Mẫu báo cáo pháp lý

-

    1. Phần mở đầu nội dung báo cáo pháp lý
    2. Tóm tắt thông tin vụ việc, các tài liệu được cung cấp và yêu cầu của khách hàng
    3. Trong trường hợp này, thay vì diễn văn xuôi như trên, luật sư thể trình bày thông tin vụ việc bằng sơ đồ đơn giản như dưới đây:
      1. Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

Bản báo cáo pháp lý cũng giống như nhiều loại văn bản khác. Cấu trúc và nội dung báo cáo pháp lý cần có những yếu tố nào?

Mẫu báo cáo pháp lý
Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

Phần mở đầu nội dung báo cáo pháp lý

Về bản chất, bản báo caó pháp lý cũng giống như nhiều loại văn bản khác. Phần mở đầu của một bản báo cáo pháp lý cần tuân theo một định dạng chung, tối thiểu cần bao gồm các thông tin và nội dung cơ bản sau đây:

  • Ngày, tháng, năm viết bản báo cáo pháp lý.
  •  Người nhận:

Trong mục này, người viết cần nêu thông tin của người đọc hoặc khách hàng. Đối với người đọc hoặc khách hàng là cá nhân, người viết cần nêu tên và vị trí, chức vụ của họ. Đối với người đọc hoặc khách hàng là tổ chức, người viết cần nêu tên, địa chỉ của tổ đủ và chính xác thông tin người đọc ở phần mở đầu của bản báo cáo pháp lý nhằm tránh khả năng bản báo cáo pháp lý bị gửi nhầm đến chủ thể khác mà chủ thể đó không nhận biết được bản báo cáo đó không dành cho mình và có khả năng xâm phạm những thông tin bí mật của người khác.(đọc thêm: giải quyết tranh chấp thương mại bằng tòa án)

Tiêu đề: Nếu tóm tắt  nội dung tổng quát và trọng tâm của bản báo cáo pháp lý. Tiêu đề chỉ nên bao gồm một câu. để hiểu được làm thế nào để bao quát vụ việc chỉ trong một câu, hãy xem xét trường hợp khách hàng cung cấp thông tin và đưa ra yêu cầu tư vấn như sau:

 Khách hàng là một nghề dịch vụ kế toán và kiểm toán. Hiện nay, khách hàng có nhu cầu thành lập chi nhánh tại Việt Nam để cung cấp dịch vụ kế toán và kiểm toán. Do đó, khách hàng yêu cầu của pháp luật để thực hiện công việc trên.

Đối với yêu cầu như trên, tiêu đề của bản báo cáo pháp lý có thể là:

“Bản báo cáo pháp lý liên quan đến việc thành lập chi nhánh để Cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán tại Việt Nam”.

Tóm tắt thông tin vụ việc, các tài liệu được cung cấp và yêu cầu của khách hàng

Bản báo cáo pháp lý là văn bản được soạn thảo nhằm mục đích giải quyết những thắc mắc và yêu cầu của khách hàng. Để đạt được mục đích đó, bản báo cáo pháp lý không thể thiếu thông tin vụ việc và yêu cầu của Khách hàng. Nói cách khác, thông tin vụ việc, tài liệu được cung cấp cũng như nội dung yêu cầu của khách hàng là cơ sở để luật sư thực hiện Phân tích vụ việc và đưa ra ý kiến cũng như chỉ dẫn pháp lý phù hợp.

Tóm tắt thông tin vụ việc và các tài liệu được cung cấp: Bản báo cáo pháp lý cần mô tả một cách chính xác tình huống hoặc hoàn cảnh pháp lý mà khách hàng đang gặp phải. Việc mô tả thông tin vụ việc, tình huống pháp lý của khách hàng nhằm mục đích đảm bảo rằng, khách hàng và luật sư có sự thống nhất về thông tin vụ việc, đồng thời, luật sư có thể chắc chắn rằng mình không hiểu sai về những thông tin, tài liệu mà khách hàng cung cấp. Thông tin vụ việc được mô tả trong bản báo cáo cũng đóng vai trò là cơ sở thực tế của những ý pháp lý mà luật sư đưa ra cho khách hàng. Điều này giúp bản báo có được tính khách quan và cơ sở vững chắc.(xem thêm: tư vấn pháp luật đầu tư)

Trong phạm vi nội dung của phân tóm tắt vụ việc, luân bày tất cả những sự kiện pháp lý có liên quan theo cách hiểu của mình. Để tiện cho việc theo dõi của người đọc, các sự kiện pháp lý nên được trình bày theo thứ tự thời gian. Mục này có thể được trình bày dưới dạng văn xuôi với những gạch đầu dòng hay số thứ tự, trong một số trường hợp phức tạp hoặc cần thiết, các sự kiện hoặc thông tin pháp lý được trình bày bằng sơ đồ hoặc bảng biểu. Tuy nhiên, dù được trình bày dưới dạng thức như thế nào, người viết cần đảm bảo tính chính xác súc tích của các thông tin, sự kiện. Đối với việc mô tả thông tin vụ việc bằng sơ đồ, hãy tham khảo tình huống đã giản lược dưới đây.

Thông tin vụ việc: Công ty A (khách hàng) là pháp nhân Nhật Bản, nắm giữ 100% vốn điều lệ tại Công ty A1 là pháp nhân Việt Nam. Công ty B là pháp nhân Việt Nam, sở hữu 100% vốn điều lệ tại Công ty B1. Hiện nay, Công ty A có nhu cầu mua lại Công ty BỊ thông qua hợp đồng mua bán phần vốn góp và sáp nhập Công ty BI với Công ty A1. Công ty A yêu cầu luật sư tư vấn cách thức, điều kiện và thủ tục để thực hiện công việc trên.

Trong trường hợp này, thay vì diễn văn xuôi như trên, luật sư thể trình bày thông tin vụ việc bằng sơ đồ đơn giản như dưới đây:

Tóm tắt các yêu cầu khách hàng ngay tại phần: Tóm tắt các yêu cầu của hàng ngay tại phần đầu của bản báo cáo pháp lý là việc làm cần thiết để thể hiện rằng luật sư hiểu đúng và đủ thắc mắc, yêu cầu của khách hàng về vấn đề mà họ quan tâm. Mặt khác, việc đề cập nội dung của  khách hàng là một cách thức để luật sư giới hạn phạm vi nghiên cứu, phạm vị tư vấn của bản báo cáo pháp lý, đồng thời giúp các bên có cơ sở để đánh giá được hiệu quả làm việc của luật sư, đánh giá chất lượng của dịch vụ pháp lý.(tìm hiểu: dịch vụ giải thể doanh nghiệp)

Trong phần này, luật sư cần nêu nội dung những câu hỏi của khách hàng những công việc mà khách hàng yêu cầu mình thực hiện. Hãy tiếp tục xem xét ví dụ về thương vụ mua bán phần vốn góp giữa Công ty A và Công ty B trên đây. Trong trường hợp này, yêu cầu của khách hàng có thể được diễn giải và làm rõ như sau.

Với mục đích thực hiện việc mua bán phần vốn góp của Công ty B tại Công ty B1 để thực hiện sáp nhập với Công ty A1 (sau đây gọi chung là “giao dịch”), khách hàng yêu cầu chúng tôi thực hiện những công việc sau:

Tư vấn cách thức thực hiện giao dịch để đảm bảo quyền và lợi ích tối đa của Công ty A và Công ty A1 (cả về khía cạnh pháp lý và kinh tế);

(ii) Tư vấn về các điều kiện của pháp luật mà các bên phải thủ để thực hiện giao dịch:

(iii) Tư vấn về thủ tục thực hiện giao dịch, các chấp thuận và/hoặc giấy phép mà các bên cần được cấp bởi cơ quan nhà nước để thực hiện giao dịch.

Trong trường hợp cần thiết, bên cạnh việc làm rõ phạm vi yêu cầu của khách hàng, luật sư cũng nên khoanh vùng phạm vi nghiên cứu của mình. Ví dụ, luật sư có thể thêm nội dung in nghiêng vào phía dưới phần tóm tắt yêu cầu của khách hàng như dưới đây.

Với mục đích thực hiện việc mua bán phần vốn góp của B tại Công ty B1 để thực hiện sáp nhập với Công ty A1 (sau đây gọi chung là “giao dịch”), khách hàng yêu cầu chúng tôi thực hiện, công việc sau:

(i) Tư vấn cách thức thực hiện giao dịch để đảm bảo quyền và lợi ích tối đa của Công ty A và Công ty A1 (cả về khía cạnh pháp lý và kinh tế);

(ii) Tư vấn về các điều kiện của pháp luật mà các bên phải tuân thủ để thực hiện giao dịch;

(ii) Tư vấn về thủ tục thực hiện giao dịch, các chấp thuận và/hoặc giấy phép mà các bên cần được cấp bởi cơ quan nhà nước để thực hiện giao dịch.

Việc tư vấn nêu trên được thực hiện trên cơ sở các quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật tại Việt Nam, không xem đến các quy định và thực tiễn áp dụng pháp luật tại Nhật Bản.

Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ trong các vụ án xâm phạm trật quản lý kinh tế phần bốn

Kỹ năng chuẩn bị hồ sơ khởi kiện tranh chấp kinh doanh thương mại

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1.  Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: .