Phân tích giá trị nhân đạo của tác phẩm chinh phụ ngâm

(1)

Đề bài: Phân tích giá trị nhân đạo của đoạn trích Tình cảnh lẻ loi củangười chinh phụ


Dàn ý bài viết1/ Mở bài


-Giới thiệu tác giả Đặng Trần Cơn, đoạn trích và khẳng định giá trị nhân đạo:Đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” trích trong tác phẩm “Chinhphụ ngâm” của Đặng Trần Cơn đã cho ta thấy rõ điều đó.


2/ Thân bài


- Khẳng định giá trị nhân đạo trong đoạn trích: Nhân đạo luôn là một trongnhững giá trị tinh thần truyền thống của văn học Việt Nam


- Giá trị nhân đạo thể hiện ở sự đồng cảm của tác giả với số phận người chinhphụ: ta đã nhận thấy được tấm lịng đồng cảm và xót thương mà nhà thơ dànhcho người chinh phụ, từ sự đồng cảm ấy mà tác giả đã thấu hiểu một cách sâusắc nỗi cô đơn


- Giá trị nhân đạo thể hiện ở cách diễn tả tâm trạng của nhân vật trữ tình:Những nỗi niềm trăn trở của người chinh phụ được nhà thơ miêu tả bằng cáchành động bồn chồn, lặp đi lặp lại


- Giá trị nhân đạo thể hiện ở thái độ đồng tình và ca ngợi khát khao hạnh phúcđơi lứa của người chinh phụ: Nỗi lòng của người chinh phụ khơng cịn chỉ làtâm trạng của một người mà là tiếng nói thay cho bao người phụ nữ cùngchung số phận như nàng


3/ Kết bài: Ý nghĩa của đoạn trích: tác giả đã lên tiếng tố cáo chiến tranh,khẳng định chính những cuộc chiến tranh phi nghĩa là nguyên nhân dẫn đếncảnh vợ chồng chia lìa, người mẹ xa con, lỡ dở tình u và hạnh phúc đơi lứa.Bài tham khảo


Thế kỉ XVII của nước ta là thế kỉ mà hình ảnh người phụ nữ được thể hiệnnhiều nhất trong văn học trung đại. Khi ấy những cảm hứng về người phụ nữluôn được các tác giả gắn với cảm hứng nhân đạo. Đoạn trích “Tình cảnh lẻ loicủa người chinh phụ” trích trong tác phẩm “Chinh phụ ngâm” của Đặng TrầnCôn đã cho ta thấy rõ điều đó.

(2)

nhiêu, bao đêm khơng ngủ vì những trăn trở không nguôi. Nhà thơ đã rất khéoléo diễn tả chân thực và xúc động các cung bậc tình cảm trong lòng nàng:


“Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước…Trong rèm, dường đã có đèn biết chăng?”


Những nỗi niềm trăn trở của người chinh phụ được nhà thơ miêu tả bằng cáchành động bồn chồn, lặp đi lặp lại: dạo, ngồi, rủ, thác, hành động là vô nghĩanhưng lại thể hiện chính xác tâm trạng của người chinh phụ. Nàng đang mongngóng những tin tốt lành về chồng, nhưng càng mong ngóng lại càng thất vọng.Gửi nỗi niềm ấy vào ngọn đèn nhưng ngọn đèn giữa đêm khuya lại càng làmcho nàng thêm cô quạnh. Rồi tác giả lại điểm thêm những tiếng gà và hoa hòevào buổi đêm càng thể hiện sự hoang vắng, tĩnh mịch của không gian, tơ đậmnỗi cơ đơn trong lịng người chinh phụ, trong khơng gian ấy người chinh phụthấm thía nỗi sầu trong lịng mình “Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa”. Nỗibuồn khổ cứ triền miên không ngơi nghỉ làm cho người chinh phụ chẳng thểtập trung làm được việc gì, mọi việc đều bị chi phối bởi sầu muộn. Tác giả thấuhiểu điều đó nên đã dùng những từ “gượng” trước hành động của nàng: gượngđốt, gượng soi, gượng gảy. Nỗi nhớ chồng của người chinh phụ được tác giảgửi đến chồng nơi trận mạc:



“Lịng này gửi gió đơng có tiện…Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời”


Chưa bao giờ nỗi nhớ chồng lại được thể hiện hay đến thế trong văn học trungđại lúc bấy giờ. Nỗi nhớ da diết, sâu thẳm và mênh mang, vời vợi. Chính nhờtài năng và lòng đồng cảm sâu sắc đã giúp nhà thơ sáng tạo ra một câu thơ haynhư vậy. Nỗi lịng của người chinh phụ khơng cịn chỉ là tâm trạng của mộtngười mà là tiếng nói thay cho bao người phụ nữ cùng chung số phận nhưnàng. Và có thể thấy, đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” nóiriêng và bài thơ “Chinh phụ ngâm” nói chung khơng chỉ được viết bằng sựđồng cảm, nó cịn được viết bằng nỗi xót thương đến tột cùng mà nhà thơ dànhcho những người chinh phụ. Khi viết về nỗi cô đơn, nhớ thương và buồn khổtrong sâu thẳm tâm hồn người chinh phụ cũng chính là cách tác giả thể hiệnthái độ đồng tình, ngợi ca đối với niềm khao khát tình u lứa đơi và hạnh phúcgia đình của nàng. Chúng ta có thể khẳng định đó chính là một biểu hiện tronggiá trị nhân đạo của đoạn trích.

Dàn ý

1. Mở bài

  •  Giới thiệu khái quát về tác giả Đặng Trần Côn và các bản diễn Nôm.
  •  Giới thiệu khái quát về tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc và đoạn trích Sau phút chia li (hoàn cảnh ra đời, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…).

2. Thân bài

  •  Hoàn cảnh thời đại
    •  Từ thế kỉ XVI, giai cấp phong kiến thống trị đã liên tiếp phát động nhiều cuộc chiến tranh để tranh giành, xâu xé quyền lợi.
    •  Các cuộc chiến tranh Nam- Bắc Triều rồi lại Trịnh - Nguyễn kéo dài hàng trăm năm gây ra không ít thảm cảnh. Biết bao cảnh chia li đầy máu và nước mắt vì chiến tranh loạn lạc. Đối với những cặp vợ chồng trẻ thì sự chia li càng trở nên đau xót. 
    •  Tác phẩm ra đời đã ghi dấu tư tưởng từ hoàn cảnh thời đại ấy.
  •  Giá trị nội dung
  •  Giá trị hiện thực:

=> Lên án tố cáo chiến tranh và thời đại.

  • Giá trị nhân đạo:
    •  Đồng cảm sâu sắc, chia sẻ đầy tình người với nỗi sầu chia li.
    •  Khát khao hạnh phúc lứa đôi của người chinh phụ. 
  • Giá trị nghệ thuật

3. Kết bài

  •  Khái quát giá trị hiện thực và nhân văn của đoạn trích.
  •  Đây là yếu tố góp phần làm nên thành công của tác phẩm.
Bài làm

Chinh phụ ngâm khúc là khúc ngâm của người vợ có chồng ra trận. Từ việc diễn tả một cách xúc động và đầy cảm thông nỗi sầu chia li của người vợ trẻ, tác phẩm đã có một giá trị tư tưởng sâu sắc, thể hiện ở cả hai nội dung: tố cáo chiến tranh và tình cảm nhân đạo.

        Từ thế kỉ XVI, giai cấp phong kiến thống trị đã liên tiếp phát động nhiều cuộc chiến tranh để tranh giành, xâu xé quyền lợi. Các cuộc chiến tranh Nam- Bắc Triều rồi lại Trịnh - Nguyễn kéo dài hàng trăm năm gây ra không ít thảm cảnh. Biết bao cảnh chia li đầy máu và nước mắt vì chiến tranh loạn lạc. Đối với những cặp vợ chồng trẻ thì sự chia li càng trở nên đau xót. Cuộc sống vợ chồng đương độ mặn nồng mà đành phải dứt áo tiễn biệt nhau, hỏi còn gì chua xót hơn? Người chồng dấn thân vào chốn binh đao khói lửa đã bi thương lắm rồi, nhưng làm sao sánh được với nỗi sầu muộn buồn đau ngóng trông vô vọng của người vợ trẻ cô đơn vò võ nơi buồng the. Dường như trái tim nhạy cảm của người phụ nữ đã phần nào dự cảm được số phận bi thảm của người chồng ngay từ phút chia li tâm trạng thương đau của người vợ, chiến trận hiện ra thật thảm khốc:

Hồn tử sĩ gió ù ù thổi

Mặt chinh phụ trăng dõi dõi theo

 Chinh phu tử sĩ bao người

Nào ai mạc mặt, nào ai liệm hồn?

        Vì thế mà ngay sau phút chia li, cả một núi sầu đã đè nặng lên người vợ trẻ:

Chàng thì đi cõi xa mưa gió

Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn

Đoái trông theo đã cách ngăn

Tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh.

Chốn Hàm Dương chàng còn ngoảnh lại

Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang

Khói Tiêu Tương cách Hàm Dương

Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng.

 Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu

Ngàn dâu xanh ngắt một màu

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?

        Hình bóng người chồng cứ xa dần, xa dần rồi mất hút vào không gian thăm thẳm, mênh mông, để rồi chỉ còn lại là tâm trạng sầu thương của người vợ trẻ. Bao nhiêu tình cảm âu yếm chỉ còn là hoài niệm. Bao nhiêu ước vọng về hạnh phúc lứa đôi trở thành vô vọng. Ai làm cho lứa đôi chia lìa? Ai làm cho cuộc sống của người vợ chỉ còn là một chuỗi sầu muộn, mòn mỏi ngóng trông đến hoá đá? Chiến tranh thật là tàn nhẫn! Nhà thơ không một lời phê phán chiến tranh, chỉ để người chinh phụ bày tỏ nỗi sầu chia li chất chồng, và dường như sự phẫn uất của tác giả cũng tăng dần theo nỗi sầu ấy. Giá trị tố cáo của đoạn thơ chính là ở đó.

        Không chỉ có ý nghĩa tố cáo chiến tranh, Sau phút chia li còn là một đoạn thơ có giả trị nhân đạo sâu sắc. Bản thân ý nghĩa tố cáo đã là một khía cạnh của tinh thần nhân đạo. Song giá trị nhân đạo của đoạn thơ còn sâu sắc hơn nhiều. Tinh thần nhân bản ấy chính là sự đồng cảm sâu sắc, sự chia sẻ đầy tình người với nỗi sầu chia li và khát khao hạnh phúc lứa đôi của người chinh phụ. Dường như nhà thơ đã hoá thân thành người chinh phụ. Nếu không, làm sao có thể cảm nhận được trùng trùng lớp lớp sầu thương đang dâng lên trong lòng nàng và nhuộm màu sắc chia li lên cảnh vật:

Chàng thì đi cõi xa mưa gió

Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn

Đoái trông theo đã cách ngăn

Tuôn màu mây biếc trải ngàn núi xanh.

Chốn Hàm Dương chàng còn ngoảnh lại

Bến Tiều Tương thiếp hãy trông sang

Khói Tiêu Tương cách Hàm Dương

Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng.

Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu

Ngàn dâu xanh ngắt, một màu

Lòng chàng ỷ thiếp ai sầu hơn ai?

        Đặt tác phẩm vào hoàn cảnh ra đời là đầu thế kỉ XVIII (Cái thời mà tư tưởng phong kiến Nam quyền chi phối đời sống tinh thần cả xã hội, ít ai quan tâm tới tâm trạng và nỗi lòng của người phụ nữ) mới thấy hết giá trị nhân bản của đoạn thơ. Với những ý nghĩa như trên, Sau phút chia li trở thành đoạn thơ được nhiều người nhớ đến và yêu mến.