Phân tích các thành phân trong hệ thống giáo dục tiểu học

Trao đổi thêm về cấu trúc bài học trong sách giáo khoa để sáng tạo trong dạy học

Ngày cập nhật : 15/07/2021

Để giúp các thầy cô khi tiếp cận với sách giáo khoa của chương trình giáo dục mới (2018) hiểu rõ hơn cấu trúc của mỗi bài học và từ đó có thể sáng tạo trong tổ chức dạy học, xin chia sẻ bài viết của nhà giáo Phan Duy Nghĩa, Sở GD&ĐT Hà Tĩnh.

Theo quy định tại Thông tư số 33/2017/TT-BGDĐT ngày 22/12/2017 của Bộ GDĐT ban hành Quy định về tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa; tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa; tổ chức và hoạt động của Hội đồng Quốc gia thẩm định sách giáo khoa thì cấu trúc bài học trong sách giáo khoa (SGK) theo Chương trình GDPT 2018 bao gồm các thành phần cơ bản sau: mở đầu, kiến thức mới, luyện tập, vận dụng.

Phân tích các thành phân trong hệ thống giáo dục tiểu học

Giáo viên tiểu học Hà Tĩnh cùng nghiên cứu sách giáo khoa mới

Bài viết này, chúng tôi xin được phân tích sâu về ý nghĩa, bản chất của từng thành phần cơ bản trong SGK mới (mở đầu, kiến thức mới, luyện tập, vận dụng), từ đó giúp giáo viên có nhiều sáng tạo trong tổ chức dạy học.

Hoạt động mở đầu

Hoạt động mở đầu đôi khi còn được gọi là hoạt động khởi động. Hoạt động này nhằm gợi động cơ và tạo hứng thú cho học sinh.

- Kết quả cần đạt của hoạt động:

Kích thích sự tò mò, khơi dậy hứng thú của học sinh về chủ đề sẽ học; học sinh cảm thấy vấn đề nêu lên rất gần gũi với mình.

Không khí lớp học vui, tò mò, chờ đợi, thích thú.

Huy động vốn hiểu biết, kinh nghiệm có sẵn của học sinh để chuẩn bị học bài mới.

Học sinh trải nghiệm qua tình huống có vấn đề, trong đó chứa đựng những nội dung kiến thức, những thao tác, kĩ năng để làm nảy sinh kiến thức mới.

- Cách làm: Đặt câu hỏi; Đố vui; Kể chuyện; Đặt một tình huống; Tổ chức trò chơi... Có thể thực hiện với toàn lớp, nhóm nhỏ, hoặc cá nhân từng học sinh.

Tổ chức các hình thức trải nghiệm gần gũi với học sinh. Nếu là tình huống diễn tả bằng lời văn thì câu văn phải đơn giản, gần gũi với học sinh. Có thể thực hiện với toàn lớp, nhóm nhỏ, hoặc cá nhân từng học sinh.


Phân tích các thành phân trong hệ thống giáo dục tiểu học

Một tiết dạy Tiếng Việt lớp 1 theo Chương trình GDPT 2018 tại Trường TH Nam Điền, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh

Hoạt động hình thành kiến thức mới

Hoạt động hình thành kiến thức mới là hoạt động cơ bản trong bài học của SGK. Hoạt động này nhằm giúp học sinh phân tích, khám phá và rút ra kiến thức mới. Đây là hoạt động quan trọng nhất, trọng tâm nhất, có vai trò và tác dụng làm cơ sở cho các hoạt động luyện tập và vận dụng cũng như toàn bộ quá trình dạy học phát triển năng lực học sinh. Vì vậy, giáo viên cần quan tâm, dành nhiều hơn về thời gian và trí tuệ cho việc nghiên cứu, thực hiện nội dung hoạt động cơ bản.

- Kết quả cần đạt của hoạt động:

Học sinh rút ra được kiến thức, khái niệm hay quy tắc lí thuyết, thực hành mới.

Nếu là một dạng toán mới thì học sinh phải nhận biết được dấu hiệu, đặc điểm và nêu được các bước giải dạng toán này.

- Cách làm: Dùng các câu hỏi gợi mở, câu hỏi phân tích, đánh giá để giúp học sinh thực hiện tiến trình phân tích và rút ra bài học.

Có thể sử dụng các hình thức thảo luận cặp đôi, thảo luận theo nhóm, hoặc các hình thức sáng tạo khác nhằm kích thích trí tò mò, sự ham thích tìm tòi, khám phá phát hiện của học sinh... Nên soạn những câu hỏi thích hợp giúp học sinh đi vào tiến trình phân tích thuận lợi và hiệu quả.

Phân tích các thành phân trong hệ thống giáo dục tiểu học

Hình ảnh học trực tuyến của học sinh trường tiểu học thị trấn Đức Thọ, Hà Tĩnh

Hoạt động luyện tập

Hoạt động này đôi khi còn được gọi là hoạt động thực hành. Hoạt động này yêu cầu học sinh phải vận dụng trực tiếp những kiến thức đã học vào giải quyết các bài tập/tình huống. Đây là hoạt động rất quan trọng vì nó giúp học sinh kết hợp giữa lí thuyết với thực hành, đồng thời giúp giáo viên kiểm tra kết quả học sinh đã lĩnh hội.

- Kết quả cần đạt của hoạt động:

Học sinh nhớ dạng cơ bản một cách vững chắc; làm được các bài tập áp dụng dạng cơ bản theo đúng quy trình.

Học sinh biết chú ý tránh những sai lầm điển hình thường mắc trong quá trình giải quyết các bài tập/tình huống.

- Cách làm:

Thông qua việc giải những bài tập cơ bản để học sinh rèn luyện việc nhận dạng, áp dụng các bước giải và công thức cơ bản. Giáo viên quan sát giúp học sinh nhận ra khó khăn của mình, nhấn mạnh lại quy tắc, thao tác, cách thực hiện.

Giáo viên tiếp tục giúp các em giải quyết khó khăn bằng cách liên hệ lại với các quy tắc, công thức, cách làm, thao tác cơ bản đã rút ra ở trên.

Có thể giao bài tập áp dụng cho cả lớp, cho từng cá nhân, hoặc theo nhóm, theo cặp đôi, theo bàn, theo tổ học sinh.

Phân tích các thành phân trong hệ thống giáo dục tiểu học

Một tiết dạy thực hành trong Hội thi giáo viên giỏi của Hà Tĩnh

Hoạt động vận dụng

Hoạt động này có thể hiểu như là hướng tới đánh giá việc học sinh áp dụng kiến thức, kĩ năng vào các tình huống cụ thể ở nhà, trong cộng đồng. Vì vậy học sinh có thể thực hiện hoạt động tại lớp hoặc tại nhà với sự trợ giúp của người thân trong gia đình.

- Kết quả cần đạt của hoạt động:

Học sinh củng cố, nắm vững các nội dung kiến thức trong bài đã học.

Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học trong hoàn cảnh mới, đặc biệt trong những tình huống gắn với thực tế đời sống hàng ngày.

Cảm thấy tự tin khi lĩnh hội và vận dụng kiến thức mới.

- Cách làm:

Học sinh thực hành, vận dụng từng phần, từng đơn vị kiến thức cơ bản của nội dung bài đã học. Giáo viên giúp học sinh thấy được ý nghĩa thực tế của các tri thức, từ đó khắc sâu kiến thức đã học.

Khuyến khích học sinh diễn đạt theo ngôn ngữ, cách hiểu của chính các em. Khuyến khích học sinh tập phát biểu, tập diễn đạt bước đầu có lí lẽ, có lập luận.

Phan Duy Nghĩa

Phòng Giáo dục Phổ thông
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Tĩnh

Nguồn: Big school

Giáo dục tiểu học là bước giáo dục cơ bản và quan trọng nhất trong nền giáo dục, giai đoạn định hình tính cách và tư duy của mỗi đứa trẻ. Mục tiêu giáo dục tiểu học là rất quan trọng đối với mỗi cá nhân và toàn xã hội. Cùng Luận Văn Việt tìm hiểu về chủ đề giáo dục tiểu học qua bài viết sau để hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của giáo dục tiểu học trong mọi thời đại nhé.

Phân tích các thành phân trong hệ thống giáo dục tiểu học

1. Khái niệm giáo dục tiểu học là gì? 

Giáo dục tiểu học là quyền cơ bản đầu tiên và quan trọng nhất của của mỗi trẻ em, bắt đầu từ năm 6 tuổi và xuyên suốt trong 5 năm liền, chia làm 2 giai đoạn. Theo như quyết định mới vào năm 2006 của Thủ tướng chính phủ thì giáo dục tiểu học Việt Nam được quy định như sau: 

(Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5/5/2006)

Giai đoạn 1: 

  • Lớp 1, 2, 3: Có 10 môn (Tiếng việt, Toán, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Âm nhạc, Mỹ thuật, Thủ công, Thể dục, Giáo dục tập thể, Giáo dục ngoài giờ lên lớp); 
  • Số tiết trên tuần của Lớp 1: 23 tiết, Lớp 2 và 3: 24 tiết, (chưa tính tiết tự chọn).

Giai đoạn 2: 

  • Lớp 4, 5: Có 11 môn (thêm các môn Khoa học, Lịch sử – Địa lý, bớt môn Tự nhiên và Xã hội); 
  • Số tiết trên tuần Lớp 4, 5: 26 tiết (chưa tính tiết tự chọn).

* Có 03 môn học tự chọn gồm Tiếng Anh, Tin học và Tiếng dân tộc.

2. Mục tiêu của giáo dục tiểu học 

Mục tiêu giáo dục tiểu học là nâng cao nhận thức cho trẻ em, mở ra các cơ hội cùng phát triển bản thân và giảm nghèo giữa các thế hệ. Đây là bước đầu tiên trong việc xây dựng phúc lợi xã hội và là điều kiện tiên quyết để phát triển liên tục. Các mục tiêu của giáo dục tiểu học bao gồm:

  • Để giúp trẻ em có cuộc sống trọn vẹn khi còn nhỏ và nhận ra tiềm năng của mình như một cá thể độc nhất.
  • Để cho phép trẻ em phát triển như một thực thể xã hội thông qua việc sống và hợp tác với những người khác và đóng góp cho những điều tốt đẹp của xã hội.
  • Để chuẩn bị cho trẻ em tiếp tục học lên cao và học tập suốt đời.
  • Cho trẻ tư duy phân tích, đạt được mức sống cao, có đủ kỹ năng và bản lĩnh để đối mặt với những thách thức.

Phân tích các thành phân trong hệ thống giáo dục tiểu học

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, 3 nhóm kiến thức trẻ em nên tiếp xúc và đầu tư phát triển nhất đó là:

  • Kiến thức tự nhiên văn hóa xã hội: 

Kiến thức tự nhiên, văn hóa xã hội rất quan trọng trong việc định hình nhân cách và phát triển toàn diện trí tuệ cho đứa trẻ. Nhà trường, gia đình giáo dục đúng cách và phù hợp sẽ giúp trẻ phát triển tốt hơn.

Việt học tiếng Anh được xem là ưu tiên được chú trọng nhất, bởi vì là ngôn ngữ giao tiếp quốc tế, mở ra cho trẻ em nhiều cơ hội mới trong tương lai. Việc cho trẻ em tiếp xúc càng sớm với tiếng Anh là cách tốt nhất để cho trẻ em tiếp thu nhanh và nhớ lâu hơn.

Kỹ năng sống thật sự quan trọng hơn với những đứa trẻ sinh ra trong thời đại công nghệ và hội nhập. Kỹ năng sống tốt giúp trẻ định hình được bản thân sớm hơn, hiểu mình muốn gì, cần gì và thế mạnh ở đâu.

Tương lai của mỗi đứa trẻ ảnh hưởng rất lớn từ giai đoạn tiểu học, giai đoạn nền tảng để hình thành tư duy và nhân cách, suy nghĩ tâm lý, tính cách của mỗi đứa trẻ. Do đó giáo dục tiểu học đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong nền giáo dục.

Phân tích các thành phân trong hệ thống giáo dục tiểu học

Tham khảo: Download đề tài và mẫu luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục hay

3. Vai trò, tầm quan trọng của giáo dục tiểu học 

3.1. Vai trò quan trọng của giáo dục tiểu học

Giáo dục tiểu học là nơi ươm mầm cho thế hệ lãnh đạo, nhà tư tưởng và nhà đổi mới tiếp theo. Thách thức đối với các nhà giáo dục tiểu học là chuẩn bị đào tạo cho tâm hồn trẻ thơ và sử dụng kiến thức đó để phát triển các chiến lược giảng dạy nhằm giữ cho học sinh tham gia vào các tài liệu của chương trình giảng dạy. 

  • Các nhà giáo dục tiểu học có trách nhiệm cung cấp việc học tập được chuẩn hóa để đáp ứng các tiêu chuẩn giáo dục đã được thiết lập. Giáo dục sớm là thời gian để tìm ra một bầu không khí quan tâm và hỗ trợ giúp nâng cao tính cá nhân trong khi giới thiệu các giá trị của sự phối hợp để đạt được cả mục tiêu cá nhân và nhóm. 
  • Giáo dục tiểu học được coi là nền tảng cho sự phát triển trí tuệ trong tương lai. Các môn khoa học nhân văn được đưa vào chương trình học với mục đích làm cho trẻ làm quen với thế giới loài người. 
  • Giáo dục đạo đức cũng được tập hợp lại như một phần quan trọng của chương trình giảng dạy với mục đích phát triển tình cảm đạo đức và quan điểm tích cực trong giai đoạn đầu của trẻ.

3.2. Tầm quan trọng của giáo dục tiểu học

Giáo dục tiểu học có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của toàn xã hội và tương lai của mỗi đứa trẻ, cụ thể như:

Đối với trẻ em

  • Hỗ trợ phát triển xã hội: 

Các hoạt động nhóm giúp trẻ tương tác với bạn bè đồng trang lứa, phát triển ý thức tôn trọng người khác, học được những kỹ năng và kinh nghiệm cơ bản như phân biệt đúng sai, sự chia sẻ, hợp tác….

Phân tích các thành phân trong hệ thống giáo dục tiểu học

  • Dạy tính độc lập và tự tin: 

Trẻ em trong giai đoạn đầu đời học ở trường mầm non có môi trường nuôi dưỡng và tích cực ổn định hơn những trẻ không học, điều này cũng cải thiện sự tự tin và cá tính của trẻ. Giáo dục sớm cung cấp một môi trường an toàn, vui vẻ và lành mạnh, nơi trẻ em có thể có được cảm giác về bản thân và khám phá những điều mới mẻ để trẻ hiểu về bản thân.

  • Cải thiện kỹ năng đọc và giao tiếp: 

Kỹ năng giao tiếp và đọc của một đứa trẻ gắn liền trực tiếp với giáo dục tiểu học của chúng. Nói chung, trong độ tuổi từ ba đến năm tuổi, kỹ năng giao tiếp của trẻ đã phát triển, đó là lý do tại sao giáo dục tiểu học là cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Trẻ nhỏ học mẫu giáo có kỹ năng đọc và giao tiếp tốt hơn nhiều so với những trẻ không học.

Đối với xã hội

Nhiều nhà nghiên cứu ngày nay khẳng định rằng việc có được một nền giáo dục tiểu học tốt sẽ ảnh hưởng nhiều hơn đến sự phát triển tổng thể của trẻ em hơn là nền tảng gia đình của chúng. Giáo dục tiểu học kém có thể dẫn đến một đứa trẻ có những tác động tiêu cực. 

Trong khi giáo dục tiểu học quyết định sự phát triển và tăng trưởng các khía cạnh khác nhau của trẻ em trong bối cảnh xã hội, thì mặt khác, chất lượng giáo dục tiểu học kém hoặc không có nó có thể khiến trẻ em mù chữ, gây ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức và tương lai của trẻ.

Do đó, giáo dục tiểu học là giai đoạn quan trọng nhất trong cuộc đời của một đứa trẻ. Nó định hình họ thành một người có tư duy, học hỏi và con người tốt.

Phân tích các thành phân trong hệ thống giáo dục tiểu học

Đối với đất nước

Giáo dục tiểu học rất thuận lợi không chỉ cho một cá nhân mà cho cả đất nước. Nó là nền tảng cho việc học lên cao, hình thành cuộc sống của trẻ em bằng cách thúc đẩy kỹ năng ra quyết định của chúng. 

Hơn nữa, khi một quốc gia được giáo dục, quốc gia đó không phải chịu nhiều thiệt hại do khả năng đổi mới và năng lực của những công dân có khả năng mang lại cuộc cách mạng cả ở cấp cơ sở và cấp quốc gia.

Giáo dục được xem là yếu tố tiên quyết hàng đầu cho sự phát triển của mỗi quốc gia. Đầu tư vào giáo dục luôn được xem là sự đầu tư khôn ngoan nhất. Mục tiêu giáo dục tiểu học là cần thiết và vô cùng quan trọng cho tất cả các quốc gia. 

Nếu có bất kỳ thắc mắc gì khi tìm hiểu về mục tiêu của giáo dục tiểu học, bạn vui lòng liên hệ với Luận Văn Việt qua số điện thoại: 0915 686 999 hoặc qua email: để được giải đáp chi tiết và nhanh chóng.

Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi! 

Phân tích các thành phân trong hệ thống giáo dục tiểu học

Hiện tại tôi đang đảm nhiệm vị trí Content Leader tại Luận Văn Việt. Tất cả các nội dung đăng tải trên website của Luận Văn Việt đều được tôi kiểm duyệt và lên kế hoạch nội dung. Tôi rất yêu thích việc viết lách ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Và đến nay thì tôi đã có hơn 5 năm kinh nghiệm viết bài.

Hy vọng có thể mang đến cho bạn đọc thật nhiều thông tin bổ ích về tất cả các chuyên ngành, giúp bạn hoàn thành bài luận văn của mình một cách tốt nhất!