Neuroleptic là gì

Nguồn chủ đề

Trong số những bệnh nhân dùng thuốc an thần, khoảng 0,02 đến 3% có hội chứng ác tính thần kinh thần kinh. Bệnh nhân ở mọi lứa tuổi có thể bị ảnh hưởng.

Nhiều thuốc chống loạn thần và thuốc chống nôn có thể là nguyên nhân (xem bảng Các loại thuốc có thể gây hội chứng ác tính do thuốc an thần ). Yếu tố phổ biến đối với tất cả các thuốc nguyên nhân là giảm sự vân chuyển dopaminergic; tuy nhiên, phản ứng này không phải là dị ứng mà là đặc ứng. Nguyên nhân và cơ chế chưa được biết. Các yếu tố nguy cơ bao gồm liều lượng thuốc cao, tăng liều nhanh, dùng đường tiêm, và chuyển từ một loại thuốc tiềm tàng sang loại khác.

Hội chứng ác tính do thuốc an thần cũng có thể xảy ra ở những bệnh nhân dừng uống levodopa hoặc các chất chủ vận dopamine.

Neuroleptic là gì

Các triệu chứng và dấu hiệu của hội chứng ác tính do thuốc an thần

Các triệu chứng của hội chứng ác tính do thuốc an thần bắt đầu thường xuyên nhất trong 2 tuần đầu điều trị bằng thuốc an thần nhưng có thể xảy ra sớm hơn hoặc sau nhiều năm.

4 triệu chứng đặc trưng thường phát triển trong một vài ngày và thường theo thứ tự sau:

  • Trạng thái tinh thần bị thay đổi: Thông thường sự biểu hiện sớm nhất là sự thay đổi trạng thái tâm thần, thường là trạng thái mê sảng kích động, và có thể tiến triển đến tình trạng hôn mê hoặc không đáp ứng (phản ánh bệnh não).

  • Những bất thường về vận động: Bệnh nhân có thể bị cứng cơ toàn thể nghiêm trọng (đôi khi run rẩy đồng thời, dẫn đến dấu bánh xe răng cưa), hoặc ít gặp hơn, rối loạn trương lực, múa giật, hoặc các bất thường khác. Đáp ứng phản xạ có xu hướng giảm.

  • Tăng thân nhiệt: Nhiệt độ thường là > 38°C và thường > 40°C.

  • Chứng tăng phản ứng thần kinh tự chủ: Hoạt động tự trị tăng lên, có xu hướng gây nhịp tim nhanh, rối loạn nhịp tim, thở nhanh, và huyết áp không ổn định.

  • Đánh giá lâm sàng

  • Loại trừ các rối loạn và biến chứng khác

Hội chứng ác tính do thuốc an thần cần phải được nghi ngờ dựa trên các dấu hiệu lâm sàng. Có thể bỏ qua những biểu hiện sớm vì sự thay đổi trạng thái tinh thần có thể bị bỏ sót hoặc bác bỏ ở những bệnh nhân tâm thần.

Các rối loạn khác có thể gây ra những dấu hiệu tương tự. Ví dụ:

  • Nhiễm trùng hệ thống, bao gồm nhiễm trùng huyết Nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn Nhiễm khuẩn huyết là một hội chứng lâm sàng của rối loạn chức năng cơ quan đe dọa đến tính mạng gây ra bởi một đáp ứng không điều chỉnh được với nhiễm trùng. Trong sốc nhiễm khuẩn, có sự giảm... đọc thêm , viêm phổi, và nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương, có thể gây ra thay đổi trạng thái tâm thần, tăng thân nhiệt, thở nhanh và nhịp tim nhanh, nhưng thường không có bất thường vận động toàn thân. Ngoài ra, trong hội chứng ác tính do thuốc tâm thần, không giống như hầu hết các bệnh nhiễm trùng, thay đổi trạng thái tâm thần và bất thường về vân động cơ thường dẫn đến tình trạng tăng thân nhiệt.

Không có xét nghiệm khẳng định, nhưng bệnh nhân cần phải xét nghiệm phát hiện các biến chứng, bao gồm điện giải đồ máu, BUN, creatinine, glucose, Ca, Mg, và CK, myoglobin niệu và hình ảnh hệ thần kinh và xét nghiệm dịch não tủy. Điện não đồ có thể được thực hiện để loại trừ trạng thái động kinh không co giật.

  • Làm mát nhanh, kiểm soát sự kích động, và các biện pháp hỗ trợ tích cực khác

Trên bệnh nhân bị hội chứng ác tính do thuốc an thần, thuốc gây bệnh bị ngừng và các biến chứng được điều trị hỗ trợ, thường là trong đơn vị hồi sức tích cực (ICU) (1 Những điểm chính Hội chứng ác tính do thuốc an thần được đặc trưng bởi thay đổi trạng thái tâm thần, cứng cơ, tăng thân nhiệt và tăng phản ứng tự động xảy ra khi sử dùng thuốc an thần. Về mặt lâm sàng, hội chứng... đọc thêm ). Tăng thân nhiệt nặng được điều trị rất tích cực, chủ yếu là các biện pháp vật lý làm mát cơ thể (xem Say nóng: Điều trị Điều trị Sốc nhiệt là tình trạng tăng thân nhiệt kèm theo phản ứng viêm hệ thống gây ra rối loạn chức năng của cơ quan và thường tử vong. Các triệu chứng bao gồm nhiệt độ > 40° C và tình trạng tinh thần... đọc thêm ). Một số bệnh nhân có thể cần đặt nội khí quản (xem Thành lập và kiểm soát đường thở/Đặt nội khí quản Đặt nội khí quản Hầu hết các bệnh nhân cần có đường thở nhân tạo có thể kiểm soát bằng đặt nội khí quản, tứ mà có thể Ống nội khí quản qua miệng (ống thông qua miệng) Ống nội khí quản qua mũi (ống thông qua... đọc thêm ) và gây mê. Benzodiazepine, tiêm tĩnh mạch với liều cao, có thể được sử dụng để kiểm soát sự kích động. Các thuốc khác thêm vào có thể được sử dụng, mặc dù hiệu quả không được thể hiện trong các thử nghiệm lâm sàng. Dantrolene 0,25 đến 2 mg/kg IV từ 6 đến 12 giờ đến tối đa 10 mg/kg/24 giờ có thể được dùng cho bệnh nhân tăng thân nhiệt. Bromocriptine 2,5 mg mỗi 6 đến 8 giờ hoặc, nếu dùng amantadine 100 đến 200 mg mỗi 12 giờ thì có thể dùng đường uống hoặc qua sonde dạ dày để giúp khôi phục lại một số dopaminergic hoạt hóa. Tình trạng này có thể không đáp ứng với liệu pháp điều trị nhanh và tích cực, và tỷ lệ tử vong ở những trường hợp được điều trị khoảng 10 đến 20%.

  • 1. Schönfeldt-Lecuona, C, Kuhlwilm L, Cronemeyer M, et al: Treatment of the neuroleptic malignant syndrome in international therapy guidelines: a comparative analysis. Pharmacopsychiatry 53(2):51-59, 2020 doi: 10.1055/a-1046-1044

  • Hội chứng ác tính do thuốc tâm thần phát triển không thường xuyên ở những bệnh nhân dùng thuốc tâm thần kinh hoặc các thuốc khác làm giảm sự dẫn truyền dopaminergic.

  • Nghi ngờ rối loạn nếu bệnh nhân có thay đổi trạng thái tâm thần, cứng cơ hoặc các cử động không tự chủ, tăng thân nhiệt và tăng phản ứng tự trị.

  • Hội chứng serotonin thường có thể được phân biệt với hội chứng ác tính do thuốc an thần bằng cách sử dụng SSRI hoặc thuốc serotonergic khác (và thường phát triển trong vòng 24 giờ khi kích hoạt thuốc) và tăng phản xạ.

  • Ngừng thuốc gây bệnh, bắt đầu làm mát nhanh, và bắt đầu chăm sóc hỗ trợ tích cực, thường là trong ICU.

Neuroleptic là gì

Bản quyền © 2022 Merck & Co., Inc., Rahway, NJ, USA và các chi nhánh của công ty. Bảo lưu mọi quyền.

Neuroleptic malignant syndrome nghĩa là gì?

Hội chứng ác tính do thuốc an thần (Neuroleptic maglinant syndrome - NMS) một cấp cứu thần kinh mà có ảnh hưởng đến tính mạng, liên quan đến việc sử dụng thuốc an thần và đặc trưng bởi một hội chứng lâm sàng như thay đổi trạng thái tâm thần, co cứng cơ, tăng thân nhiệt, rối loạn thần kinh tự chủ.

Antipsychotic là thuốc gì?

Thuốc chống loạn thần không điển hình (tiếng Anh: atypical antipsychotics - AAP, còn được gọi là thuốc chống loạn thần thế hệ thứ hai (second generation antipsychotics - SGAs)) một nhóm thuốc chống loạn thần (thuốc chống loạn thần nói chung còn được gọi là thuốc an thần và thuốc an thần kinh điển hình), mặc dù loại ...

Rối loạn tâm thần uống thuốc gì?

Các nhóm thuốc chữa bệnh tâm thần được dùng để điều trị rối loạn lo âu gồm: Các thuốc chữa trầm cảm, đặc biệt là nhóm SSRI. Nhóm thuốc Benzodiazepine gồm các thuốc như Diazepam, Alprazolam, Clonazepam, Lorazepam,... Các thuốc này có ưu điểm là tác dụng nhanh, tuy nhiên chúng có thể gây nghiện nếu dùng kéo dài.

Loạn thần là như thế nào?

Loạn thần đề cập đến các triệu chứng như hoang tưởng, ảo giác, tư duy và ngôn ngữ thiếu tổ chức, hành vi vận động kỳ dị và không thích hợp (bao gồm căng trương lực) cho thấy sự mất liên hệ với thực tại.