Kinh nghiệm đi đăng kiểm xe ô to

Tham khảo kinh nghiệm trước khi mang xe đi đăng kiểm sẽ giúp bạn tránh được những rắc rối không đáng có, đồng thời tiết kiệm thời gian và công sức.

1. Kiểm tra và bảo dưỡng xe trước khi đăng kiểm

Không nên mang xe đi đăng kiểm khi chưa thực hiện bước chuẩn bị vô cùng quan trọng này. Hãy mang ô tô của bạn đến trung tâm bảo dưỡng để kiểm tra và chăm sóc tổng thể xe. Điều này giúp xe của bạn tăng khả năng đáp ứng được những tiêu chuẩn do cơ quan đăng kiểm đề ra như an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường…vv. Rất nhiều chủ xe đã chủ quan, không thực hiện bước này dẫn đến kết quả là xe bị đánh trượt.

2. Tránh khung thời gian cao điểm

Kinh nghiệm đi đăng kiểm xe ô tô cho thấy nếu bạn mang xe tới trung tâm vào giờ cao điểm, rất có thể bạn sẽ phải chờ rất lâu mới tới lượt xe của mình. Đặc biệt là các ngày đầu tuần và trước ngày nghỉ lễ, số lượng xe đăng kiểm sẽ tăng một cách đáng kinh ngạc. Do đó hãy tránh những thời điểm trên để bạn không mất thời gian chờ đợi.

3. Đặt lịch trước qua tổng đài 1080

Một trong những kinh nghiệm đi đăng kiểm xe ô tô cực bổ ích đó là hãy gọi tổng đài 1080 để đặt lịch trước. Tổng đài này sẽ giúp bạn lựa chọn trung tâm đăng kiểm và đặt lịch đăng kiểm một cách đơn giản, dễ dàng. Với lịch được đặt trước, bạn chỉ cần đến đúng giờ hẹn là sẽ được đưa xe vào đăng kiểm ngay, giảm thời gian chờ đợi. Điều đặc biệt là bạn không phải tốn bất kì chi phí nào ngoại trừ phí điện thoại cho việc đặt lịch này.

4. Quy trình kiểm định

Kiểm định ô tô được chia là 5 công đoạn khác nhau:

– Kiểm tra tổng quát xe

– Kiểm tra phần trên của xe

– Kiểm tra trượt ngang bánh xe dẫn hướng, phanh xe

– Kiểm tra tiêu chuẩn môi trường (khí xả)

- Kiểm tra phần dưới của xe

Trong đó, mỗi công đoạn này lại được chia thành 56 hạng mục nhỏ để tiến hành kiểm định dễ hơn. Ví dụ công đoạn kiểm tra tổng quát xe bao gồm 13 hạng mục nhỏ, đó là: BKS, số khung, số máy, động cơ và các hệ thống liên quan, màu sơn, bánh xe và lốp dự phòng, cơ cấu chuyên dùng, cơ cấu khóa hãm, đèn trước, đèn tín hiệu, thiết bị bảo vệ thành bên và chắn bùn, bình chữa cháy.

Công đoạn kiểm tra phần trên của xe được chia ra làm 16 hạng mục khác nhau: kính chắn gió, gạt nước và phun nước rửa kính, gương chiếu hậu, đồng hồ trên bảng điều khiển, vô lăng lái, trụ lái, trợ lực lái, các bàn đạp điều khiển, sự làm việc của ly hợp, cơ cấu điều khiển hộp số, cơ cấu điều khiển phanh đỗ, tay vịn và cột chống (với xe khách), ghế ngồi và đai an toàn, thân vỏ buồng lái thùng hàng, sàn bệ khung xương, cửa và tay nắm, dây điện phần trên.

Sau khi nhân viên kiểm định hoàn tất toàn bộ 56 hạng mục, chủ xe chỉ cần lấy giấy hẹn và đưa xe về.

5. Những lỗi dễ mắc phải.

Thông thường, các xe mắc lỗi về hệ thống phanh là nhiều nhất.

3 nguyên nhân chính dẫn đến trường hợp phanh không đạt đủ chuẩn để đăng kiểm thành công là:

· Các chi tiết trong hệ thống phanh lỏng lẻo, không đúng chủng loại, bị cong vênh hoặc biến dạng, hành trình tự do của bàn đạp phanh không được chính xác.

· Hệ thống phanh bị chảy dầu, các phanh bị lỏng, các bình khí không được đậy kín, đồng hồ báo áp suất ngừng hoạt động.

· Hiệu quả phanh kém, không đủ tiêu chuẩn. Để phanh đạt đủ tiêu chuẩn thì tổng lực phanh của các bánh xe phải nhiều hơn 50% trọng lượng của cả xe. Tổng lực phanh khi đỗ phải lớn hơn 16% trong lượng của toàn bộ chiếc ô tô.

Để tránh mắc phải lỗi này, chủ xe hãy kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống phanh thật kĩ trước khi mang xe đi đăng kiểm.

TOYOTA THANH XUÂN CUNG CẤP GÓI BẢO DƯỠNG HỆ THÔNG PHANH AN TOÀN – NHANH CHÓNG – TIỆN LỢI

LIÊN HỆ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN BÁO GIÁ TỐT NHẤT

TOYOTA THANH XUÂN

0934696669 (Nhánh 2)

(*) HÃY Click vào số điện thoại sẽ tạo cuộc gọi trên di động

Sau khi sắm 1 chiếc ô tô bạn còn 1 bước nữa để lăn bánh trên đường. Đó chính là thủ tục đăng kiểm ô tô.Vậy đăng kiểm ô tô là gì? Không chính chủ có đi đăng kiểm được không? Đăng kiểm xe ở đâu? Bài viết này Bảo Hà Auto sẽ chia sẻ 1 số kinh nghiệm đi đăng kiểm xe ô tô cho bạn.

Kinh nghiệm đi đăng kiểm xe ô to
Kinh nghiệm đi đăng kiểm xe hơi tại trung tâm kiểm định

Đăng kiểm xe ô tô là gì? Tại sao phải đăng kiểm xe ô tô

Đăng kiểm xe ô tô là 1 quy định bắt buộc và định kỳ với tất  các phương tiện giao thông. Đây là 1 quy trình nhằm trình báo chiếc xe với cơ quan chức năng.

Đây là 1 bài kiểm tra toàn diện tình trạng chiếc ô tô của bạn. Liệu nó có đủ tiêu chuẩn/ đảm bảo an toàn giao thông hay không.

Nếu đạt xe bạn sẽ được cấp phép di chuyển trên đường.

Nếu không đạt, bạn phải tiến hàng bảo trì, bảo dưỡng xe rồi đăng kiểm lại. Trường hợp này thường xảy ra ở những chiếc ô tô mua lại, hoặc những lần đăng kiểm định kỳ.

Tại sao phải đăng kiểm?

Quy trình này sẽ lặp lại định kỳ với ô tô từ 4 – 9 chỗ như sau:

  • 18 tháng/ 1 lần trong 7 năm sau ngày sản xuất.
  • 12 tháng/ 1 lần với xe sản xuất từ 7 đến 12 năm.
  • 6 tháng/ 1 lần với xe sản xuất trên 12 năm.

Đây là thời gian tối đa để cơ quan chức năng kiểm tra lại chất lượng xe. Quy trình này bao gồm tất cả tiêu chuẩn an toàn, thắng, mức độ khí thải,…

Do đó mỗi lần đăng kiểm bạn cần phải kiểm tra, bảo trì xe thật tốt. Việc này giúp bạn không bị mất thời gian và tiền bạc cho mỗi lần đăng kiểm.

Chính vì vậy bạn không thể bỏ qua các kinh nghiệm đi đăng kiểm xe ô tô dưới đây đâu đấy!

Đăng kiểm xe ô tô có cần chính chủ không?

Một câu hỏi thường gặp nữa là có cần chính chủ để đăng kiểm xe không. Theo quy định của Luật giao thông đường bộ hiện hành là không. 

Bởi theo Khoản 1 điều 5 của Thông tư 70/2015/TT-BGTVT được phát hành ngày 09/1/2015 quy định rõ:

Hồ sơ khi lập hồ sơ phương tiện

Khi đăng ký kiểm định ô tô bạn cần lập 1 bộ hồ sơ gồm các loại giấy tờ:

  • Bản chính giấy đăng ký xe ở địa phương
  • Hoặc giấy trả góp có chứng nhận của Ngân hàng/ Tổ chức tín dụng (bản sao)
  • Hoặc giấy hẹn đăng ký xe (bản sao)
  • Bản chính Bảo hiểm trách nhiệm dân sự cơ giới (còn hiệu lực)
  • Phiếu kiểm tra chất lượng ô tô của xưởng sản xuất (bản sao)
  • Bản chính giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường

Giấy đăng kiểm xe ô tô là gì?

Kinh nghiệm đi đăng kiểm xe ô to
Mẫu giấy đăng kiểm đính kèm trong phụ lục II thông tư 70/2015/TT-BGVT

Giấy đăng kiểm ô tô hay còn gọi là phiếu lập hồ sơ phương tiện (có mẫu đính kèm tại phụ lục II thông tư 70/2015/TT-BGTVT). 

Giấy này bao gồm tất cả các thông tin về xe, số hiệu, lốc, động cơ,… Kèm theo đó là các giấy tờ tại khoản 1 và khoản 2 Điều 5 Thông tư 70/2015/TT-BGTVT

Giấy tờ cần thiết khi kiểm định

Khi kiểm định xe cần nộp các giấy tờ đã chuẩn bị trước khi kiểm định. Tuy nhiên không cần nộp giấy chứng nhận bảo hiểm xe nữa.

Kèm theo là Thông tin đăng nhập tài khoản quản lý hộp đen cho cơ quan chức năng nữa.

Lệ phí đăng kiểm ô tô 2020

Theo kiểm tra, lệ phí bắt buộc phải đóng khi đăng kiểm lần lượt như sau:

Lưu ý: Mức phí sẽ thay đổi khi nhà nước có thay đổi. Phí bảo trì đường bộ sẽ được đóng 1 lần cho đến lượt kiểm định sau.

Đăng kiểm xe 4 chỗ hết bao nhiêu tiền?

Đầu tiên khoản phí phải đóng với ô tô 4 chỗ khi vào cửa đăng kiểm được chia thành 2 loại. Gồm xe đăng ký kinh doanh và xe không đăng ký kinh doanh.

– Xe đăng ký kinh doanh:

  • Phí đăng kiểm: 240.000/xe
  • Phí chứng nhận: 100.000/xe
  • Phí bảo trì đường bắt buộc:180.000/tháng
  • Phí bảo hiểm xe bao gồm VAT: 830.000/xe

– Xe không đăng ký kinh doanh:

  • Phí đăng kiểm: 240.000/xe
  • Phí chứng nhận: 100.000/xe
  • Phí bảo trì đường bắt buộc:130.000/tháng
  • Phí bảo hiểm xe bao gồm VAT: 436.000/xe

Đăng kiểm xe ô tô 7 chỗ hết bao nhiêu tiền?

Khi đăng kiểm xe ô tô 7 chỗ cũng có biểu phí đóng như xe ô tô 4 chỗ.

– Xe đăng ký kinh doanh:

  • Phí đăng kiểm: 240.000/xe
  • Phí chứng nhận: 100.000/xe
  • Phí bảo trì đường bắt buộc:180.000/tháng
  • Phí bảo hiểm xe bao gồm VAT: 1.022.000/xe

– Xe không đăng ký kinh doanh:

  • Phí đăng kiểm: 240.000/xe
  • Phí chứng nhận: 100.000/xe
  • Phí bảo trì đường bắt buộc:130.000/tháng
  • Phí bảo hiểm xe bao gồm VAT: 874.000/xe

Thời hạn đăng kiểm xe ô tô 4 chỗ, 7 chỗ

Thời gian đăng kiểm ô tô không phải 1 lần trọn đời. Đây là 1 chu kỳ kiểm định có quy định với từng loại xe.

Do đó, xe sản xuất 10 năm sẽ có chu kỳ kiểm định khác với xe vừa được sản xuất 1 năm. Các bác tài cần nhớ lịch đăng kiểm định kỳ để không bị phạt oan nhé!

  • Đã sản xuất đến 07 năm: Chu kỳ đăng kiểm đầu 30 tháng, chu kỳ đăng kiểm định kỳ là 18 tháng
  • Đã sản xuất trên 07 năm đến 12 năm: Chu kỳ đăng kiểm định kỳ là 12 tháng

Bên cạnh đó quy trình này còn được quy định nghiêm ngặt với từng dòng xe và mục đích vận hành xe.

Kinh nghiệm đi đăng kiểm xe ô to
Bảng chu kỳ đi đăng kiểm định kỳ của các loại xe cơ giới

Đăng kiểm xe ô tô ở đâu?

Vậy phải đến nơi nào đăng ký kiểm định xe? Hiện nay, lưu lượng xe ô tô trên địa bàn Việt Nam khá day.

Do đó, các trung tâm đăng kiểm cũng phủ rộng khắp từ Bắc vào Nam. Do đó các bạn có thể yên tâm đến kiểm tra xe của mình nhé!

Sau đây là 1 số trung tâm ở trung tâm thành phố lớn. Các bạn có thể dễ dàng tìm kiếm các trung tâm khác bằng 1 cú nhấp chuột nhé!

Khu vực miền Bắc

  • Chi cục 1 tọa lạc tại 126 Kim Ngưu, Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng
  • Chi nhánh Hà Sơn Bình ở số 1 Bà Triệu, Hà Đông
  • Chi nhánh Vĩnh Phúc tại 1821 Hùng Vương, Việt Trì , Phú Thọ

Khu vực miền Trung

  • Chi cục 2 địa chỉ 110 Nguyễn Đức Thuận, Nam Định
  • Chi cục 4 tại 128 Bạch Đằng, Hải Châu, Đà Nẵng

Khu vực miền Nam

  • Chi cục 6 trụ sở tại 130 Lý Tự Trọng, Quận 1, HCM

Kinh nghiệm đi đăng kiểm ô tô nên biết

Kiểm định xe là 1 quy trình nghiêm ngặt để cơ quan chức năng quyết định cho phép xe lưu thông. Chính vì thế mà tất cả các khâu kiểm tra đều rất chuẩn mực.

Bảo Hà sẽ chia sẻ 1 số kinh nghiệm đi đăng ký ô tô cho bạn. Thông thường xe của bạn sẽ trải qua 5 khu kiểm tra sau:

  • Kiểm tra tổng thể xe (khung sườn, màu sơn,…)
  • Kiểm tra nội thất xe
  • Phanh xe và chất lượng lốp
  • Nhiên liệu tiêu hao, mức độ ô nhiễm môi trường
  • Kiểm tra tiện ích kèm theo và gầm xe

Theo đó gồm tổng cộng 56 hạng mục kiểm tra đánh giá. Với kinh nghiệm đi đăng kiểm xe ô tô, bạn nên tự kiểm tra trước các phần dễ bị loại sau:

Kinh nghiệm kiểm tra tổng quan xe

Đối với phần nhận diện xe, bạn chú ý lau thật sạch biển số xe, gương chiếu hậu,… Đặc biệt là phần dưới nắp capo, khung số xe cũng phải làm sạch.

Kiểm tra cần gạt nước trước xem có hoạt động bình thường không. Nếu có trục trặc hãy đem đến trung tâm bảo dưỡng ngay.

Đối với những chiếc xe có dán tem trang trí ô tô phải tuân thủ quy định. Kinh nghiệm đi đăng kiểm xe ô tô của mình, các bạn chú ý kiểm tra các trục đèn trong, ngoài xe.

Kinh nghiệm kiểm tra nội thất xe

Trước khi đăng kiểm, bạn nên lau chùi, hút bụi 1 lượt ghế, khe rãnh trong xe. 

Bạn hãy kiểm tra các nút điều khiển xe có trục trặc gì không. Đặc biệt các ký hiệu đèn báo trên taplo cũng phải hiển thị đầy đủ, không có lỗi.

Các công tắc kèn, xi nhan, khóa chốt cửa sẽ được kiểm tra kỹ lưỡng. Chú ý an toàn điện, trong xe không nên để quá nhiều dây điện chồng chéo. 

Kinh nghiệm kiểm tra phanh, lốp xe

Ở đây bạn cần xác định bơm lốp xe tô ô bao nhiêu kg là đủ. Dùng máy đo áp suất lốp xe để đảm bảo áp suất không chênh lệch quá lớn.

Kiểm tra hệ thống phanh xe, check xem phanh còn sử dụng tốt hay không.

Kinh nghiệm kiểm tra nhiên liệu

Ở đây, chủ yếu phần khí thải sẽ được đo để biết rằng xe có làm ô nhiễm vượt mức quy định không. Nếu như ống bô hay khí thải xe bạn quá mức, hãy kiểm tra ngay.

Bên cạnh đó, nếu động cơ quá ồn, hãy đưa đến trung tâm để khắc phục. Cũng đừng quên trang bị bình chữa cháy mini cho xe nhé.

Kinh nghiệm kiểm tra gầm xe

Kiểm tra xe phần gầm xe có bị rỉ dầu hay rỉ sét hay không. Hãy lau chùi thật sạch cả bô xe nữa nhé!

Bên cạnh đó bạn cũng đừng quên kiểm tra các camera hành trình của trình còn hoạt động tốt hay không nhé!

Nếu xe bị hư hỏng, hoặc xảy ra trục trặc nào thì cơ quan sẽ gửi giấy để bạn đi bảo dưỡng lại. Đơn vị đăng kiểm sẽ không phạt bạn nếu có hư hỏng, nhưng bạn phải thực hiện lại công đoạn kiểm định đấy.

Kết luận

Đăng kiểm xe là quá trình kiểm soát lại chức năng xe của bạn. Bên cạnh đó nhà chức trách còn muốn kiểm tra tình trạng các xe cũ còn đủ an toàn để lưu thông.

Đây là 1 thao tác bắt buộc nên các bạn cần lưu ý kinh nghiệm đi đăng kiểm xe ô tô. Điều này sẽ giúp bạn đỡ mất thời gian và tiền bạc nữa.

Qua bài viết, hi vọng bạn sẽ biết cách kiểm tra trước khi đi kiểm tra định kỳ.