Khi nào cần lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi

Mục lục bài viết

  • 1. Nội dung báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng?
  • 2. Quy định về việc thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và quyết định chủ trương đầu tư xây dựng?
  • 3. Quy định về việc lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng?

Luật sư tư vấn:

1. Nội dung báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng?

1. Chủ đầu tư hoặc cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A tổ chức lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi để có cơ sở xem xét, quyết định chủ trương đầu tư xây dựng. Trường hợp các dự án Nhóm A (trừ dự án quan trọng quốc gia) đã có quy hoạch được phê duyệt đảm bảo các nội dung quy định tại Khoản 2 thì không phải lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.

2. Nội dung Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi tại Điều 53 của Luật Xây dựng năm 2014 gồm:

- Sự cần thiết đầu tư và các điều kiện để thực hiện đầu tư xây dựng.

- Dự kiến mục tiêu, quy mô, địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng.

- Nhu cầu sử dụng đất và tài nguyên.

- Phương án thiết kế sơ bộ về xây dựng, thuyết minh, công nghệ, kỹ thuật và thiết bị phù hợp.

- Dự kiến thời gian thực hiện dự án.

- Sơ bộ tổng mức đầu tư, phương án huy động vốn; khả năng hoàn vốn, trả nợ vốn vay (nếu có); xác định sơ bộ hiệu quả kinh tế - xã hội và đánh giá tác động của dự án.

Trong đó phương án thiết kế sơ bộ bao gồm cạc nội dung sau:

a) Sơ bộ về địa điểm xây dựng; quy mô dự án; vị trí, loại và cấp công trình chính của dự án;+

b) Bản vẽ thiết kế sơ bộ tổng mặt bằng dự án; bản vẽ thể hiện giải pháp thiết kế sơ bộ công trình chính của dự án;

c) Sơ bộ về dây chuyền công nghệ và thiết bị công nghệ (nếu có).

2. Quy định về việc thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và quyết định chủ trương đầu tư xây dựng?

1. Thẩm quyền lập, thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và quyết định chủ trương đầu tư được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về Đầu tư cồng.

2. Đối với các dự án nhóm A sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách, vốn khác (trừ các dự án quy định tại Khoản 1) chưa có trong quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng được duyệt, chủ đầu tư phải báo cáo Bộ quản lý ngành, Bộ dựng hoặc địa phương theo phân cấp để xem xét, chấp thuận bổ sung quy hoạch theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận bổ sung quy hoạch trước khi lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi theo quy định.

Cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ chủ trì thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi có trách nhiệm lấy ý kiến chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng của Bộ quản lý ngành và các cơ quan có liên quan để tổng hợp và trình người quyết định đầu tư xem xét, quyết định chủ trương đầu tư. Thời hạn có ý kiến chấp thuận về chủ trương đầu tư xây dựng không quá 20 (hai mươi) ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

3. Quy định về việc lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng?

1. Chủ đầu tư tổ chức lập Báo cáo nghiên cứu khả thi để trình người quyết định đầu tư tổ chức thẩm định dự án, quyết định đầu tư, trừ các trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 52 của Luật Xây dựng năm 2014 (Khi xây dựng nhà ở riêng lẻ, chủ đầu tư không phải lập dự án hoặc Báo cáo kinh tế-kỹ thuật đầu tư xây dựng) và Khoản 2 Điều 5 Nghị định 59/2015/NĐ-CP (Dự án đầu tư xây dựng công trình chỉ cần yêu cầu lập Báo cáo kinh tế-kỹ thuật đầu tư xây dựng gồm: a) Công trình xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo; b) Công trình xây dựng mói, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất)).

Riêng đối với dự án ppp, việc lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng do cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật về đầu tư theo hình thức đối tác công tư thực hiện. Nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi được lập theo quy định của Nghị định này và Nghị định của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư.

2. Đối với dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn Đầu tư công, chủ đầu tư tổ chức lập Báo cáo nghiên cứu khả thi sau khi đã có quyết định chủ trương đầu tư của cấp có thẩm quyền theo quy định của Luật Đầu tư công.

3. Đối với các dự án đầu tư xây dựng chưa có trong quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng thì chủ đầu tư phải báo cáo Bộ quản lý ngành, Bộ Xây dựng hoặc địa phương theo phân cấp để xem xét, chấp thuận bổ sung quy hoạch theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận bổ sung quy hoạch ngành trước khi lập Báo cáo nghiên cứu khả thi. Thời gian xem xét, chấp thuận bổ sung quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng không quá 45 (bốn mươi lăm) ngày.

4. Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng, công trình công nghiệp tại khu vực chưa có quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì chủ Đầu tư đề nghị cấp giấy phép quy hoạch xây dựng theo quy định để làm cơ sở lập Báo cáo nghiên cứu khả thi.

5. Đối với dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A có yêu cầu về bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư thì khi phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, người quyết định đầutư căn cứ điều kiện cụ thể của dự án có thể quyết định tách hợp phần công việc bồi thường thiệt hại, giải phóng mặt bằng và tái định cư để hình thành dự án riêng giao cho địa phương nơi có dự án tổ chức thực hiện. Việc lập, thẩm định, phê duyệt đối với dự án này được thực hiện như một dự án độc lập.

Mọi vướng mắc pháp lý trong lĩnh vực xây dựng, đất đai, nhà ở -Quý khách hàng vui lòng liên hệ ngay:Luật sư tư vấn pháp luật đất đai,tư vấn luật xây dựngtrực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi số:1900.6162, Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc.

Luật Minh Khuê(tổng hợp)

Theo Văn bản hợp nhất nghị định số 02/VBHN-BXD ngày 20-07-2018 của Bộ Xây dựng về quản lý dự án đầu tư xây dựng, quy định như sau:

1. Chủ đầu tư hoặc cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A tổ chức lập Báo cáo nghiên cửu tiền khả thi để có cơ sở xem xét, quyết định chủ trương đầu tư xây dựng. Trường hợp các dự án Nhóm A (trừ dự án quan trọng quốc gia) đã có quy hoạch được phê duyệt đảm bảo các nội dung quy định tại Khoản 2 thì không phải lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.

2. Nội dung Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi tại Điều 53 của Luật Xây dựng năm 2014 gồm:

* Sự cần thiết đầu tư và các điều kiện để thực hiện đầu tư xây dựng.

* Dự kiến mục. tiêu, quy mô, địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng.

* Nhu cầu sử dụng đất và tài nguyên.

* Phương án thiết kế sơ bộ về xây dựng, thuyết minh, công nghệ, kỹ thuật và thiết bị phù hợp.

* Dự kiến thời gian thực hiện dự án.

* Sơ bộ tổng mức đầu tư, phương án huy động vốn; khả năng hoàn vốn, trả nợ vốn vay (nếu có); xác định sơ bộ hiệu quả kinh tế - xã hội và đánh giá tác động của dự án.

Trong đó phương án thiết kế sơ bộ bao gồm các nội dung sau:

a) Sơ bộ về địa điểm xây dựng; quy mô dự án; vị trí, loại và cấp công trình chính của dự án;+

b) Bản vẽ thiết kế sơ bộ tổng mặt bằng dự án; bản vẽ thể hiện giải pháp thiết kế sơ bộ công trình chính của dự án;

c) Sơ bộ về dây chuyền công nghệ và thiết bị công nghệ (nếu có).

Ngày gửi: 20/08/2020 lúc 09:48:13

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Theo Khoản 1 Điều 8 Luật đầu tư công 2014 quy định các dự án thuộc nhóm A như sau:

Điều 8. Tiêu chí phân loại dự án nhóm A

Trừ các dự án quan trọng quốc gia quy định tại Điều 7 của Luật này, các dự án thuộc một trong các tiêu chí dưới đây là dự án nhóm A:

1. Dự án không phân biệt tổng mức đầu tư thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Dự án tại địa bàn có di tích quốc gia đặc biệt;

b) Dự án tại địa bàn đặc biệt quan trọng đối với quốc gia về quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh;

c) Dự án thuộc lĩnh vực bảo vệ quốc phòng, an ninh có tính chất bảo mật quốc gia;

d) Dự án sản xuất chất độc hại, chất nổ;

đ) Dự án hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất;

Theo đó, hạng mục công trình của cơ quan bạn đầu tư thuộc khu di tích quốc gia đặc biệt thuộc loại dự án nhóm A. Theo Điều 7 Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng yêu cầu báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng như sau:

“Điều 7. Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng

1. Chủ đầu tư hoặc cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A tổ chức lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi để có cơ sở xem xét, quyết định chủ trương đầu tư xây dựng. Trường hợp các dự án Nhóm A (trừ dự án quan trọng quốc gia) đã có quy hoạch được phê duyệt đảm bảo các nội dung quy định tại Khoản 2 Điều này thì không phải lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.

2. Nội dung Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi được thực hiện theo quy định tại Điều 53 của Luật Xây dựng năm 2014, trong đó phương án thiết kế sơ bộ trong Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi gồm các nội dung sau:

a) Sơ bộ về địa điểm xây dựng; quy mô dự án; vị trí, loại và cấp công trình chính;

b) Bản vẽ thiết kế sơ bộ tổng mặt bằng dự án; mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt công trình chính của dự án;

c) Bản vẽ và thuyết minh sơ bộ giải pháp thiết kế nền móng được lựa chọn của công trình chính;

d) Sơ bộ về dây chuyền công nghệ và thiết bị công nghệ (nếu có).”

Như vậy, dự án nhóm A ( trừ dự án quan trọng quốc gia) đã có quy hoạch được phê duyệt đảm bảo các nội dung thì không phải lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi. Tuy nhiên dự án của cơ quan bạn là dự án di tích quốc gia đặc biệt, do đó vẫn phải lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.