Kích thước của khung tên như sau

Khung tên bản vẽ kỹ thuật là một phần rất quan yếu của bản vẽ, được hoàn thành music music với quá trình tạo bản vẽ. Nội dung và kích thước khung bản vẽ và khung tên được quy định trong tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) như sau:

Kích thước của khung tên như sau

- Nội dung và kích thước của khung bản vẽ và khung tên được quy định trong TCVN 3821- 83. Có 2 loại khung bản vẽ và khung tên: loại dùng trong nhà máy, xí nghiệp và loại dùng trong nhà trường. Dưới đây trình bày loại dùng trong nhà trường.

Kích thước của khung tên như sau

 

- Khung bản vẽ được vẽ bằng nét liền đậm, kẻ cách các mép khổ giấy 5mm (Hình 1.2). Khi cần đóng thành tập, cạnh trái của khung bản vẽ được kẻ cách mép trái của khổ giấy một khoảng bằng 25mm (Hình1.3).                                                          

- Khung tên được đặt ở góc phía dưới, bên phải có thể theo cạnh dài hay cạnh ngắn của bản vẽ. (Hình 1.2, 1.3). Kích thước cụ thể của khung tên như sau: (Hình 1.4)

Kích thước của khung tên như sau

 

Ô1: Đầu đề bài tập hoặc tên chi tiết  Ô2: Vật liệu của chi tiết
Ô3: Tỉ lệ Ô4: Kí hiệu bản vẽ
Ô5: Họ và tên người vẽ Ô6: Ngày vẽ
Ô7: Chữ kí của người kiểm tra  Ô8: Ngày kiểm tra
Ô9: Tên trường, khoa, lớp  

 

  • Có 05 loại khổ giấy, kích thước như sau:
    • A0: 1189 x 841(mm)
    • A1: 841 x 594 (mm)
    • A2: 594 x 420 (mm)
    • A3: 420 x 297 (mm)
    • A4: 297 x 210 (mm)
  • Quy định khổ giấy để thống nhất quản lí và tiết kiệm trong sản xuất
  • Các khổ giấy chính được lập ra từ khổ giấy A0

Kích thước của khung tên như sau

Hình 1. Các khổ giấy chính

  • Mỗi bản vẽ đều có khung vẽ và khung tên. Khung tên được đặt ở góc phải phía dưới bản vẽ

Kích thước của khung tên như sau

Hình 2. Khung vẽ và khung tên

Tỷ lệ

Tỷ lệ là tỷ số giữ kích thước dài đo được trên hình biểu diễn của vật thể và kích thước thực tương ứng đo được trên vật thể đó.

Có 03 loại tỷ lệ:

  • Tỷ lệ 1:1 – tỷ lệ nguyên hình
  • Tỷ lệ 1:X – tỷ lệ thu nhỏ
  • Tỷ lệ X:1 – tỷ lệ phóng to

Nét vẽ

1. Các loại nét vẽ

  • Nét liền đậm: 
    Kích thước của khung tên như sau
    • A1: đường bao thấy
    • A2: Cạnh thấy
  • Nét liền mảnh: 
    Kích thước của khung tên như sau
    • B1: đường kích thước
    • B2: đường gióng
    • B3: đướng gạch gạch trên mặt cắt
  • Nét lượn sóng: 
    Kích thước của khung tên như sau
    • C1: đường giới hạn một phần hình cắt
  • Nét đứt mảnh: 
    Kích thước của khung tên như sau
    • F1: đường bao khuất, cạnh khuất
  • Nét gạch chấm mảnh: 
    Kích thước của khung tên như sau
    • G1: đường tâm
    • G2: đường trục đối xứng

Kích thước của khung tên như sau

Hình 3. Các loại nét vẽ

2. Chiều rộng nét vẽ

0,13; 0,18; 0,25; 0,35; 0,5; 0,7; 1,4 và 2mm. Thường lấy chiều rộng nét đậm bằng 0,5mm và nét mảnh bằng 0,25mm.

Chữ viết

1. Khổ chữ

Khổ chữ: (h) là giá trị được xác định bằng chiều cao của chữ hoa tính bằng mm. Có các khổ chữ: 1,8; 2,5; 14; 20mm

Chiều rộng: (d) của nét chữ thường lấy bằng 1/10h

2. Kiểu chữ

Thường dùng kiểu chữ đứng hoặc nghiêng 750

Kích thước của khung tên như sau

Hình 4. Kiểu chữ

Ghi kích thước

Kích thước của khung tên như sau

Hình 5. Ghi kích thước

1. Đường kích thước

Vẽ bằng nét liền mảnh, song song với phần tử được ghi kích thước.

2. Đường gióng kích thước

Vẽ bằng nét liền mảnh thường kẻ vuông góc với đường kích thước, vượt quá đường kích thước một đoạn ngắn.

3. Chữ số kích thước 

Chỉ trị số kích thước thực (khoảng sáu lần chiều rộng nét).

4. Ký hiệu: \(\varnothing ,R\)

Kích thước của khung tên trong bản vẽ kỹ thuật

Khung tên bản vẽ kỹ thuật là một phần rất quan trọng của bản vẽ, được hoàn thành song song với quá trình tạo bản vẽ. Nội dung và kích thước khung bản vẽ và khung tên được quy định trong tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) như sau:

Khung bản vẽ phải được vẽ bằng nét đậm (kích thước khoảng 0,5 – 1mm); cách mép giấy 5mm. Sau khi thiết kế xong và đóng thành tập hoàn chỉnh đưa cho chủ đầu tư, các cạnh khung bản vẽ được giữ nguyên trừ cạnh khung bên trái được kẻ cách mép 25mm để đóng ghim.

Kích thước của khung tên như sau

Chiều khung tên bản vẽ kỹ thuật đặt ngang hay dọc phụ thuộc vào cách thiết kế của người vẽ. Đa số khung tên được đặt ở cạnh dưới và góc bên phải của bản vẽ. Nhiều bản vẽ có thể đặt chung trên 1 tờ giấy, những phải có khung bản vẽ và khung tên riêng biệt không được dùng chung. 

Trong đó, khung tên của mỗi bản vẽ phải được đặt sao cho các chữ ghi trong khung tên có dấu hướng lên trên hay hướng sang trái đối với bản vẽ để thuận tiện cho việc tìm kiếm bản vẽ và giữ cho bản vẽ không bị thất lạc.

Cách đặt khung tên vào trong bản vẽ

Đối với bản vẽ A3 đến A0 ta đặt khổ giấy nằm ngang so với khung tên. Theo chiều b1 như trong hình.

Kích thước của khung tên như sau

Đối với bản vẽ A4 ta đặt khổ giấy nằm đứng so với khung tên. Theo chiều a1 như trong hình.

Kích thước của khung tên như sau

Mẫu khung tên bản vẽ kỹ thuật sử dụng trong trường học

Trong đó,

Ô số 1: Đầu đề bài tập hay tên gọi chi tiết

Ô số 2: Vật liệu của chi tiết

Ô số 3: Tỉ lệ

Ô số 4: Kí hiệu bản vẽ

Ô số 5: Họ và tên người vẽ

Ô số 6: Ngày vẽ

Ô số 7: Chữ ký của người kiểm tra

Ô số 8: Ngày kiểm tra

Ô số 9: Tên trường, khoa, lớp

Mẫu khung tên bản vẽ kỹ thuật sử dụng trong sản xuất  

Trong đó:

Ô số 1: ghi tên gọi sản phẩm phải chính xác , gắn gọn, phù hợp với danh từ kỹ thuật.

Ô số 2: Ghi ký hiệu bản vẽ. Ký hiệu này sau khi xoay 1800 – cũng ghi ở góc trái phía trên bản vẽ (đối với bản vẽ đặt dọc thì ghi ở góc phải phía trên).

Ô số 3: Vật liệu chế tạo chi tiết.

Ô số 4: Ghi ký hiệu bản vẽ. Bản vẽ dùng cho sản xuất đơn chiếc ghi chữ ĐC; loạt ổn định ghi chữ A, hàng loạt hay đồng loạt ghi chữ B, …..
Ô số 7: Ghi số thứ tự tờ. Nếu bản vẽ chỉ có một tờ thì để trống.

Ô số 8: Ghi tổng số tờ của bản vẽ.

Ô số 9: Tên cơ quan phát hành ra bản vẽ.

Ô số 14: ghi ký hiệu sửa đổi( các chữ a,b,c …) đồng thời các ký hiệu này cũng được ghi lại bên cạnh phần được sửa đổi( đã đưa ra ngoài lề) của bản vẽ.

Ô số 14 – 18: Bảng sửa đổi. Việc sửa đổi bản vẽ chỉ được giải quyết ở cơ quan, xí nghiệp bảo quản bản chính.

Trên đây là mẫu khung tên bản vẽ kĩ thuật A4, A3, A2, A1 mà Kim Thành Vina muốn giới thiệu cho các bạn. Hi vọng với những thông tin trên sẽ giúp ích được cho các bạn trong việc thiết kế, vẽ bản vẽ.