Nơi có biên độ nhiệt năm cao nhất trên bề mặt Trái Đất thuộc khu vực nào

Nghiên cứu mới về nhiệt độ bề mặt cao nhất trên Trái Đất hé lộ sa mạc Lut ở Iran và sa mạc Sonoran ở Bắc Mỹ nóng hơn so với Thung lũng Chết ở Mỹ.

Nơi có biên độ nhiệt năm cao nhất trên bề mặt Trái Đất thuộc khu vực nào

Sa mạc Lut ở Iran. Ảnh: Science Magazine.

Theo dữ liệu vệ tinh độ phân giải cao từ hai thập kỷ qua, đất đai ở hai khu vực đôi khi có thể nóng tới 80,8 độ C. Sa mạc Lut giữ vị trí đầu bảng về nhiệt độ mặt đất cao nhất thế giới. Từ năm 2002 đến 2019, vùng đất cát này thường xuyên chạm ngưỡng nhiệt độ cao nhất, nhiều khả năng do vị trí nằm giữa những ngọn núi, khiến không khí nóng bị giữ lại phía trên đụn cát, đặc biệt là những khu vực bao phủ bởi đá núi lửa đen. Phát hiện mới phù hợp với nghiên cứu công bố năm 2011 với kết luận sa mạc Lut là một trong những điểm nóng nực nhất trên Trái Đất.

Từ năm 2004 tới năm 2007 và năm 2009, sa mạc Lut trải qua nhiệt độ bề mặt cao nhất hành tinh. Năm 2005, dữ liệu sơ bộ cho thấy khu vực có nhiệt độ lên tới 70,7 độ C, dù nhóm tác giả nghiên cứu mới nhận định ước tính trên nhiều khả năng còn thấp hơn thực tế.

Từ phân tích ban đầu đó, NASA công bố phiên bản phần mềm vệ tinh mới, cho phép xác định nhiệt độ mặt đất trên Trái Đất chuẩn xác hơn. Sử dụng phiên bản cập nhật, các nhà nghiên cứu có thể kết luận nhiệt độ ở sa mạc Lut trên thực tế cao hơn 10 độ so với suy đoán trước đây.

Sa mạc Sonoran nằm ở biên giới giữ Mỹ và Mexico cũng có độ nóng tương tự, dù không thường xuyên chạm ngưỡng cao nhất như sa mạc Lut. Độ cao thấp của sa mạc có nghĩa không khí ít có khả năng bốc lên cao và hạ nhiệt.

Do bao quanh Sonoran cũng là những ngọn núi, nhiệt độ dễ dàng bị giữ lại ở bồn địa khô cằn, làm tăng nhiệt độ không khí và nhiệt độ mặt đất. Các nhà nghiên cứu không rõ biến đổi khí hậu tác động bao nhiêu tới mức nhiệt độ cực hạn, nhưng những ngày nóng nhất do vệ tinh ghi nhận xuất hiện trong thời gian gần đây, đặc biệt trong thời kỳ La Niña, hiện tượng biến động theo sự ấm lên toàn cầu.

Ngoài ra, phân tích mới cũng xác định nơi lạnh nhất trên Trái Đất. Đó là Nam Cực với kỷ lục -110,9 độ C, thấp hơn 20 độ so với ước tính trước đây. Ánh sáng Mặt Trời ở khu vực này của thế giới tương đối yếu và nhiều tia nắng bị phản chiếu trở lại khí quyển bởi băng và tuyết. Gió mạnh và hệ thống áp suất thấp cũng góp phần làm giảm nhiệt độ ở bề mặt Nam Cực. Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Bulletin of the American Meteorological Society hôm 10/5.

Theo VNE

Theo VNE

I. KHÍ QUYỂN

- Khí quyển là lớp không khí bao quanh Trái Đất, chịu ảnh hưởng của Vũ Trụ, trước hết là Mặt Trời.

- Khí quyển là lớp vỏ bảo vệ Trái Đất, có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của sinh vật trên Trái Đất.

- Thành phần khí quyển: Khí nitơ 78,1%; ôxi 20,43%; hơi nước và các khí khác 1,47%.

1. Cấu trúc của khí quyển

- Gồm 5 tầng với đặc điểm khác nhau về giới hạn, độ dày, khối lượng không khí, thành phần.

a) Tầng đối lưu

- Nằm sát bề mặt đất, bề dày không đồng nhất: ở xích đạo 16km, ở cực khoảng 8km.

- Tập trung 80% khối lượng không khí của khí quyển, 3/4 lượng hơi nước và tro bụi, muối, vi sinh vật…

- Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng.

- Hấp thu bức xạ Mặt Trời $ \rightarrow$ mặt đất ban ngày đỡ nóng, ban đêm đỡ lạnh.

- Là hạt nhân ngưng tụ hơi nước $ \rightarrow$ tạo sương mù, mây, mưa…

- Nhiệt độ giảm theo độ cao.

b) Tầng bình lưu

- Phần lớn là ôzôn, không khí khô và chuyển động theo chiều ngang, nhiệt độ tăng dần theo độ cao.

c) Tầng giữa

- Nhiệt độ giảm mạnh theo độ cao (xuống còn khoảng –700C $ \rightarrow$ –800C ở đỉnh tầng).

d) Tầng ion

- Không khí loãng, chứa nhiều ion mang điện tích dương hoặc âm $ \rightarrow$ có tác dụng phản hồi sóng vô tuyến điện từ mặt đất truyền lên.

e) Tầng ngoài

- Chủ yếu là khí hêli và hiđrô, không khí rất loãng.

2. Các khối khí

- Trong tầng đối lưu có 4 khối khí cơ bản (2 bán cầu):

+ Khối khí cực (rất lạnh): A

+ Khối khí ôn đới (lạnh): P

+ Khối khí chí tuyến (rất nóng): T

+ Khối khí xích đạo (nóng ẩm): E

- Mỗi khối khí chia ra 2 kiểu: kiểu hải dương (ẩm): m; kiểu lục địa (khô): c .

- Riêng không khí xích đạo chỉ có Em.

- Các khối khí khác nhau về tính chất, luôn luôn chuyển động, bị biến tính.

3. Frông

- Là mặt ngăn cách hai khối khí khác biệt nhau về tính chất vật lí.

- Trên mỗi bán cầu có hai frông:

+ Frông địa cực (FA).

+ Frông ôn đới (FP).

- Ở khu vực xích đạo có dải hội tụ nhiệt đới cho cả hai bán cầu (FIT). Dải hội tụ nhiệt đới là mặt tiếp xúc của các khối khí xích đạo bán cầu Bắc và Nam, đây đều là 2 khối khí có cùng tính chất nóng ẩm.

II. SỰ PHÂN BỐ CỦA NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ TRÊN TRÁI ĐẤT

1. Bức xạ và nhiệt độ không khí

- Bức xạ Mặt Trời là các dòng năng lượng và vật chất của Mặt Trời tới Trái Đất, được mặt đất hấp thụ 47%, khí quyển hấp thụ một phần, còn lại phản hồi vào không gian.

- Nhiệt cung cấp chủ yếu cho không khí ở tầng đối lưu là nhiệt của bề mặt Trái Đất được Mặt Trời đốt nóng.

- Góc chiếu của tia bức xạ Mặt Trời càng lớn, lượng nhiệt thu được càng lớn và ngược lại.

2. Sự phân bố nhiệt độ của không khí trên Trái Đất

a) Phân bố theo vĩ độ địa lí

- Nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ xích đạo đến cực (vĩ độ thấp lên cao) do càng lên vĩ độ cao, góc chiếu sáng của Mặt Trời (góc nhập xạ) càng nhỏ dẫn đến lượng nhiệt ít.

- Biên độ nhiệt lại tăng dần (chênh lệch góc chiếu sáng, thời gian chiếu sáng càng lớn).

b) Phân bố theo lục địa, đại dương

- Nhiệt độ trung bình năm cao nhất và thấp nhất đều ở lục địa:

+ Cao nhất 300C (hoang mạc Xa-ha-ra).

+ Thấp nhất –30,20C (đảo Grơn-len).

- Đại dương có biên độ nhiệt nhỏ, lục địa có biên độ nhiệt lớn, do sự hấp thụ nhiệt của đất, nước khác nhau $ \rightarrow$ Càng xa đại dương, biên độ nhiệt năm càng tăng do tính chất lục địa tăng dần.

c) Phân bố theo địa hình

- Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao, trung bình cứ 100m giảm 0,60C (không khí loãng, bức xạ mặt đất yếu).

- Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ dốc và hướng phơi sườn núi:

+ Sườn cùng chiều, lượng nhiệt ít.

+ Sườn càng dốc góc nhập xạ càng lớn.

+ Hướng phơi của sườn núi ngược chiều ánh sáng Mặt Trời, góc nhập xạ lớn, lượng nhiệt nhiều.

(*) Ngoài ra nhiệt độ không khí cũng thay đổi do sự tác động của dòng biển nóng, lạnh, lớp phủ thực vật, hoạt động sản xuất của con người.



Page 2

Nơi có biên độ nhiệt năm cao nhất trên bề mặt Trái Đất thuộc khu vực nào

SureLRN

Nơi có biên độ nhiệt năm cao nhất trên bề mặt Trái Đất thuộc khu vực nào

Nghiên cứu mới về nhiệt độ bề mặt khắc nghiệt nhất trên Trái đất cho thấy việc đặt chân đến sa mạc Lut (Dasht-e Lut) ở Iran và sa mạc Sonoran của Bắc Mỹ còn tồi tệ hơn nhiều.

Theo dữ liệu vệ tinh độ phân giải cao trong hai thập kỷ qua, đất ở hai khu vực này đôi khi có thể nóng lên đến mức kinh ngạc là 80,8 độ C. 

Nơi có biên độ nhiệt năm cao nhất trên bề mặt Trái Đất thuộc khu vực nào

Sa mạc Lut lúc mặt trời lặn.

Sa mạc Lut giữ vị trí đứng đầu về nhiệt độ bề mặt đất cao nhất thế giới. Từ năm 2002 đến năm 2019, khu vực này luôn đạt đến mức nhiệt độ kỷ lục, có thể là do nó nằm giữa một dãy núi, giữ không khí nóng phía trên các đụn cát, đặc biệt là những phần được bao phủ bởi đá núi lửa đen.

Những phát hiện này hỗ trợ cho một nghiên cứu trước đây, được công bố vào năm 2011, cho thấy sa mạc Lut là một trong những nơi có nhiệt độ cao nhất trên Trái đất. 

Trong các năm 2004 đến 2007 và 2009, sa mạc này đã trải qua nhiệt độ bề mặt cao nhất trên Trái đất. Vào năm 2005, dữ liệu ban đầu cho thấy khu vực này đạt tới 70,7 độ C.

Kể từ lần phân tích đầu tiên đó, NASA đã phát hành một phiên bản phần mềm cho vệ tinh mới, cho phép phát hiện nhiệt độ bề mặt đất trên Trái đất tốt hơn. 

Bằng cách sử dụng bản cập nhật mới này, các nhà nghiên cứu cho biết nhiệt độ ở sa mạc Lut thực sự cao hơn 10 độ C so với chúng ta từng nghĩ.

Sa mạc Sonoran, nằm ở biên giới của Mỹ và Mexico, có thể đạt tới các mức nóng tương tự, nhưng không thường xuyên như sa mạc Lut. 

Sonoran cũng được bao quanh bởi các dãy núi, nhiệt dễ dàng bị giữ lại trong lòng chảo khô cằn.

Không rõ biến đổi khí hậu đã góp phần vào nhiệt độ khắc nghiệt này như thế nào, nhưng những ngày nóng nhất do vệ tinh ghi lại đã xảy ra trong những năm gần đây, đặc biệt là trong thời kỳ La Niña, một dao động về khí hậu có thể thay đổi theo sự nóng lên toàn cầu.

Cùng với việc tìm ra vùng đất nóng nhất trên Trái đất, phân tích mới cũng có thể xác định được nơi lạnh nhất. Nam Cực dễ dàng giành được kỷ lục đó với mức thấp -110,9 độ C, thấp hơn 20 độ so với các ước tính trước đó.

Ánh sáng mặt trời tới ở khu vực này của thế giới tương đối yếu và rất nhiều tia bị băng tuyết phản xạ trở lại bầu khí quyển. Bên cạnh đó, gió mạnh và hệ thống áp suất thấp cũng trùng hợp để làm giảm nhiệt độ bề mặt Nam Cực nhiều hơn.