Nghiên cứu vụ kiện chống trợ cấp DS 486 trong khuôn khổ WTO và một số kinh nghiệm cho Việt Nam

Tóm tắt các vụ tranh chấp

Giải quyết tranh chấp số DS374

Nam Phi - Các biện pháp chống bán phá giá đối với giấy hóa chất không phủ nhập khẩu từ Indonesia Nguyên đơn: Indonesia Bị đơn: Nam Phi Các hiệp định liên quan (được đưa ra trong yêu cầu tham vấn)

Xem thêm

Giải quyết tranh chấp số DS383

Hoa Kỳ - Các biện pháp chống bán phá giá áp dụng đối với túi nhựa đựng hàng bán lẻ của Thái Lan Nguyên đơn: Thái Lan Bị đơn: Hoa Kỳ Các bên thứ ba: Achentina; EU; Nhật Bản; Hàn Quốc; Đài Loan

Xem thêm

Giải quyết tranh chấp số DS368

Hoa Kỳ - Các mức thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp tạm thời đối với giấy tấm không phủ nhập khẩu từ Trung Quốc Nguyên đơn: Trung Quốc Bị đơn: Hoa Kỳ Các hiệp định liên quan (được đưa ra trong yêu cầu tham vấn)

Xem thêm

Giải quyết tranh chấp số DS350

Hoa Kỳ - Việc tiếp tục áp dụng phương pháp Zeroing Nguyên đơn: EC Bị đơn: Hoa Kỳ Các bên thứ ba: Braxin; China; Egypt; India; Japan; Hàn Quốc; Mexico; Na uy; Đài Loan; Thái Lan

Xem thêm

Giải quyết tranh chấp số DS346

Hoa Kỳ - Cuộc rà soát hành chính thuế chống bán phá giá đối với ống dẫn dầu nhập khẩu từ Achentina Nguyên đơn: Achentina Bị đơn: Hoa Kỳ Các hiệp định liên quan (được đưa ra trong yêu cầu tham vấn)

Xem thêm

Mục lục bài viết

  • 1. Khái quát về vấn đề trợ cấp trong khuôn khổ WTO
  • 2. Vụtranh chấp số DS046: Brazil – Chương trình cấp vốn xuất khẩu máy bay
  • 2.1 Tómtắt vụ tranh chấp DS046
  • 2.2 Vấn đề pháp lý của vụ việc
  • 2.3 Lập luận của các bên
  • 2.4 Ý kiến của cơ quan giải quyết tranh chấp

1. Khái quát về vấn đề trợ cấp trong khuôn khổ WTO

Theo điều 1 Hiệp định Trợ cấp và chống đối kháng (Hiệp định SCM) trợ cấp được hiểu là bất kỳhỗ trợ tài chínhnào của Nhà nước hoặc một tổ chức công (trung ương hoặc địa phương) nhằm mang lạilợi íchcho doanh nghiệp hoặc các ngành sản xuất. Các khoản hỗ trợ này được hiểu là mang lại lợi ích cho đối tượng được hưởng hỗ trợ nếu nó được thực hiện theo cách mà một nhà đầu tư tư nhân, một ngân hàng thương mại…bình thường sẽ không khi nào làm như vậy (vì đi ngược lại những tính toán thương mại thông thường).

Trong WTO có 02 hệ thống quy định riêng về trợ cấp, áp dụng cho 02 nhóm sản phẩm: Đối với hàng công nghiệp: Các loại trợ cấp, các quy tắc và điều kiện cho từng loại cùng với các biện pháp xử lý nếu có vi phạm hoặc trợ cấp gây thiệt hại được quy định trongHiệp định SCM; Đối với hàng nông sản thì sẽ tuân thủHiệp định Nông nghiệpcủa WTO.

2. Vụtranh chấp số DS046: Brazil – Chương trình cấp vốn xuất khẩu máy bay

2.1 Tómtắt vụ tranh chấp DS046

Nguyên đơn: Canada

Bị đơn: Brazil

Các bên thứ ba: Australia, Cộng đồng Châu Âu, Mỹ, Hàn Quốc.

Tóm tắt:PROEX là chương trình hỗ trợ tài chính xuất khẩu của Brazil cho máy bay tầm khu vực của Brazil, chương trình này đã được Chính Phủ Brazil thông qua ngày 01/6/1991. PROEX cung cấp các khoản tín dụng xuất khẩu cho các nhà xuất khẩu thông qua cấp vốn trực tiếp hoặc khoản chi tiêu để bù đắp lãi suất. Thời hạn cho các khoản trợ cấp này thông thường là từ 01 đến 10 năm. Tuy nhiên PROEX lại gia hạn thời hạn này đến 15 năm. Hoạt động hàng ngày của PROEX do Ngân hàng Brazil thực hiện. Khoản chi PROEX được xây dựng cho cơ chế cho vay tài chính dưới dạng cam kết cho vay từ ngân sách nhà quốc gia không lãi suất (NTN-I). Cam kết cho vay được kho bạc nhà nước của Brazil cấp cho ngân hàng của mình. Cam kết này cho phép ngân hàng Brazil cung cấp các khoản vay hỗ trợ tài chính giao dịch cho ngân hàng vay.

Ngày 19/6/1996, Canada yêu cầu tham vấn với Brazil dựa trên Điều 4 Hiệp định trợ cấp, quy định thủ tục đặc biệt đối với trợ cấp xuất khẩu. Canada cho rằng khoản trợ cấp xuất khẩu theo Chương trình tài trợ xuất khẩu (PROEX) của Brazil dành cho khách hàng quốc gia ngoài của Hãng máy bay Embraer là không phù hợp với Điều 3, 27.4 và 27.5 của Hiệp định trợ cấp. Ban hội thẩm kết luận rằng biện pháp của Brazil là không phù hợp với Điều 3.1(a) và 27.4 của Hiệp định về trợ cấp. Banphúc thẩm cũng đã đồng ý với kết luận này của Ban hội thẩm.

>> Xem thêm: Thương mại dịch vụ - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn.

2.2 Vấn đề pháp lý của vụ việc

Vụ tranh chấp DS046 liên quan đến các vấn đề về trợ cấp xuất khẩu của các quốc gia đang phát triển trong khuôn khổ WTO. Cụ thể liệu:

Các khoản chi tiêu trong chương trình PROEX có được coi là trợ cấp theo điều 1 của Hiệp định SCM không? Nếu có thì cá khoản chi tiêu này có phù hợp với điều 3, điều 27.4 và điều 27.5 của Hiệp định SCM không?

Các khoản chi tiêu này có được phép theo điểm (k) trong Danh sách minh họa các loại Trợ cấp xuất khẩu của Hiệp định SCM không?

2.3 Lập luận của các bên

  1. Lập luận của nguyên đơn – Canada

Canada đưa ra quan điểm của mình là nên sử dụng chú thích số 5 trong Hiệp định SCM để xác định biện pháp nào là được phép theo Hiệp định này. Hơn nữa, nước này cũng cho rằng biện pháp nào mà không nằm trong đoạn 1 của điểm k Danh mục Minh họa về Trợ cấp xuất khẩu, hoặc không nằm trong phạm vi của chú thích này đều bị cấm.

Canada phản đối lập luận của Brazil khi nước này cho rằng các khoản chi của PROEX là "các khoản thanh toán của chính phủ cho toàn bộ hoặc một phần các chi phí phát sinh trong việc nhận được các khoản tín dụng của các nhà xuất khẩu hoặc các cơ quan tài chính". Canada cũng cho rằng các khoản chi của PROEX đã vi phạm quy định về "lợi thế vật chất" trong đoạn 1 điểm k của Danh mục minh họa về Trợ cấp xuất khẩu trong Phụ lục I – Hiệp định SCM.

Canada đồng ý rằng Brazil là một nước phát triển và có quyền viện dẫn điều 27 như một biện pháp phòng vệ. Tuy nhiên, Canada lại cho rằng vì điều 27 là một ngoại lệ của điều 3 Hiệp định SCM nên Brazil phải đưa ra được những bằng chứng để chứng minh nước này đã tuân thủ theo các điều kiện được quy định tại điều 27.4. Canada cũng phản đối lập luận của Brazil khi cho rằng Brazil chỉ phải đáp ứng một nghĩa vụ là không tăng mức trợ cấp xuất khẩu, mà theo điều 27 phải có 02 điều kiện khác phải đáp ứng là: i) phải loại bỏ trợ cấp xuất khẩu trong vòng tám năm sau khi Hiệp định WTO có hiệu lực , đó là vào ngày 31 tháng 12 năm 2002; ii) phải loại bỏ trợ cấp xuất khẩu trong thời gian ngắn hơn tám năm, nếu việc sử dụng các khoản trợ cấp xuất khẩu đó không phù hợp với nhu cầu phát triển của nó. Canada lập luận rằng Brazil đã không tuân thủ các điều kiện quy định tại Điều 27.4 và, do đó theo Điều 3.1 (a) của Hiệp định SCM thì các khoản chi tiêu của PROEX là các khoản trợ cấp xuất khẩu bị cấm.

Vào ngày 23/11/1999 Canada đã cáo buộc Brazil về việc Brazil đã không tiến hành các biện pháp nhằm tuân thủ đầy đủ các phán quyết và khuyến nghị của DSB. Với caoa buộc này, Canada đã đưa ra các lập luận của mình về cáo buộc này: Canada cho rằng hỗ trợ của PROEX III liên quan đến xuất khẩu máy bay trong khu vực là một trợ cấp phụ thuộc vào kết quả xuất khẩu bị cấm theo điểm 3.1 (a) của Hiệp định SCM. Canada cũng lập luận thêm rằng chương trình PROEX III không tuân thủ điều khoản về lãi suất của thỏa thuận OECD về Hướng dẫn hỗ trợ tín dụng xuất khẩu chính thức (Thỏa thuận OECD) và do đó không đáp ứng đủ tiêu chuẩn về "điều kiện để không bị cấm" tại đoạn 2 của điểm k, Danh mục Minh họa trợ cấp xuất khẩu theo Hiệp định SCM. Cuối cùng, Canada lập luận rằng các khoản hỗ trợ của PROEX III không nằm trong các ngoại lệ của điểm k, vì vậy đã đệ trình với ban Hội thẩm rằng Brazil đã không thực hiện các biện pháp nhằm tuân thủ khuyến nghị và phán quyết của DSB

b.Lập luận của bị đơn – Brazil

>> Xem thêm: Thư tín dụng là gì ? Những điều cần biết khi thanh toán bằng thư tín dụng (L/C) ?

Brazil chấp nhận cáo buộc của Canada về việc chương trình PROEX thực sự là một trợ cấp theo quy định tại điều 1 của Hiệp định SCM. Tuy nhiên nước này vẫn khẳng định rằng việc bù đắp lãi suất của PROEX là được phép theo điểm k của Danh mục minh họa về Trợ cấp xuất khẩu trong Phụ lục I – Hiệp định SCM.

Brazil đã diễn giải điều khoản này như sau: "những khoản chi này chỉ bị cấm nếu chúng được sử dụng để đảm bảo những lợi thế đáng kể trong lĩnh vực tín dụng xuất khẩu và ngược lại những khoản chi được phép nếu chúng không được sử dụng để đảm bảo những lợi thế đáng kể trong lĩnh vực tín dụng xuất khẩu". Hơn nữa các khoản chi của PROEX được Brazil giải thích là những trợ cấp nhằm phù hợp với những khoản trợ cấp mà chính phủ Canada cung cấp cho công ty Bombardier của Canada

Brazil cũng đã lập luận dù các khoản chi của PROEX là các trợ cấp xuất khẩu bị cấm nhưng theo điều 27 của Hiệp định SCM thì các khoản chi tiêu này được cho phép đối với các nước đang phát triển như Brazil để duy trì các khoản trợ cấp xuẩt khẩu trong khoảng 8 năm kể từ ngày Hiệp định WTO có hiệu lực. Brazil cũng cho rằng nghĩa vụ duy nhất mà họ phải đáp ứng là không tăng mức trợ cấp xuất khẩu kể từ năm 1991 - năm mà chương trình PROEX được ban hành và bắt đầu thực hiện. Nước này đã đưa ra các bằng chứng chứng minh về việc này nên họ cho rằng họ được quyền truy đòi điều 27 Hiệp định SCM.

Với cáo buộc của Canada về việc Brazil đã không thực hiện các biện pháp cần thiết để tuân thủ các phán quyết và khuyến nghị của DSB, Brazil đã đưa ra các ý kiến của mình: Brazil cho rằng Canada đã không duy trì được nghĩa vụ chứng minh của mình về việc PROEX III có đạt được những lợi ích nhất định và là một trợ cấp theo điều 1 Hiệp định SCM. Brazil còn bác bỏ lập luận của Canada khi cho rằng chương trình PROEX III không tuân thủ điều khoản về lãi suất của thỏa thuận OECD về Hướng dẫn hỗ trợ tín dụng xuất khẩu chính thức (Thỏa thuận OECD) và do đó không đáp ứng đủ tiêu chuẩn về "điều kiện để không bị cấm" tại đoạn 2 của điểm k, Danh mục Minh họa trợ cấp xuất khẩu theo Hiệp định SCM. Brazil cho rằng tại đoạn đầu của điểm k có thể cho phép có một khoản chi tiêu mà không sử dụng bảo đảm về lợi thế vật chất. Do đó Brazil đã yêu cầu ban Hội thẩm bác bỏ cáo buộc của Canada và cho rằng chương trình PROEX III đã tuân theo Hiệp định SCM.

2.4 Ý kiến của cơ quan giải quyết tranh chấp

Ngày 20 tháng 8 năm 1999, DSB thông qua hai báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm và Ban Hội thẩm. Báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm tán thành tất cả các phán quyết của Ban Hội thẩm về kết luận rằng các biện pháp của Brazil là không phù hợp với Điều 3.1(a) và 27.4 của Hiệp định, tuy nhiên hủy bỏ và sửa đổi cách diễn giải của Ban về cụm từ “lợi thế vật chất” (material advantage) tại mục (k) của Danh sách minh họa về Trợ cấp xuất khẩu trong Phụ lục I – Hiệp định SCM.

Vì vào ngày 23/11/1999 Canada đã cáo buộc Brazil về việc Brazil đã không tiến hành các biện pháp nhằm tuân thủ đầy đủ các phán quyết và khuyến nghị của DSB, nên Tại cuộc họp ngày 9 tháng 12 năm 1999, DSB đồng ý tái triệu tập Ban hội thẩm ban đầu theo Điều 21.5 của DSU. Trong cuộc họp ngày 4 tháng 8 năm 2000, DSB đã thông qua báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm và báo cáo sửa đổi của Ban Hội thẩm. Theo đó Cơ quan Phúc thẩm tán thành phán quyết của Ban Hội thẩm rằng các khoản chi được thực hiện trong chương trình PROEX sửa đổi đã bị cấm bởi Điều 3 Hiệp định SCM và cũng không được cho phép trong điểm (k) của Danh sách minh họa của Hiệp định này. Vì vậy Cơ quan Phúc thẩm tán thành kết luận của Ban Hội thẩm rằng Brazil đã không thực thi theo các khuyến nghị của DSB.

>> Xem thêm: Phân tích xu thế phát triển chủ yếu của quan hệ kinh tế quốc tế trong tương lai

Trên đây là một số nghiên cứucủa chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗtrợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phậntư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoạisố:1900.6162để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật- Công ty luật Minh Khuê