Pct là viết tắt của từ gì

Hiệp ước hợp tác về sáng chế (Patent Cooperation Treaty) viết tắt là PCT được kí kết vào ngày 19/6/1970 tại Washington. PCT bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/6/1978 và Việt Nam bắt đầu tham gia PCT từ ngày 10/3/1993. PCT cho phép một sáng chế được bảo hộ đồng thời ở nhiều quốc gia bằng cách nộp một đơn đăng ký bằng sáng chế quốc tế duy nhất thay vì nộp nhiều đơn xin cấp bằng sáng chế ở nhiều quốc gia hay khu vực riêng biệt. Các luật sư sở hữu trí tuệ sẽ giúp khách hàng hiểu được quy trình, thủ tục đăng ký sáng chế theo PTC có nguồn gốc Việt Nam.

Cũng giống như quy định của pháp luật Việt Nam về quyền sở hữu trí tuệ, để được cấp văn bằng bảo hộ sáng chế theo PCT, sáng chế được đăng ký cần phải đáp ứng các yêu cầu sau: có tính mới, có trình độ sáng tạo và có khả năng áp dụng công nghiệp.

Hồ sơ đăng ký sáng chế theo PCT có nguồn gốc Việt Nam gồm có các tài liệu sau:

  • Tờ khai PCT có nguồn gốc Việt Nam được làm bằng tiếng Anh (03 bản);
  • Bản mô tả (02 bản, bao gồm cả hình vẽ, nếu có);
  • Yêu cầu bảo hộ (02 bản);
  • Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ);
  • Các tài liệu có liên quan (nếu có).

Hồ sơ đăng ký bảo hộ sáng chế có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc tới 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Sau khi được tiếp nhận đơn, người nộp đơn có thể tiến hành tra cứu quốc tế sáng chế tại các cơ quan tra cứu có thẩm quyền (cơ quan sáng chế quốc gia hoặc khu vực đáp ứng các yêu cầu do PCT đặt ra và được chỉ định bởi Đại hội đồng PCT). Đơn PCT có nguồn gốc Việt Nam sẽ được công bố trên Công báo của PCT (PCT Gazette) và được thẩm định sơ bộ quốc tế. Cơ quan thẩm định sẽ lập báo cáo thẩm định sơ bộ và gửi cho Văn phòng quốc tế. Ở giai đoạn quốc gia, đơn quốc tế được thẩm định hình thức và thẩm định nội dung theo các thủ tục quy định đối với đơn đăng ký sáng chế thông thường tại quốc gia sở tại.

Một ưu điểm quan trọng của hệ thống PCT là việc cung cấp thêm tối thiểu 18 tháng tính từ khi hết thời hạn ưu tiên 12 tháng, trong thời gian này, người nộp đơn có thể đánh giá khả năng thương mại hóa sản phẩm của mình ở các quốc gia khác nhau và quyết định xem đăng ký sáng chế ở quốc gia nào. Bằng cách nộp đơn quốc tế, việc nộp các khoản lệ phí nộp đơn quốc gia và các chi phí dịch thuật liên quan đến các đơn quốc gia có thể được trì hoãn.

Nhằm cung cấp thông tin và kiến thức cần thiết nhất giúp doanh nghiệp có thể tìm ra phương thức để vừa xây dựng và bảo vệ tài sản sở hữu trí tuệ (SHTT), vừa nâng cao được giá trị doanh nghiệp của mình để tồn tại và phát triển, Hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam (VIPA) đã phối hợp với Viện Phát triển Doanh nghiệp, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) biên soạn và xuất bản cuốn 'Cẩm nang hướng dẫn xây dựng, quản lý và bảo vệ tài sản sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp'.

Trong cuốn cẩm nang này, các chuyên gia đã chỉ rõ chức năng và trình tự thực hiện của Hệ thống đăng ký quốc tế sáng chế PCT.

Pct là viết tắt của từ gì

Hệ thống PCT được thiết lập theo Hiệp ước hợp tác về sáng chế (Hiệp ước PCT), hiện do WIPO quản lý. Việt Nam là một thành viên của Hiệp ước PCT, nên doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng hệ thống PCT để nộp đơn đăng ký sáng chế vào nhiều nước khác là thành viên của Hiệp ước PCT (tính đến cuối tháng 5/2020 là 153 thành viên).

Chức năng của hệ thống PCT là cho phép doanh nghiệp có thể chỉ định việc nộp đơn đăng ký sáng chế ở tất cả các quốc gia thành viên của Hiệp ước PCT trên một tờ khai đơn duy nhất với một ngôn ngữ duy nhất (gọi là đơn quốc tế hay đơn PCT). Đơn PCT có thể yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (theo Điều 4 Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp) trên cơ sở đơn quốc gia đã nộp trước đó cho cùng sáng chế.

Tuy nhiên, doanh nghiệp cần lưu ý rằng hệ thống PCT không tạo ra thủ tục để cấp bằng sáng chế quốc tế mà chỉ là nộp đơn đăng ký sáng chế quốc tế. Sau giai đoạn quốc tế, muốn được bảo hộ ở quốc gia quan tâm thì doanh nghiệp phải làm thủ tục nộp đơn vào giai đoạn quốc gia và lúc đó đơn đăng ký sáng chế được xử lý giống như được nộp trực tiếp tại quốc gia đó.

Ưu điểm lớn nhất của hệ thống PCT là nhằm duy trì tất cả các cơ hội bảo hộ sáng chế ở các quốc gia khác nhau trong khoảng thời gian dài hơn so với việc nộp đơn trực tiếp ở từng nước riêng lẻ. Cụ thể là doanh nghiệp có thêm thời gian (thường là 30-31 tháng kể từ ngày doanh nghiệp nộp đơn đầu tiên cho cùng sáng chế tại nước xuất xứ, hoặc kể từ ngày nộp đơn PCT nếu đơn PCT này chính là đơn đầu tiên mà doanh nghiệp nộp cho sáng chế này) để đánh giá tiềm năng thương mại của sáng chế tại các thị trường nhằm chọn ra các quốc gia quan trọng để tiếp tục nộp đơn vào giai đoạn quốc gia. Nếu không sử dụng hệ thống PCT, doanh nghiệp đã phải chuẩn bị tài liệu để nộp đơn ở từng nước quan tâm một cách riêng rẽ (thường là trong vòng 12 tháng kể từ ngày doanh nghiệp nộp đơn đầu tiên cho cùng sáng chế tại nước xuất xứ), và sẽ rất lãng phí chi phí nộp đơn cũng như chi phí dịch thuật sang ngôn ngữ liên quan tại quốc gia mà sau này doanh nghiệp nhận thấy rằng tiềm năng thương mại của sáng chế tại đó không lớn và không muốn tiếp tục theo đuổi đơn sáng chế tại quốc gia đó nữa.

Một lưu ý quan trọng đối với doanh nghiệp Việt Nam khi muốn nộp đơn sáng chế ra nước ngoài là cần xem xét kỹ quy định của Việt Nam về kiểm soát an ninh đối với sáng chế trước khi đăng ký ra nước ngoài. Cụ thể, theo quy định này, sáng chế của tổ chức, cá nhân Việt Nam và sáng chế được tạo ra tại Việt Nam chỉ được nộp đơn ở nước ngoài sau khi đã nộp đơn đăng ký sáng chế tại Việt Nam và đã kết thúc thời hạn 06 tháng kể từ ngày nộp đơn đó, trừ trường hợp sáng chế đó được xác định là sáng chế mật theo pháp luật về bảo hộ bí mật nhà nước và đã có thông báo của cơ quan có thẩm quyền thì không được nộp ra nước ngoài. Nếu sáng chế được nộp trái với quy định nêu trên (kể cả trường hợp đơn quốc tế nộp trực tiếp cho WIPO), thì sáng chế này sẽ bị từ chối bảo hộ tại Việt Nam.

Trình tự thực hiện đăng ký đơn PCT có nguồn gốc Việt Nam:

Tiếp nhận đơn và thẩm định hình thức

Đơn PCT có nguồn gốc Việt Nam (là đơn đăng ký quốc tế sáng chế được nộp từ Việt Nam và chỉ định việc đăng ký bảo hộ sáng chế tại tất cả các nước thành viên của Hiệp ước PCT) có thể nộp trực tiếp cho WIPO (nộp trực tuyến qua ePCT, nộp đơn dạng file điện tử hoặc nộp đơn giấy) hoặc nộp qua trung gian là Cục SHTT (nộp trực tiếp tại văn phòng hoặc qua đường bưu điện).

Hồ sơ đăng ký:

- Tờ khai (theo mẫu)

- Bản mô tả sáng chế (bao gồm phần mô tả, yêu cầu bảo hộ, bản tóm tắt, bộ hình vẽ (nếu có))

- Các tài liệu liên quan (nếu cần)

Cơ quan nhận đơn đăng ký quốc tế (WIPO hoặc Cục SHTT) sẽ thẩm định hình thức đơn và yêu cầu người nộp đơn sửa chữa sai sót (nếu có).

Tra cứu quốc tế

Đơn PCT phải được tra cứu bởi một cơ quan tra cứu quốc tế có thẩm quyền do người nộp đơn lựa chọn trong danh sách các cơ quan tra cứu quốc tế được chỉ định đối với Việt Nam, đó là các cơ quan SHTT Ôx-trây-li-a, Áo, Liên bang Nga, Thụy Điển, Hàn Quốc, Nhật Bản, Sinh-ga-po và Cơ quan sáng chế châu Âu (tính đến cuối tháng 5/2020).

Tùy ý, người nộp đơn cũng có thể yêu cầu tra cứu quốc tế bổ sung (có nộp thêm phí) sau khi nhận được báo cáo tra cứu quốc tế lần đầu.

Công bố quốc tế

Đơn PCT đáp ứng quy định được công bố trên Công báo PCT (PCT Gazette). Việc công bố quốc tế phục vụ cho hai mục đích chính, đó là bộc lộ sáng chế với công chúng và đặt ra phạm vi bảo hộ mà cuối cùng có thể đạt được.

Thẩm định sơ bộ quốc tế

Người nộp đơn có thể yêu cầu (có nộp thêm phí) một cơ quan thẩm định sơ bộ quốc tế có thẩm quyền đối với Việt Nam (tính đến cuối tháng 5/2020, đó là các cơ quan SHTT Ôx-trây-li-a, Áo, Liên bang Nga, Thụy Điển, Hàn Quốc, Nhật Bản, Sinh-ga-po và Cơ quan sáng chế châu Âu) đưa ra ý kiến sơ bộ và không ràng buộc rằng liệu sáng chế có đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ về tính mới, tính sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp hay không.

Việc yêu cầu thẩm định sơ bộ quốc tế là không bắt buộc và thường được nộp khi người nộp đơn có thực hiện sửa đổi nội dung đơn PCT sau khi nhận được báo cáo tra cứu quốc tế từ cơ quan tra cứu.

Xử lý đơn trong giai đoạn quốc gia

Quá trình xử lý đơn PCT kết thúc khi đến thời hạn vào pha quốc gia tại các nước quan tâm. Sau khi vào giai đoạn quốc gia, đơn PCT được thẩm định theo các thủ tục quy định đối với đơn đăng ký sáng chế thông thường tại quốc gia sở tại.

PCT là viết tắt của từ gì trên Facebook?

PCT viết tắt của chữ Post Cycle Therapy - có nghĩa là triệu liệu sau chu kỳ , bạn phải "RỬA" và điều này gần. như BẮT BUỘC sau chu kỳ sử dụng. ❗️ Tại sao phải PCT vì khi dùng steroid 1 thời gian đủ

Percent viết tắt là gì?

Percent nghĩa là “phần trăm” và viết bằng ký hiệu %. Thường trước percent có một con số.