Quả chôm chôm được bảo quản ở Máy độ C

Chôm chôm là cây ăn quả nhiệt đới. Quả chôm chôm chứa nhiều đường, chất khoáng và các loại vitamin, nhất là vitamin C.

Quả chôm chôm dùng để ăn tươi, chế biến thành xiro hoặc đóng hộp.

II - ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ YÊU CẦU NGOẠI CẢNH

1. Đặc điểm thực vật

Cây chôm chôm có tán lá rộng.

Hoa chôm chôm có 3 loại: hoa đực, hoa cái và hoa lưỡng tính. Tỉ lệ các loại hoa trên một cây thay đổi tuỳ từng giống và mùa khác nhau. Chùm hoa mọc ở đầu cành.

2. Yêu cầu ngoại cảnh

a) Nhiệt độ: cây chôm chôm thích hợp với điều kiện nóng, ẩm. Nhiệt độ từ 200C – 300C.

b) Lượng mưa hàng năm khoảng 2000 mm/năm, phân phối đều trong năm

c) Ánh sáng: Cây chôm chôm rất cần ánh sáng. Vì vậy, những quả mọc ở ngoài tán khi chín có màu đỏ, đẹp hơn quả mọc ở trong tán cây.

d) Đất: Cây chôm chôm được trồng trên nhiều loại đất, nhưng đất thịt pha cát là thích hợp; tầng đất dày; nhiều chất dinh dưỡng và thoát nước tốt. Độ pH từ 4,5 – 6,5.

III - KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC

1. Một số giống chôm chôm phổ biến

Các giống chôm chôm trồng hiện nay gồm có: chôm chôm ta, chôm chôm ta, chôm chôm nhãn, chôm chôm Xiêm. . .

2. Nhân giống

Cây chôm chôm được nhân giống bằng hạt, chiết cành và ghép, trong đó ghép là phổ biến hơn cả.

- Chọn cành chiết từ 12 – 18 tháng tuổi. Khi ra rễ, cắt cành chiết đem giâm ở vườn ươm.

- Ghép cây: Gốc ghép có đường kính từ 1,2cm – 1,8cm là có thể ghép được. Mắt ghép chọn trên cành 1 năm tuổi trở lên. Các phương pháp ghép được áp dụng là ghép mắt theo kiểu chữ T, ghép cửa sổ. Thời gian ghép vào đầu mùa mưa.

3. Trồng cây

a) Thời vụ: Trồng chôm chôm vào đầu mưa (tháng 4 – 5) là tốt nhất.

b) Khoảng cách trồng: Tuỳ theo loạt đất mà khoảng cách trồng là 8m x 8m hoặc 10m x 10m.

c) Đào hố, bón phân lót: Hố trồng có kích thước 60cm x 60 cm x 60cm (nơi đất tốt) hoặc 100cm x 100cm (nơi đất xấu). Bón lót bằng phân hữu cơ và phân hoá học.

4. Chăm sóc

a) Làm cỏ, xới xáo: Tiến hành làm cỏ, vun xới quanh gốc cây để trừ cỏ dại và mầm mống sâu, bệnh, đảm cho cây sinh trưởng tốt.

b) Bón phân thúc: Cây chôm chôm cần được bón nhiều phân đạm và kali. Tiến hành bón 3 lần.

- Sau khi hái quả và tỉa cành, bón phân hữu cơ và phân hoá học.

- Bón đón hoá tước khi nở bằng phân đạm và kali.

- Bón nuôi quả, phân vi lượng và tăng đậu quả.

c) Tưới nước: cây chôm chôm cần tưới nước và phủ rơm, rạ quanh gốc cây che gió giữ ẩm. Trời nắng hạn tưới 2 – 3 ngày 1 lần. Thời kì mầm hoa, cần giữ khô để chấm dứt thời kì phát triển lá nên không tưới nước. Sau khi ra hoa, tưới đủ ẩm để có tỉ lệ đậu quả cao.

d) Tạo hình sửa cành: Tiến hành cắt tỉa, tạo hình làm cho cây có tán khung cân đối. Cắt bỏ các cành vượt, cành bị sâu, bệnh, cành khô đảm bảo cho tán cây được thông thoáng.

e) Phòng trừ sâu bệnh: Cây chôm chôm thường bị các loại sâu, bệnh phá hại như rệp sấp, rầy, sâu đục cành, đục quả, bệnh thối quả, bệnh chảy mủ thân, bệnh phấn trắng…

IV - THU HOẠCH, BẢO QUẢN, CHẾ BIẾN

1. Thu hoạch

Quả chôm chôm chín rải rác nên thu hoạch nhiều lần. Khi vỏ quả có màu vàng (chôm chôm nhãn) hoặc màu đỏ vàng( chôm chôm Java) thì tiến hành thu hoạch.

2. Bảo quản

Quả chôm chôm được bảo quản trong túi ni long ở nhiệt độ 100C có thể giữ được 10 đến 12 ngày mà chất lượng quả không thay đổi và không làm mất màu của vỏ.

Mẹo chọn chôm chôm ngon, cùi dày, vị ngọt cần phải có bí kíp riêng. Dưới đây là những hướng dẫn giúp bạn chọn chôm chôm ngon vị ngọt ngất.

Hướng dẫn chọn chôm chôm ngon tốt nhất

Với tất cả những loại chôm chôm như chôm chôm nhãn, chôm chôm Java, chôm chôm đường,… bạn cần lựa chọn những trái có vỏ giòn, gai chôm chôm còn cứng và màu xanh, đó là những quả còn tươi.

Bạn tuyệt đối không nên mua những quả đã có gai chuyển sang màu nâu hoặc thâm đen, vỏ mềm. Khi lựa chọn chôm chôm nếu còn lá hoặc quả non dính trên đầu quả giữ được màu xanh là chôm chôm ngon. Còn nếu cành dính với quả bị khô, dễ gãy đó là chôm chôm không ngon.

Khi cầm quả chôm chôm trên tay, quả ngon là quả có vỏ còn cứng, ấn mạnh không có cảm giác úng nước hay bị óp. Còn những quả có vỏ mềm, bóp nhẹ có thể chảy nước hoặc vỡ đôi quả… đó là những quả đã hỏng, hoặc gần hỏng hay bị thối.

Đặc biệt, nhiều người vẫn có thói quen chọn chôm chôm nhãn. Nhìn hình thức bên ngoài chôm chôm nhãn không đẹp như những dòng chôm chôm khác. Do đó, nếu bạn muốn mua chôm nhãn cũng cần phải lưu ý kỹ. Bạn nên chọn những trái hình cầu, nhỏ, khối lượng trung bình chỉ khoảng từ 20 – 30 g/quả. Chôm chôm nhãn có vết ráp trên bỏ, gai thưa và ngắn. Khi vừa chín tới có màu vàng và khi chín thì có màu vàng đỏ đẹp mắt.

Ngoài ra khi mua chôm chôm nhãn, bạn không nên chọn những quả chín đỏ, thịt sẽ dai và ít tróc hạt. Bạn chỉ nên chọn những trái vừa chín tới, ửng vàng hơi xanh là được.

Khi mua chôm chôm bạn cũng cần ăn thử. Bởi khi ăn thử bạn sẽ biết được chất lượng thực sự của quả chôm chôm. Bởi đôi khi vỏ ngoài đỏ, chín nhưng do chín nắng nên bên trong không ngọt, thậm chí bị chua. Cho nên bạn cần ăn thử để biết chính xác độ ngon.

Trước khi ăn chôm chôm bạn cần rửa sạch, cắt đôi để tách vỏ. Tuyệt đối không để nguyên vỏ dùng miệng để cắn. Bởi quá trình vận chuyển hoặc quá trình phun xịt nước để giữ tươi khi bán không sạch sẽ.

Sau đây là mẹo bảo quản chôm chôm được lâu hơn

Quả chôm chôm được bảo quản ở Máy độ C

Khi bạn mua quả chôm chôm liền cành nhớ là phải cắt quả khỏi cành. Sau đó rửa sạch, để ráo nước, bảo quản trong tủ lạnh rồi ăn dần.

Chôm chôm cũng có thể được ngâm với nước đường và a-xít citric trong lọ thủy tinh đã được khử trùng rồi đóng kín nắp, để trong ngăn mát tủ lạnh hay để nơi khô ráo, thoáng mát. Lọ thủy tinh có thể sử dụng trong 12 tháng và chỉ sử dụng sau 2 ngày mở nắp ra.

Quả chôm chôm có thể bảo quản bằng cách cắt đôi tách vỏ lấy phần cùi nguyên hạt cho vào ngăn mát để có thể dùng dần 2 – 3 ngày mà không lo bị hỏng.

Đó là những cách chọn và bảo quản chôm chôm hay nhất, chọn lựa chôm chôm ngon có vị ngọt tự nhiên và bảo quản được lâu đó là vấn đề mà các bà nội trợ quan tâm, với những mẹo vặt hay cách chọn và bảo quản chôm chôm đơn giản trên sẽ giúp bạn chọn được những quả chôm chôm ngon và bảo quản được lâu bảo vệ sức khỏe của bạn tốt hơn.