh được cải thiện.

DVI-A: Chỉ có tín hiệu A (tín hiệu Analog) – Hình ảnh Analog với độ phân giải cao.

DVI-A được dùng để kết nối tín hiệu đến màn hình analog (màn hình CRT hay LCD giá thành thấp). Ngoài ra, chuẩn kết nối DVI-A này cũng được sử dụng phổ biến trên các thiết bị hỗ trợ ngõ VGA (vì DVI-A và VGA tương tự nhau).

Do DVI-A có thể gây thất thoát khi truyền tải, nên trong quá trình chuyển đổi từ tín hiệu số sang tín hiệu tương tự, nên tín hiệu số luôn được khuyên sử dụng nhiều hơn.

DVI-I có cả 2 tín hiệu Analog và Digital – Hình ảnh vừa sắc nét, trung thực vừa có độ phân giải cao.

DVI-I còn được gọi là cổng kết nối DVI tích hợp (cáp DVI tích hợp) vì nó vừa có khả năng truyền cả 2 loại tín hiệu Digital và Analog.

Vì DVI-A và DVI-D không thể trực tiếp truyền tải cho nhau, nên DVI-I sẽ giúp chúng ta linh hoạt hơn trong từng tình huống

Như đã nói ở trên, Single-Link và Dual-Link là 2 cách truyền tải dữ liệu mà mỗi cổng kết nối DVI sử dụng. Về cơ bản, 2 cách truyền tải này hoàn toàn giống nhau, khác biệt duy nhất là:

Single-Link sử dụng 01 bộ phát TMDS 165MHz và có thể cho hình ảnh với chất lượng độ phân giải 1920×1200

Dual-Link sử dụng 02 bộ phát TMDS 165MHz và có thể cho hình ảnh với chất lượng độ phân giải 2560×1600

4. Chuẩn HDMI (High-Definition Multimedia Interface)

Kết nối máy tính với màn hình LED

Cổng kết nối HDMI 

HDMI nghĩa là giao diện đa phương tiện có độ phân giải cao. HDMI là giao diện kỹ thuật số để kết nối các thiết bị có độ nét cao và siêu nét như màn hình máy tính, HDTV, đầu đĩa Blu-Ray, các thiết bị chơi game hay máy ảnh độ nét cao, v.v.

Đầu cáp HDMI được cấu tạo bao gồm 19 chân, mỗi chân đảm nhiệm một nhiệm vụ khác nhau và trong quá trình truyền dữ liệu thì sẽ phải tuân thủ theo nguyên tắc nhất định. Cáp HDMI thường được hỗ trợ chất lượng âm thanh chuẩn của phòng thu, nên người dùng hoàn toàn yên tâm khi sử dụng nó để chuyển sang một thiết bị khác. Phiên bản HDMI mới nhất, tức là HDMI 2.0 có thể mang tín hiệu video kỹ thuật số có độ phân giải lên đến 4096 × 2160 và 32 kênh âm thanh. Ngoài ra, HDMI có thể được sử dụng để truyền tải tín hiệu video không nén và tín hiệu âm thanh cả nén hoặc không nén.

5. Chuẩn SDI ( Serial Digital Interface)

SDI là từ viết tắt của Serial Digital Interface là giao diện video kỹ thuật số. Đây là một chuẩn video được Hiệp hội kỹ sư Điện ảnh và Truyền hình SMPTE nghiên cứu và phát triển. Tên gọi SDI là tên gọi chung của các chuẩn video số. Cho đến bây giờ đã có nhiều chuẩn video số được giới thiệu và ứng dụng trong cuộc sống như ITU-R, BT.656, SMPTE 259M, SMPTE292 (HD-SDI)

Cùng là chuẩn video tín hiệu số cho định dạng hình ảnh HD nhưng khác với chuẩn HDMI hay được tích hợp vào các thiết bị điện tử gia đình thì SDI chỉ được sử dụng trong các loại thiết bị video chuyên nghiệp.

Những chuẩn video số SDI này được sử dụng để truyền tín hiệu video không nén hoặc mã hóa tín hiệu video số (có thể bao gồm cả việc nhúng âm thanh và mã thời gian) ở đài truyền hình, hoặc đóng gói dữ liệu. SDI sử dụng cáp đồng trục (kết nối BNC) với đường truyền thường kéo dài không quá 300m, còn với cáp quang, đường truyền chỉ bị giới hạn bởi độ dài sợi cáp quang và các bộ Repeater.

Để biết thêm về các chuẩn kết nối tín hiệu và bộ xử lý hình ảnh màn hình led, vui lòng liên hệ SKV Lighting để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.