Liên hệ mở rộng nhân vật ông Sáu

Đề bài : Em hãy trình bày cảm nhận của em về nhân vật ông Sáu trong truyệnngắn Chiếc lược ngàNguyễn Quang Sáng là một nhà văn Nam Bộ nên trong văn thơ của ông có cáichất hồn hậu, mộc mạc mà thấm tình người như chính con người Nam Bộ vậy.Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” sáng tác năm 1966, khi cuộc kháng chiến chốngđế quốc Mĩ gay gắt, quyết liệt ở chiến trường miền Nam. Trong không khíchiến tranh, tình cảm cha con trong truyện ngắn được nhà văn làm nổi bật tạosự xúc động mãnh liệt cho người đọc. Trong các nhân vật trong truyện ngắn,hình ảnh người cha, tức ông Sáu thật khiến người đọc cảm thấy thật bình dịsong cũng thật đẹp, tình yêu ông dành cho bé Thu làm lay động tâm hồn củađộc giả.Ông Sáu sau tám năm chiến đấu ở chiến trường, khi được nghỉ phép về thămnhà, lòng ông nôn nao vì biết sắp được gặp con gái của mình, khi ông đi, congái của mình mới được hơn một tuổi. Vì vậy,lần này trở về không tránh khỏicảm giác hồi hộp, mong chờ. Có lẽ, tình cảm cha con thiêng liêng khiến ôngnhận ngay ra bé Thu khi thuyền vừa mới cập bến, đó là một đứa bé khoảng lênchín, lên mười đang chơi ở gốc xoài. Sự xúc động, vui sướng khiến ông nghẹnngào gọi tên con: “Thu! con” . Sự nôn nóng, xúc động của ông Sáu ta hoàntoàn có thể hiểu được. Với một người cha mà nói, sự xa cách, biệt li suốt támnăm ròng với chính đứa con gái mình hết mực yêu thương, nay được gặp lạivừa là niềm vui đoàn viên, vừa là niềm hạnh phúc vô bờ bến.Tuy nhiên, mọi niềm vui của ông Sáu dường như không được lâu, bởi ngay sauđó, khi ông “bước tới vừa đưa tay đón chờ con” thì bé Thu không chạy lại ômchặt lấy ông như ông từng mường tượng mà còn bé “tròn mắt nhìn”, cái nhìn“vừa lạ lùng, vừa ngơ ngác”. Sự xúc động làm cho vết thẹo trên mặt của ông“giật giật”, giọng nói run run không còn kìm chế được được sự xúc động: “Bađây con! Ba đây con”. Vì sự nôn nóng, biểu hiện có phần gấp gáp, vồ vập củaông Sáu, lại thêm vết sẹo đỏ ửng trên mặt giật giật khiến cho bé Thu hoảng sợ ,bé đã chạy đi, vừa chạy vừa kêu thét “má! Má”. Bé Thu là một đứa trẻ, trướcmặt có người lạ, lại có phần đáng sợ bởi vết sẹo trên mặt, sự hoảng hốt của bé,ông Sáu cũng phần nào hiểu được.Nhưng bởi vì quá hi vọng vào cuộc đoàn viên hạnh phúc này nên khi bị bé Thukhước từ đón nhận, hoảng sợ chạy vụt đi thì ông Sáu đã “ngạc nhiên, đau đớnvà hụt hẫng”. Sự đau khổ của người cha bị chính con mình từ chối thừa nhậnđược nhà văn Nguyễn Quang Sáng miêu tả rất xúc động : “đau đớn khiến mặtanh sầm lại…hai tay buông thỏng như bị gãy”. Người cha náo nức vì niềm vuiđược gặp con gái,muốn ôm con vào lòng với tất cả sựâu yếm dành dụm bao năm xa cách nhưng lại bị đứa con hoảng sợ, chối từ. Đóchẳng phải nỗi đau đớn, tuyệt vọng nhất của một người cha hay sao?Hai ngày ở nhà, ông Sáu cũng chẳng dám đi đâu xa, cứ quanh quẩn tìm mọicách để được gần con, mong mỏi sự đón nhận của bé Thu. Tuy nhiên, hiện thựcdiễn ra khiến ông vô cùng đau lòng, bé Thu không những nhất quyết khôngchịu nhận ông, mà một chút quan tâm, chút lễ phép đối với ông cũng không có.Khi được má sai vào gọi ba xuống ăn cơm, bé Thu cũng gọi cộc lốc, trốngkhông, gọi chỉ vì bắt buộc phải làm vậy: “cơm chín rồi”.Lúc ấy ông Sáu “vừakhe khẽ lắc đầu vừa cười”. Tuy là cười đấy, nhưng sao nụ cười này thật buồn,còn man mác sự thất vọng, bất lực, khổ tâm của người cha. Vì dù bao nhiêu cốgắng đi nữa thì cũng đều vô vọng, chính đứa con gái ruột thịt mình yêu quý đềumột mực khước từ, thậm chí còn phủ nhận sự xuất hiện của ông.Tuy rất buồn nhưng chưa một phút giây nào ông Sáu thôi cố gắng, thôi chămchút, lo lắng cho bé Thu. Trong bữa cơm gia đình, vì yêu thương con nên ôngSáu đã gắp cho con miếng trứng cá to nhất, ngon nhất. Nhưng đáplại cử chỉ âncần ấy là sự chối bỏ quyết liệt của con bé, con bé không những không đón nhậnnó mà còn dùng đũa hất miếng trứng ra ngoài. Vì quá tức giận, ông Sáu đãđánh con. Đánh con nhưng lòng người cha còn đau gấp bội. Vì hành động nóngnảy này mà đến lúc hi sinh, ông Sáu vẫn mang theo sự hối hận. Đến tận lúcchia tay, lên đường vào chiến trận, ông Sáu vẫn “buồn nẫu ruột”, ông khôngdám chạy lại ôm con, bế con vì sợ con bé hoảng sợ. Ông chỉ đưa mắt lên nhìn,cái nhìn cũng “buồn rầu”. Nhưng thật bất ngờ,vào giây phút cuối cùng, khi sắpphải chia tay, ông Sáu lại vỡ òa trong hạnh phúc vì tiếng gọi ba bất ngờ từ béThu “b…a..”. Ông Sáu sững sờ, một lần nữa không kìm nén được xúc động,người đàn ông ấy một tay ôm con, một tay lau nước mắt. Có thể nói, đây làmón quà ý nghĩa nhất mà ông Sáu nhận được trước giây phút lên đường.Vào chiến trường, ông Sáu không giây phút nào thôi nhớ con, vì lời hứa muacho bé Thu một chiếc lược, nên khi nhặt được một mảnh ngà, ông đã vui sướngnhư nhặt được một thứ gì lớn lao lắm. Rồi cũng tự tay ông làm món quà nàytặng cho con. Trên chiếc lược ông còn kì công khắc lên những dòng chứa đầyyêu thương: “Yêu nhớ, tặng Thu con của ba”. Khi chiến đấu, vào giây phútcuối cùng của cuộc đời mình, ông Sáu vẫn nhớ đến con. Thu hết tàn lực, ônglấy ra cây lược, trao cho ông Ba, bạn chiến đấu thân thiết của mình, cũng làngười ông tin tưởng nhất lúc này. Không đủ sức chăng chối điều gì, ông Sáu chỉnhìn ông Ba thật. Ánh nhìn ấy ám ảnh và thiêng liêng hơn một lời di chúc. Vàđến lúc nhận được lời hứa từ ông Ba: “Tôi sẽ mang về trao tận tay cháu”, ôngmới nhắm mắt đi xuôi. Ông Sáu ra đi, nhưng kỉ vật là cây lược ngà, vật chứađựng biết bao tình cảm của ông dành cho con thì vẫn còn mãi đó. Tấm lòng củangười cha dành cho con đến phút cuối của cuộc đời vẫn bao la như vậy, da diếtnhư vậy.Thông qua nhân vật ông Sáu, nhà văn Nguyễn Quang Sáng không chỉ khắc họađược sinh động mà không kém phần chân thực hình ảnh người cha vĩ đại, cùngvới tình yêu to lớn dành cho con của mình. Mà còn đánh động vào sâu thẳm trãitim mỗi độc giả tình cảm cha con. Tôi tin rằng đọc tác phẩm này, nhiều độc giảnhớ về cha mình, nhớ về những hi sinh thầm lặng của cha trong suốt cuộc đờiđể dành cho chúng ta. Ta cảm nhận được sự thiêng liêng, vĩ đại nơi ông Sáu,ông không chỉ dành cho bé Thu tình cảm tuyệt vời nhất mà còn lưu giữ lại chobé Thu một kỉ vật, đó chính là chiếc lược ngà, để khi nhìn vào đó, bé Thu cóthể nhớ về cha mình, biết được tình cảm của cha dành cho mình sâu đậm đếnmức nàoKhông chỉ là một người cha hết lòng yêu thương con, ông Ba còn là một ngườichiến sĩ cách mạng kiên trung, dũng cảm. Ông gắn bó với chiến trường, ngàyngày đối đầu với mưa bom bão đạn cũng chỉ mong mỏi đất nước được hòabình, đất nước được tự do. Ông đã dành hơn nửa cuộc đời của mình để chiếnđấu, dù có thương nhớ con nhưng ông cũng chưa bao giờ từ bỏ, vẫn sẵn sàngchiến đấu, sẵn sàng hi sinh, dâng hiến bất cứ lúc nào về Tổ quốc, quê hươngcủa mình. Ta có thể thấy, dù yêu con nhưng ông Sáu cũng biết được tráchnhiệm lớn lao của mình đối với Tổ Quốc. Vì vậy mà ông gác lại mong muốnđược gặp con, được ôm con vào lòng, thực hiện nghĩa vụ với Tổ quốc thân yêu.Không chỉ chịu nhiều nỗi đau về thể xác khi chiến đấu, vết tích còn để lại đó làvết thẹo dài trên mặt mà ông cũng đã hi sinh tính mạng của mình cho độc lập,tự do của Tổ quốc.Như vậy, thông qua truyện ngắn “Chiếc lược ngà”, nhà văn Nguyễn QuangSáng không chỉ làm nổi bật lên sự thiêng liêng của tình cha con, nỗi đau, nỗimất mát mà chiến tranh mang lại cho mỗi gia đình. Mà nhà văn còn khắc họathành công nhân vật ông Sáu, người chiến sĩ kiên trung, song cũng là mộtngười cha dành cho con mình tình cảm yêu thương vô bờ bến. Câu chuyện vềông Sáu thật khiến người đọc xúc động, bồi hồi, bởi hình ảnh ấy quá đẹp, nóchạm vào phần tình cảm sâu thẳm trong trái tim mỗi độc giả, đó là tình phụ tửthiêng liêng.111111111111111111Kim Lân là nhà văn có vốn sống vô cùng phong phú và sâu sắc về nông thônViệt Nam.Các sáng tác của ông đều xoay quanh cảnh ngộ và sinh hoạt củangười nông dân. Văn bản “Làng” đươc sáng tác vào thời kỳ đầu của cuộckháng chiến chống thực dân Pháp ,với nhân vật chính là ông Hai ,một lão nônghiền lành ,yêu làng ,yêu nước và gắn bó với kháng chiến .Ông Hai cũng như bao người nông dân quê từ xưa luôn gắn bó với làng quê củamình.Ông yêu quí và tự hào về làng Chợ Dầu và hay khoe về nó một cách nhiệttình, hào hứng.Ở nơi tản cư ông luôn nhớ về làng,theo dõi tin tức kháng chiếnvà hỏi thăm về Chợ Dầu .Tình yêu làng của ông càng được bộc lộ một cách sâusắc và cảm động trong hoàn cảnh thử thách . Kim Lân đã đặt nhân vật vào tìnhhuống gay gắt để bộc lộ chiều sâu tình cảm của nhân vật.Đó là tin làng chợ Dầulập tề theo giặc.Từ phòng thông tin ra,đang phấn chấn,náo nức vì những tin vuicủa kháng chiến thì gặp những người tản cư,nghe nhắc đến tên làng,ông Haiquay phắt lại,lắp bắp hỏi,hy vọng được nghe những tin tốt lành,nào ngờ biết tindữ:“Cả làng Việt gian theo Tây ”.Tin bất ngờ ấy vừa lọt vào tai đã khiến ôngbàng hoàng, đau đớn :“Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại,da mặt tê rân rân ,ông lãolặng đi tưởng như đến không thở được,một lúc lâu ông mới rặn è è nuốt một cáigì vướng ở cổ.Ông cất tiếng hỏi,giọng lạc hẳn đi ”nhằm hy vọng điều vừa nghekhông phải là sự thật.Trước lời khẳng định chắc chắn của những người tảncư,ông tìm cách lảng về.Tiếng chửi văng vẳng của người đàn bà cho con búkhiến ông tê tái :“cha mẹ tiên sư nhà chúng nó ,đói khổ ăn cắp ăn trộm bắtđược người ta còn thương,cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa mộtnhát”.Về đến nhà ông chán chường “nằm vật ra giường”,nhìn đàn con nướcmắt ông cứ giàn ra “ chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư?Chúng nócũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư?”.Ông căm thù những kẻ theo Tây,phảnbội làng,ông nắm chặt hai tay lại mà rít lên: “chúng bay ăn miếng cơm haymiếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này”.Niềm tin,nỗi ngờ giằng xé trong ông.Ông kiểm điểm lại từng người trong óc,thấy họ đều có tinh thần cả “có đời nào lại cam tâm làm cái điều nhục nhã ấy”.Ông đau xót nghĩ đến cảnh “người ta ghê tởm,người ta thù hằn cái giống Việtgian bán nước”.Suốt mấy ngày liền ông chẳng dám đi đâu,“chỉ ở nhà nghengóng binh tình”,lúc nào cũng nơm nớp tưởng người ta đang để ý,đang bàn tánđến cái chuyện làng mình.Nỗi ám ảnh,day dứt,nặng nề biến thành sự sợ hãithường xuyên trong ông.Ông đau đớn,tủi hổ như chính ông là người có lỗi…Tình thế của ông càng trở nên bế tắc,tuyệt vọng khi bà chủ nhà có ý đuổi giađình ông với lý do không chứa người của làng Việt gian.Trong lúc tưởng tuyệtđường sinh sống ấy,ông thoáng có ý nghĩ quay về làng nhưng rồi lại gạt phắtngay bởi “về làng tức là bỏ kháng chiến,bỏ Cụ Hồ ”,là “cam chịu quay trở lạilàm nô lệ cho thằng Tây”. Tình yêu làng lúc này đã lớn rộng thành tình yêunước bởi dẫu tình yêu,niềm tin và tự hào về làng Dầu có bị lung lay nhưngniềm tin và Cụ Hồ và cuộc kháng chiến không hề phai nhạt.Ông Hai đã lựachọn một cách đau đớn và dứt khoát:“Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tâymất rồi thì phải thù!”.Dù đã xác định thế nhưng ông vẫn không thể dứt bỏ tìnhcảm của mình đối với quê hương.Bởì thế mà ông càng xót xa,đau đớn… Trongtâm trạng bị dồn nén và bế tắc ấy,ông chỉ còn biết tìm niềm an ủi trong lời tâmsự với đứa con trai nhỏ.Nói với con mà thực ra là đang trút nỗi lòng mình.Ônghỏi con những điều đã biết trước câu trả lời:“Thế nhà con ở đâu?”,“thế con ủnghộ ai ?”…Lời đứa con vang lên trong ông thiêng liêng mà giản dị:“Nhà ta ởlàng Chợ Dầu”,“ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm !”…Những điều ấy ông đãbiết,vẫn muốn cùng con khắc cốt ghi tâm.Ông mong “anh em đồng chí biết chobố con ông, tấm lòng bố con ông là như thế đấy,có bao giờ dám đơn sai,chết thìchết có bao giờ dám đơn sai ”.Những suy nghĩ của ông như những lời nguyệnthề son sắt.Ông xúc động,nước mắt “chảy ròng ròng trên hai má”.Tấm lòng củaông với làng,với nước thật sâu nặng,thiêng liêng.Dẫu cả làng Việt gian thì ôngvẫn một lòng trung thành với kháng chiến,với Cụ Hồ …May thay,tin đồn thất thiệt về làng Chợ Dầu được cải chính .Ông Hai sungsướng như được sống lại.Ông đóng khăn áo chỉnh tề đi với người báo tin và khitrở về “cái mặt buồn thỉu mọi ngày bỗng tươi vui rạng rỡ hẳn lên ”.Ông muacho con bánh rán đường rồi vội vã,lật đật đi khoe với mọi người.Đến đâu cũngchỉ mấy câu“Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ !Đốt sạch !Đốt nhẵn ! Ông chủ tịchlàng tôi vừa mới lên trên này cải chính.Cải chính cái tin làng chợ Dầu chúng tôiViệt gian theo Tây ấy mà .Láo!Láo hết! Toàn là sai sự mục đích cả .” “Ông cứmúa tay lên mà khoe với mọi người”.Ông khoe nhà mình bị đốt sạch,đốt nhẵnnhư là minh chứng khẳng định làng ông không theo giặc. Mất hết cả cơ nghiệpmà ông không hề buồn tiếc,thậm chí còn rất sung sướng,hạnh phúc.Bởi lẽ,trongsự cháy rụi ngôi nhà của riêng ông là sự hồi sinh về danh dự của làng chợ Dầuanh dũng kháng chiến.Đó là một niềm vui kỳ lạ,thể hiện một cách đau xót vàcảm động tình yêu làng,yêu nước,tinh thần hy sinh vì cách mạng của người dânViệt Nam trong cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược .Cách miêu tả chân thực,sinh động,ngôn ngữ đối thoại,độc thoại và độc thoạinội tâm đa dạng,tự nhiên như cuộc sống cùng với những mâu thuẫn căngthẳng,dồn đẩy, bức bối đã góp phần không nhỏ tạo nên thành công của câuchuyện, đồng thời còn thể hiện sự am hiểu và gắn bó sâu sắc của nhà văn vớingười nông dân và công cuộc kháng chiến của đất nước.Qua nhân vật ông Hai ta hiểu thêm về vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân ViệtNam thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược :Yêu làng,yêu nướcvà gắn bó với kháng chiến.Có lẽ vì thế mà tác phẩm “Làng ” xứng đáng là mộttrong những truyện ngắn xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại .