Mục tiêu nghiên cứu báo cáo thực tập

Đề cương chính là bản khung nội dung giúp cho các bạn kế thừa để viết báo cáo nhanh hơn. Vậy viết đề cương như thế nào là “chuẩn”? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết cách viết đề cương báo cáo thực tập một cách đầy đủ và chuyên nghiệp nhất.

Nếu như bạn đang “bù đầu” với các loại bài tập, báo cáo lớn nhỏ. Bạn không thể cân đối thời gian hợp lý cho việc viết báo cáo thực tập hay bất kỳ lý do nào khác. Hãy tham khảo dịch vụ viết báo cáo thực tập thuê tại Luận Văn 99 - Nơi xóa bỏ mọi áp lực học tập của bạn!

Mục tiêu nghiên cứu báo cáo thực tập

1. Đề cương báo cáo thực tập là gì?

Đề cương báo cáo thực tập là một bản mô tả chi tiết về những gì bạn muốn phân tích, trình bày, đề xuất trong bài báo cáo thực tập, báo cáo tốt nghiệp của mình. Đề cương được ví như là “nền móng” cho “ngôi nhà”. Với đề cương, bạn có thể tự đánh giá lại ý tưởng và xem xét tất cả các khía cạnh của vấn đề nghiên cứu. Nó bao gồm các kế hoạch dự định làm, các kết quả mong muốn sẽ đạt được. Do đó, bạn phải trình bày sao cho những người đọc thấy những dự định, đề xuất thiết thực và khả thi.

2. Hướng dẫn viết đề cương báo cáo thực tập chi tiết

Có 2 loại đề cương thường được sử dụng: (1) Đề cương mục lục và (2) Đề cương là lời mở đầu. Trong bài này, chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết về cách viết đề cương loại (2) nhé. Các nội dung cần trình bày trong đề cương báo cáo thực tập loại 2:

2.1. Lý do chọn đề tài

Trong phần này bạn cần phải xác định rõ vấn đề nghiên cứu liên quan đến ngành học và thể hiện được tính hợp lý của đề tài nghiên cứu. Việc xác định vấn đề nghiên cứu có thể bắt nguồn từ những điểm nhức nhối trong thực tiễn áp dụng các kiến thức chuyên ngành tại đơn vị bạn đang thực tập. 

Nói tóm lại thì trong phần này bạn cần phải trả lời được câu hỏi: Vì sao chọn đề tài này? Để đảm bảo cho phần lý do chọn đề tài của bạn đủ sức thuyết phục thì bạn cần trình bày đủ những nội dung sau:

- Tầm quan trọng, vai trò của đề tài.

- Tính cấp thiết của đề tài.

- Những bất cập, hạn chế của đơn vị thực tập liên quan đến đề tài.

2.2. Mục tiêu đề tài

Xây dựng mục tiêu đề tài sẽ giúp bạn xác định được trọng tâm cho bài báo cáo của mình, tránh thu thập những thông tin không cần thiết cho việc tìm hiểu và giải quyết vấn đề. Từ đó đặt ra và tổ chức nghiên cứu theo những phần cụ thể, rõ ràng. Mục tiêu đề tài cần đề cập đến tất cả khía cạnh của vấn đề nghiên cứu.

Trong phần này bạn cần: Nêu rõ những mục tiêu cần đạt được trong bài báo cáo thực tập là gì? Những nhiệm vụ chính nào cần được thực hiện để đạt được mục tiêu? Phần mục tiêu đề tài bao gồm mục tiêu lý thuyết, mục tiêu thực nghiệm và áp dụng thực tiễn.

2.3. Phạm vi nghiên cứu

Xác định rõ về không gian, thời gian, lĩnh vực nghiên cứu. Về không gian ở đây chính là đơn vị bạn đang thực tập.

2.4. Đối tượng nghiên cứu

Chỉ ra đối tượng cứu cụ thể của bạn là gì? Quy mô (số lượng) của đối tượng và lý do chọn đối tượng nghiên cứu đó.

2.5. Phương pháp nghiên cứu

Đưa ra hệ thống các phương pháp nghiên cứu sử dụng để đạt được mục tiêu nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu cần được xác định ngay trong giai đoạn đầu cùng với sự lựa chọn các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể. Các phương pháp nghiên cứu thường được sử dụng là:

+ Phương pháp quan sát

+ Phương pháp đàm thoại

+ Phương pháp điều tra

+ Phương pháp thống kê số liệu

+ Phương pháp xử lý thông tin

+ Phương pháp thực nghiệm

2.6. Cấu trúc đề tài

Trình bày vắn tắt các chương nội dung có trong báo cáo. Ngoài phần lời mở đầu báo cáo thực tập và kết luận, danh mục từ viết tắt, danh mục bảng và biểu đồ, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, một báo cáo thực tập thường chia thành 3 chương như sau:

Chương 1: Tổng quan về vấn đề.

Chương 2: Phân tích thực trạng tại doanh nghiệp.

Chương 3: Giải pháp và kiến nghị.

Mẫu đề cương chi tiết báo cáo thực tập

Mục tiêu nghiên cứu báo cáo thực tập
Mục tiêu nghiên cứu báo cáo thực tập

Đề cương chi tiết báo cáo thực tập kế toán

>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách trình bày báo cáo thực tập chuẩn nhất

Một số lưu ý khi viết đề cương báo cáo thực tập 

Sau đây là một số điều bạn cần lưu ý trong quá trình viết đề cương để đạt hiệu quả tốt nhất:

  • Trước khi thực hiện viết đề cương, hãy tự đặt ra 3 câu hỏi đối với đề tài báo cáo của mình: Đề tài này có tính mới và tính sáng tạo không? Phương pháp nghiên cứu nào sẽ đúng và có khả năng áp dụng? Nội dung nghiên cứu có tính khoa học không? 
  • Hãy chắc rằng các mục tiêu đề tài nghiên cứu phải giải quyết được những thiếu sót và hạn chế của các tài liệu khoa học hiện có và có tính thuyết phục cao.
  • Hãy tham khảo nhiều nguồn tài liệu khác nhau để có cái nhìn đa chiều cho bài báo cáo thực tập của mình. Bạn nên tìm hiểu những nguồn tài liệu uy tín như báo cáo của người đi trước, sách thư viện trường...
  • Trong quá trình hoàn thành báo cáo thực tập bạn luôn cần phải rà soát lại xem đề cương của bạn đã có cấu trúc tốt và chặt chẽ không?

Như vậy chúng tôi đã hướng dẫn chi tiết về cách viết đề cương báo cáo thực tập. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp thì cứ liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất nhé!

Có nhiều cách hiểu khác nhau xung quanh khái niệm phương pháp luận, chẳng hạn hiểu đó là “cơ sở phương pháp luận”, là “phương pháp luận”, là “các phương pháp tiếp cận”, là “các nguyên tắc nhận thức”, là “hệ thống các cách thức”, dùng để nhận thức và cải tạo thực tại, để tổ chức hoạt động của con người và của xã hội…
Không phải một tập hợp bất kỳ nào các biện pháp và cách nhận thức đều có thể được coi là phương pháp luận. Chỉ những phương thức nào cho phép tìm ra được những hướng chung nhất của quá trình nhận thức và xuất phát điểm của việc tiếp cận thực tiễn, đánh giá phương pháp và kết quả của hoạt động nhận thức thì mới có thể là phương pháp luận của hoạt động đó.
Nếu lý luận là kết quả của quá trình nhận thức thì phương pháp luận là những cơ sở xuất phát điểm, những thông tin dùng để thu nhận, để khẳng định kết quả đó. Lý luận, nếu có đủ khả năng làm phương tiện cho sự nhận thức tiếp theo, sẽ lại trở thành cơ sở phương pháp luận.

Nhưng lý luận chỉ có thể trở thành phương pháp luận khi lý luận đó được đúc kết thành những nguyên tắc – tức là những nguyên tắc xuất phát điểm cho phép quan sát và nhận thức hiện tượng, khám phá ra tri thức trong những lĩnh vực nhất định. Lý luận cũng có thể là phương pháp nhận thức khi tri thức của nó được biểu thị dưới dạng các định luật. Đó là những khái niệm nhằm biểu thị mối liên hệ cơ bản nhất, ổn định nhất và nổi bật nhất của hiện tượng hoặc sự vật. Các nguyên tắc và các định luật còn được cụ thể hóa dưới dạng phạm trù, tức là những khái niệm nền tảng nhất, cơ bản nhất dùng để tạo dựng lại trong ý thức toàn bộ thực chất của đối tượng, những dấu hiệu chính yếu nhất của nó.

Theo nhiều học giả, phương pháp luận là một hệ thống các nguyên tắc, định luật, phạm trù có liên hệ và tác động lẫn nhau tạo nên phương thức (cách thức) của hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn.
Bởi vì các nguyên tắc, các phạm trù… tạo thành phương pháp luận khoa học có nhiều cấp độ, do đó người ta phân biệt phương pháp luận chung (triết học) và phương pháp luận chuyên ngành khoa học.
Phương pháp luận của các khoa học xã hội, khoa học chính trị và pháp lý là hệ thống các nguyên tắc, các định luật, các phạm trù về mặt triết học, xã hội học cũng như ở phạm vi chuyên ngành pháp lý, được dùng làm phương thức để nhận thức và cải tạo thực tiễn xã hội, Nhà nước và pháp luật trên cơ sở thế giới quan khoa học.

Mục tiêu nghiên cứu báo cáo thực tập
18 phương pháp nghiên cứu trong Báo cáo thực tập

Nói cách khác, đó là những cấp độ biểu hiện khác nhau của các nguyên tắc, phạm trù… mà ta dùng để nhận thức các hiện tượng thuộc xã hội, về hệ thống chính trị, về Nhà nước và pháp luật. Đó có thể là các mức độ sau đây:
– Các nguyên tắc, định luật, phạm trù của chủ nghĩa duy vật biện chứng có tác dụng làm sáng tỏ các hiện tượng và quá trình của tự nhiên, của xã hội và của tư duy ở mức độ khái quát nhất.
– Các nguyên tắc, định luật và phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử chỉ rõ cơ sở khách quan của sự tồn tại và sự phát triển của xã hội loài người ở tất cả các giai đoạn – tri thức về xã hội.
Chẳng hạn khi nói đến bản chất của quyền lực Nhà nước của ta và cơ sở chính trị – xã hội của nó, cần phải xuất phát từ lịch sử tương quan giai cấp và nội dung của cuộc đấu tranh giai cấp trước khi giành được chính quyền. Đó chính là cơ sở phương pháp luận được xác định từ phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử về giai cấp và đấu tranh giai cấp, nghĩa duy vật lịch sử về giai cấp và đấu tranh giai cấp, về chuyên chính vô sản, về dân chủ,…
– Các nguyên tắc, phạm trù chỉ rõ nguồn gốc, bản chất, xu hướng lịch sử của một bộ phận quan trọng của thực tại xã hội, Nhà nước, pháp luật và các hiện tượng pháp lý khác. Những nguyên tắc, phạm trù này có giá trị là cơ sở phương pháp luận khi chúng có khả năng làm định hướng cho việc nghiên cứu cụ thể, làm nền cho các nhận thức cụ thể. Chẳng hạn, các phạm trù “quan hệ pháp luật”, “sự kiện pháp lý”, hoặc các khái niệm như “điều chỉnh pháp luật”

*Phương pháp nghiên cứu khoa học

Khái niệm “phương pháp” có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp – methodos: đi theo con đường, chọn đường đi. Về sau, khái niệm đó được dùng để chỉ một tập hợp các quy tắc và cách thức nghiên cứu về một đối tượng nhất định nhằm tìm ra sự thật về đối tượng đó. Phương pháp là công cụ, giải pháp, cách thức, thủ pháp, con đường, bí quyết, quy trình công nghệ để thực hiện công việc nghiên cứu khoa học
Người ta phân loại các phương pháp trong nghiên cứu khoa học xã hội thành các phương pháp lô gíc chung và phổ biến; Các phương pháp nghiên cứu lý luận; Các phương pháp lựa chọn các dữ liệu thực nghiệm (phương pháp nghiên cứu số liệu thực tế)
Các phương pháp lô gíc chung bao gồm phương pháp tư duy trừu tượng, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp quy nạp và diễn dịch, phương pháp mô hình hóa, phương pháp phân loại.
Phương pháp tư duy trừu tượng: Đây là phương pháp phổ biến nhất trong tất cả các lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Theo đó, người nghiên cứu đặt tư duy của mình theo hướng xác định một đặc điểm cơ bản nhất của vấn đề đang được nghiên cứu, tách nó (trừu tượng hóa) ra khỏi các đặc điểm khác để phân tích, đánh giá nhằm đơn giản hóa quá trình tiếp cận với đối tượng nghiên cứu.
Quá trình tư duy trừu tượng gắn liền với phương pháp phân tích và tổng hợp.

Phương pháp phân tích: Đây là cách phân chia một vấn đề đang cần nghiên cứu ra thành các cụm vấn đề hợp thành (nhóm, tiêu đề) nhằm mục đích nghiên cứu toàn diện các khía cạnh của vấn đề.
Phương pháp tổng hợp: Phân tích cần được tiếp nối bởi sự tổng hợp kết quả phân tích, và đó là một phương pháp. Phương pháp tổng hợp là cách tổng kết (tổng hợp) kết quả phân tích từng bộ phận, nhóm vấn đề trong tổng thể.
Phương pháp quy nạp và diễn dịch: Quy nạp là phương pháp nghiên cứu, phương pháp suy luận, theo đó kết luận chung được xác lập trên cơ sở các phân tích cụ thể. Sự thật rút ra được từ cách này không đầy đủ, do đó cần được bổ sung bởi phương pháp diễn dịch (diễn giải). Diễn dịch – ngược lại, là cách tìm kết quả từ những thông số cụ thể và qua suy luận lô gíc để có được những kết quả cụ thể về đối tượng nghiên cứu.
Phương pháp mô hình hóa: Đó là cách nghiên cứu về đối tượng thông qua việc tạo ra mô hình (bản sao) để dễ tiếp cận vấn đề do tính phức tạp, nhiều mặt của vấn đề (đối tượng) đó.
Phương pháp phân loại: Là cách chia tất cả các đối tượng nghiên cứu thành những nhóm riêng biệt dựa trên những dấu hiệu đặc trưng mà người nghiên cứu đặt ra.
Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết bao gồm phương pháp hệ thống, phương pháp cấu trúc – chức năng, phương pháp giao tiếp, phương pháp so sánh…

Phương pháp hệ thống: Là phương pháp giữ vị trí hàng đầu trong nghiên cứu nói chung và trong các khoa học chính trị, pháp lý nói riêng hiện nay. Phương pháp này thường được sử dụng khi nghiên cứu các đối tượng phức tạp, nhiều tầng nấc và đang trong quá trình tiếp diễn, phát triển, chưa thực sự định hình. Các vấn đề về chính trị, về Nhà nước, xã hội chính là những vấn đề hiện nay.

Hệ thống được hiểu là một tổng thể các yếu tố có mối liên hệ và quan hệ với nhau và với môi trường xung quanh để tạo nên một thực thể toàn vẹn, thống nhất. Trong quá trình nghiên cứu hệ thống sẽ tìm thấy những tính chất (yếu tố) xuyên suốt, liên hệ chung của sự vật cũng như những mối liên hệ giữa các yếu tố với nhau.
Phương pháp phân tích cấu trúc và chức năng: Phương pháp nghiên cứu lý thuyết này có nhiều điểm giống với phương pháp hệ thống. Như tên gọi của nó, đây là phương pháp tách các bộ phận của đối tượng thành các yếu tố cấu trúc riêng để nghiên cứu, tiếp theo đó là tổng hợp lại trong những đặc điểm chung nhất với các mối liên hệ giữa các yếu tố đó với nhau. Việc xem xét cấu trúc như vậy gắn với các định hướng, chức năng của đối tượng nghiên cứu.

Phương pháp giao tiếp – điều khiển học: Đây là phương pháp được sử dụng trong các khoa học xã hội, khoa học chính trị dựa trên hiểu biết về các luồng thông tin và mối liên hệ trở lại (feedback) nhằm làm rõ mối liên hệ giữa người quản lý và người được quản lý trên mọi mức độ quan hệ qua lại. Phương pháp giao tiếp coi trọng nhìn nhận thực chất của vấn đề thông qua việc đánh giá sự giao tiếp của các đối tượng nghiên cứu, rất phổ biến trong khoa học chính trị và xã hội.

Phương pháp so sánh: Là một quá trình nhận thức dựa trên các suy luận về những điểm tương đồng và khác biệt của các đối tượng nghiên cứu trên cơ sở những thông số về lượng và về chất. Điều kiện quan trọng nhất khi sử dụng phương pháp so sánh là phải tìm cho được dấu hiệu chung (căn cứ chung) để đưa ra so sánh, tránh tình trạng so sánh những gì không thể so sánh được. Một trong những biểu hiện của phương pháp so sánh là so sánh – lịch sử, tức là so sánh các quá trình phát triển của cùng một sự việc (sự vật) để từ đó xác định được quy luật phát triển của nó theo thời gian.

Mục tiêu nghiên cứu báo cáo thực tập
Viết thuê báo cáo thực tập điểm giỏi

Để chuẩn bị cho luận án, cần chuẩn bị vật chất là các văn bản pháp luật, tài liệu tham khảo là các đối tượng nghiên cứu cần thiết. Ví dụ của luận án của tôi là về Quyền sở hữu trí tuệ đối với phần mềm di động. Trong các loại văn bản đó thì cần phân loại theo thời gian và theo xuất xứ. Tiếp theo là chuẩn bị kiến thức cho bản thân về phương pháp nghiên cứu.
Luận án ít nhiều đã vận dụng các các phương pháp luận phân tích, được trình bày ở phần mở đầu, phần tổng quan và phân cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu. Tuy nhiên, các luận văn, luận án chủ yếu vận dụng phương pháp luận nghiên cứu truyền thống – nghiên cứu lý thuyết luật học truyền thống dựa trên nền tảng của chủ nghĩa Mác mà chúng ta vẫn thường viết là phương pháp luận của chủ nghĩa Mác. Nói cụ thể là phương pháp luận duy vật lịch sử và duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác. Phương pháp này bao gồm trong những nội dung tương đương 5 chương/mục của luận án:

– Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
– Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước
– Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của vấn đề
– Thực trạng pháp luật của vấn đề
– Hoàn thiện pháp luật của vấn đề

………………………………………………………………………….

Trên đây là 18 phương pháp nghiên cứu trong Báo cáo thực tập được Luận Văn Tốt viết ra để hỗ trợ các bạn, có thể dùng tham khảo khi viết bài luận văn thạc sĩ của mình, nếu gặp bất kỳ khó khăn gì trong  làm bài, các bạn có thể liên hệ với mình để được hỗ trợ viết bài điểm cao trọn gói của Luận Văn Tốt.