Photo công chứng là gì

Photo công chứng là gì

Bản sao là gì?

Bản sao là tên gọi thường dùng cho những văn bản thể hiện một cách nguyên văn, đầy đủ, chính xác nội dung của bản chính (bản gốc) hay phần cần sao và được trình bày theo thể thức quy định.

Bản sao khác gì bản photo công chứng?

Photo công chứng” là một cụm từ được người dân thường xuyên được sử dụng trong cuộc sống mà đúng ra phải gọi là photo chứng thực.

Nếu như bản sao là bản chụp từ bản chính hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc thì photo chứng thực là bản sao đã được cơ quan có thẩm quyền xác định là đúng, chính xác so với bản chính. Tức là bản photo chứng thực có giá trị pháp lý cao hơn.

Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch chỉ ra rằng:

+ Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

+ Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Trên thực tế, các cơ quan, đơn vị trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính đều yêu cầu cung cấp bản sao có chứng thực hoặc bản sao từ sổ gốc. Nếu yêu cầu cấp bản sao thông thường thì yêu cầu có bản chính để đối chiếu.

Tìm kiếm có liên quan, Bản sao và bản photo công chứng, Bản sao có phải là bản photo, Bản photo đóng dấu đỏ gọi là gì, Bản photo công chứng là gì, Bản sao và bản sao công chứng, Bản sao có photo công chứng được không, Bản sao là gì, Bản sao y là gì

Sao y bản chính hay còn được gọi là sao y công chứng, bản sao y… Đôi khi nhiều người gọi bản sao y là bản sao. Vậy bản sao công chứng là gì? Bản sao khác gì với bản photo? Hãy theo dõi bài viết của Luật sư X để biết thêm thông tin nhé!

Bản sao là gì?

Theo cách giải thích từ ngữ tại Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, bản sao là bản chụp từ bản chính hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc.

Định nghĩa này không yêu cầu bản sao phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, khi đọc định nghĩa này, hầu hết mọi người vẫn rất mơ hồ, không biết bản photo có phải bản sao hay không?

Để hiểu rõ hơn, cùng tìm hiểu trách nhiệm của cơ quan, tổ chức tiếp nhận bản sao tại Điều 6 Nghị định này:

  • Trường hợp pháp luật quy định nộp bản sao thì cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận bản sao, không được yêu cầu bản sao có chứng thực nhưng có quyền yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu. Người đối chiếu có trách nhiệm xác nhận tính chính xác của bản sao so với bản chính.
  • Cơ quan, tổ chức tiếp nhận bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao có chứng thực thì không được yêu cầu xuất trình bản chính, trừ trường hợp có căn cứ về việc bản sao giả mạo, bất hợp pháp thì yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc tiến hành xác minh, nếu thấy cần thiết.

Theo như quy định này thì bản sao được chia thành 03 loại: Bản sao, bản sao chứng thực và bản sao được cấp từ sổ gốc.

Như vậy, bản photo từ bản chính (chưa chứng thực) cũng được coi là bản sao (ngoài bản chụp bằng điện thoại, máy ảnh; bản đánh máy…).

Hiện nay, nhiều người vẫn đang hiểu bản sao là bản photo đã được chứng thực hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc. Quan điểm này là chưa đúng nhưng lại là quan điểm “bất thành văn” trong nhiều cơ quan, đơn vị.

Là bản được tự ý sao chụp bằng các công nghệ in ấn nhưng chưa có bất kì sự xác nhận nào, không có đóng dấu, chỉ đơn thuần là bản photo đen trắng ra từ bản gốc.

Giá trị pháp lý của bản sao

Bản sao là bản chụp từ bản chính hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc (khoản 6 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP).

Theo đó, có thể có nhiều bản sao được hình thành từ một bản chính bằng cách: Chụp ảnh, photo, scan, đánh máy…

Song chỉ có bản sao được cấp từ sổ gốc và bản sao chứng thực từ bản chính là có giá trị sử dụng thay cho bản chính (khoản 1, khoản 2 Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP). Cụ thể:

  • Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
  • Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Bên cạnh đó, theo Điều 6 Nghị định 23/2015/NĐ-CP:

  • Trường hợp pháp luật quy định nộp bản sao thì cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận bản sao, không được yêu cầu bản sao có chứng thực nhưng có quyền yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu. Người đối chiếu có trách nhiệm xác nhận tính chính xác của bản sao so với bản chính.
  • Cơ quan, tổ chức tiếp nhận bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao có chứng thực thì không được yêu cầu xuất trình bản chính, trừ trường hợp có căn cứ về việc bản sao giả mạo, bất hợp pháp thì yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc tiến hành xác minh, nếu thấy cần thiết.

Căn cứ khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng 2014, công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản, tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt.

Còn theo khoản 2 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, chứng thực bản sao từ bản chính là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.

Như vậy, có thể thấy “photo công chứng” thực chất là hoạt động chứng thực bản sao từ bản chính, nói cách khác bản photo công chứng chính là bản sao từ bản chính được chứng thực tại cơ quan có thẩm quyền.

Theo phân tích ở phần đầu bài viết, bản sao được hiểu đơn giản là bản chụp từ bản chính hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung trong sổ gốc còn bản photo công chứng lại là bản sao từ bản chính được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác nhận tính chính xác so với bản chính.

Do đó, bản photo công chứng có giá trị pháp lý cao hơn so với bản sao.

Các loại bản sao công chứng sử dụng thay cho bản chính

Không phải bất cứ bản sao nào cũng được sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch. Chỉ những loại bản sao sau đây mới có chức năng đó:

  • Bản sao được cấp từ sổ gốc: Cấp bản sao từ sổ gốc là việc cơ quan, tổ chức đang quản lý sổ gốc, căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao. Bản sao từ sổ gốc có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc.
  • Bản sao được chứng thực từ bản chính: Chứng thực bản sao từ bản chính là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính. Cơ quan có thẩm quyền chứng thực bản sao từ bản chính là Phòng Tư pháp cấp huyện; UBND cấp  xã, phường, thị trấn; Cơ quan công chứng; Cơ quan ngoại giao.

Trong thực tế cuộc sống, khi các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu cung cấp bản sao thay cho bản chính, bạn phải cung cấp bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính này chứ không phải bản chụp, bản photo.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ Luật sư X

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Bản sao công chứng là gì? Bản sao khác gì bản photo?”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh; xin giấy phép bay flycam, sổ xác nhận tình trạng hôn nhân, mã số thuế cá nhân, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn giải thể công ty, tra cứu thông tin quy hoạch, hợp pháp hóa lãnh sự bộ ngoại giao của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

FB: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Bản sao là gì?

Là bản photo, sao chụp được xác nhận “sao y bản chính” của các cơ quan có thẩm quyền như cơ quan nhà nước cấp xã phường, quận huyện hoặc xác nhận của công chứng viên, văn phòng công chứng, có đóng dấu xác nhận và được lưu sổ sao y tại cơ quan đó.Bản sao có thể tồn tại dưới hai dạng:– Bản chụp từ bản chính: thường gặp nhất là phô tô từ bản chính;

– Bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc (Sổ gốc là sổ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền lập ra khi thực hiện việc cấp bản chính theo quy định của pháp luật, trong đó có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính mà cơ quan, tổ chức đó đã cấp): thường gặp nhất là bản sao Giấy khai sinh.

Có bao nhiêu cách hình thành bản sao từ bản chính?

Có thể có nhiều bản sao được hình thành từ một bản chính bằng cách: Chụp ảnh, photo, scan, đánh máy…

5 ra khỏi 5 (1 Phiếu bầu)