Kinh phí tiết kiệm của cơ quan nhà nước không được sử dụng vào mục dịch gì

Nhiều bạn đọc hỏi trangtinphapluat.com, kinh phí hành chính tiết kiệm được của các cơ quan nhà nước được chi cho những mục đích gì?

Trangtinphapluat.com trả lời như sau:

Kinh phí hành chính tiết kiệm được chi theo các khoản sau:

Theo Khoản 7, Điều 3, Thông tư liên tịch số 71/2014/TTLT-BTC-BNV ngày 30/5/2014 của Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan Nhà nước quy định về sử dụng kinh phí hành chính tiết kiệm được; trong đó Điểm b quy định như sau:

Kinh phí tiết kiệm của cơ quan nhà nước không được sử dụng vào mục dịch gì
Kinh phí hành chính tiết kiệm được chi vào những mục đích gì?

“b) Kinh phí tiết kiệm được sử dụng cho các nội dung sau:

– Bổ sung thu nhập cho cán bộ, công chức và người lao động;

– Chi khen thưởng: Chi khen thưởng định kỳ hoặc đột xuất cho tập thể, cá nhân theo kết quả công việc và thành tích đóng góp ngoài chế độ khen thưởng theo quy định hiện hành của Luật Thi đua khen thưởng;

– Chi cho các hoạt động phúc lợi tập thể: Hỗ trợ các hoạt động đoàn thể; hỗ trợ các ngày lễ, tết, các ngày kỷ niệm (kỷ niệm ngày phụ nữ Việt Nam, ngày thương binh liệt sỹ, ngày quân đội nhân dân… ), trợ cấp khó khăn thường xuyên, đột xuất; trợ cấp ăn trưa, chi đồng phục cho cán bộ, công chức và người lao động của cơ quan; trợ cấp hiếu, hỷ, thăm hỏi ốm đau; trợ cấp nghỉ hưu, nghỉ mất sức; hỗ trợ cho cán bộ, công chức và người lao động trong biên chế khi thực hiện tinh giản biên chế; chi khám sức khỏe định kỳ, thuốc y tế trong cơ quan; chi xây dựng, sửa chữa các công trình phúc lợi;

– Trích lập quỹ dự phòng để ổn định thu nhập cho cán bộ, công chức: Số kinh phí tiết kiệm được, cuối năm chưa sử dụng hết được chuyển vào quỹ dự phòng ổn định thu nhập”.

Kinh phí tiết kiệm của cơ quan nhà nước không được sử dụng vào mục dịch gì
Quỹ tiền lương được giao theo số biên chế được cấp có thẩm quyền giao trên cơ sở vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức.- Ảnh minh họa

Bộ Tài chính cho biết, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 28/01/2021 thông qua đề nghị xây dựng Nghị định quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về quản lý, sử dụng kinh phí quản lý hành chính thay thế Nghị định số 130/2005/NĐ-CP, Nghị định số 117/2013/NĐ-CP, trong đó giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan xây dựng dự thảo Nghị định quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về quản lỷ, sử dụng kinh phí quản lý hành chính theo quy định, trình Chính phủ xem xét, ban hành.

Theo đó, Bộ Tài chính đã dự thảo Nghị định quy định cụ thể hơn về nguồn kinh phí giao tự chủ. Theo quy định hiện hành tại Điều 5 Nghị định số 130/2005/NĐ-CP, kinh phí quản lý hành chính giao cho cơ quan thực hiện chế độ tự chủ từ các nguồn: Ngân sách Nhà nước cấp; các khoản phí, lệ phí được để lại theo chế độ quy định; các khoản thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Với nội dung này, dự thảo Nghị định quy định chi tiết “Kinh phí quản lý hành chính giao cho cơ quan Nhà nước thực hiện tự chủ từ các nguồn sau:

Nguồn ngân sách Nhà nước cấp chi quản lý hành chính của các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội theo quy định của pháp luật về ngân sách Nhà nước và được xác định để giao tự chủ theo quy định.

Các khoản thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật thuộc lĩnh vực chi hoạt động của các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác).

Phần thu phí được để lại giao tự chủ thuộc lĩnh vực chi hoạt động của các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội (nếu có) theo quy định tại Luật phí và lệ phí và Nghị định số 120/2016/NĐ-CP”.

Dự thảo Nghị định cũng quy định, kinh phí quản lý hành chính giao cho các cơ quan thực hiện tự chủ được xác định và giao hằng năm bao gồm:

Quỹ tiền lương theo số biên chế được cấp có thẩm quyền giao trên cơ sở vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức. Trường hợp cơ quan chưa được phê duyệt vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức thì thực hiện khoán quỹ tiền lương trên cơ sở biên chế được giao.

Chi hoạt động thường xuyên theo số biên chế được cấp có thẩm quyền giao trên cơ sở vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, định mức phân bổ dự toán chi quản lý hành chính theo phân cấp ngân sách Nhà nước hiện hành. Trường hợp cơ quan chưa được phê duyệt vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức thì thực hiện khoán theo số biên chế được cấp có thẩm quyền giao.

Quỹ tiền thưởng theo Nghị quyết số 27-NQ/TW của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp kể từ thời điểm chế độ tiền lương do Chính phủ quy định theo Nghị quyết số 27-NQ/TW có hiệu lực thi hành.

Về thuê chuyên gia, nhà khoa học, người có tài năng đặc biệt thực hiện nhiệm vụ, dự thảo Nghị định bổ sung quy định: Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định việc thuê chuyên gia, nhà khoa học, người có tài năng đặc biệt thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý. Mức chi cụ thể thực hiện theo quy định chung về tiền lương, tiền công của Nhà nước.

Đồng thời, dự thảo cũng bổ sung quy định về số kinh phí tiết kiệm được, cuối năm chưa sử dụng hết được chuyển vào quỹ dự phòng ổn định thu nhập và quỹ phúc lợi.

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân với dự thảo này tại Cổng Thông tin điện tử của Bộ.

Khánh Linh


Kinh phí tiết kiệm của cơ quan nhà nước không được sử dụng vào mục dịch gì

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Thế nào được coi là kinh phí tiết kiệm được của đơn vị?

Kết thúc năm ngân sách, sau khi hoàn thành các nhiệm vụ được giao, cơ quan thực hiện chế độ tự chủ có số chi thực tế thấp hơn số dự toán được giao thì phần chênh lệch này được xác định là kinh phí tiết kiệm được.

Chế độ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ

Quy định mới về thực hiện bảo hiểm thất nghiệp

Tạm ứng và thu hồi vốn tạm ứng thế nào?

Điểm mới giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính

Sở Giao thông vận tải Quảng Ngãi được UBND tỉnh Quảng Ngãi giao thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước và Nghị định số 117/2013/NĐ-CP ngày 7/10/2013 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 130/2005/NĐ-CP.

Theo Điều 8 Nghị định số 130/2005/NĐ-CP và Điểm e, Khoản 2 Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT-BTC-BNV ngày 17/1/2006 hướng dẫn, kết thúc năm ngân sách, sau khi đã hoàn thành các nhiệm vụ được giao, cơ quan thực hiện chế độ tự chủ có số chi thực tế thấp hơn dự toán kinh phí quản lý hành chính được giao để thực hiện chế độ tự chủ thì phần chênh lệch này được xác định là kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được.

Thực hiện theo quy định trên, Sở Giao thông vận tải Quảng Ngãi đã sử dụng nguồn thu tiết kiệm được từ phí sát hạch lái xe, phí thẩm định thiết kế kỹ thuật, phí thẩm định dự toán xây dựng và phí thẩm định dự toán đầu tư xây dựng, phí thẩm định thiết kế cơ sở để chi cho các nội dung liên quan theo hướng dẫn của Bộ Tài chính và theo quy chế chi tiêu nội bộ của Sở Giao thông vận tải.

Qua Hệ thống Tiếp nhận, trả lời kiến nghị của doanh nghiệp, Sở Giao thông vận tải Quảng Ngãi hỏi, Sở có số chi thực tế thấp hơn dự toán kinh phí quản lý hành chính được giao để thực hiện chế độ tự chủ thì phần chênh lệch này có được xác định là kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP và Nghị định số 117/2013/NĐ-CP của Chính phủ không?

Về vấn đề này, Bộ Tài chính có ý kiến như sau:

Tại Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23/8/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phí và lệ phí quy định:

“2. Số tiền phí để lại cho tổ chức thu phí quy định tại Khoản 1 và Khoản 2, Điều 4 Nghị định này được chi dùng cho các nội dung sau đây:

a) Chi thực hiện chế độ tự chủ (đối với cơ quan Nhà nước), chi thường xuyên (đối với đơn vị sự nghiệp công lập)…

b) Chi không thực hiện chế độ tự chủ (đối với cơ quan Nhà nước), chi nhiệm vụ không thường xuyên (đối với đơn vị sự nghiệp công lập)…

4. Số tiền phí để lại cho tổ chức thu phí chi cho các nội dung tại Khoản 2 Điều này, đối với cơ quan Nhà nước thực hiện theo quy định của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính; đối với đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo quy định của Chính phủ về cơ chế tự chủ”.

Tại Điều 5 Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan Nhà nước quy định: “Kinh phí quản lý hành chính giao cho cơ quan thực hiện chế độ tự chủ từ các nguồn phí được để lại theo chế độ quy định”.

Tại Khoản 7, Điều 1 Nghị định số 117/2013/NĐ-CP ngày 7/10/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 130/2005/NĐ-CP quy định: “1. Kết thúc năm ngân sách, sau khi hoàn thành các nhiệm vụ được giao, cơ quan thực hiện chế độ tự chủ có số chi thực tế thấp hơn số dự toán được giao về kinh phí thực hiện chế độ tự chủ thì phần chênh lệch này được xác định là kinh phí tiết kiệm;…”.

Căn cứ quy định trên, tiền phí được để lại là nguồn tài chính của đơn vị, kết thúc năm ngân sách, sau khi hoàn thành các nhiệm vụ được giao, cơ quan thực hiện chế độ tự chủ (Sở GTVT) có số chi thực tế thấp hơn số dự toán được giao về kinh phí thực hiện chế độ tự chủ thì phần chênh lệch này được xác định là kinh phí tiết kiệm được theo quy định tại Nghị định số 130/2005/NĐ-CP và Nghị định số 117/2013/NĐ-CP của Chính phủ.

In bài viết

tự chủ dự toán kinh phí tiết kiệm

THÔNG TIN CẦN QUAN TÂM

  • Kinh phí tiết kiệm của cơ quan nhà nước không được sử dụng vào mục dịch gì

    Đề xuất mức chi xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

  • Kinh phí tiết kiệm của cơ quan nhà nước không được sử dụng vào mục dịch gì

    Tổng cục Hải quan hướng dẫn hủy tờ khai nhập khẩu tại chỗ

  • Kinh phí tiết kiệm của cơ quan nhà nước không được sử dụng vào mục dịch gì

    Tháo gỡ vướng mắc về thuế GTGT đối với chế phẩm sinh học xử lý môi trường

Tin nổi bật

Kinh phí tiết kiệm của cơ quan nhà nước không được sử dụng vào mục dịch gì

Siết chặt quản lý thuế, chống thất thu với các khoản thu về đất và bất động sản

Kinh phí tiết kiệm của cơ quan nhà nước không được sử dụng vào mục dịch gì

Bộ Tài chính trao tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Tài chính Việt Nam cho Cố vấn trưởng GIZ

Kinh phí tiết kiệm của cơ quan nhà nước không được sử dụng vào mục dịch gì

Thủ tướng đôn đốc triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội

Kinh phí tiết kiệm của cơ quan nhà nước không được sử dụng vào mục dịch gì

Phối hợp thu thuế đúng với giá chuyển nhượng bất động sản

Kinh phí tiết kiệm của cơ quan nhà nước không được sử dụng vào mục dịch gì

Chủ động quản lý thuế với hoạt động thương mại xuyên biên giới