Qui tắc - lý thuyết phép nhân phân số

\({\left( {\dfrac{a}{b}} \right)^n} = \underbrace {\dfrac{a}{b}.\dfrac{a}{b}.....\dfrac{a}{b}}_{n\,\,\,thừa\,\,\,số} \)\(= \dfrac{{a.a....a}}{{b.b....b}} = \dfrac{{{a^n}}}{{{b^n}}}\)

Qui tắc

Muốn nhân hai phân số, ta nhân các tử với nhau, nhân các mẫu với nhau:

\(\dfrac{a}{b}.\dfrac{c}{d}=\dfrac{a.c}{b.d}.\)

Lưu ý

a) Vì một số nguyên m được coi là phân số\(\dfrac{m}{1}\)nên

\(m.\dfrac{a}{b}=\dfrac{m}{1}.\dfrac{a}{b}=\dfrac{m.a}{1.b}=\dfrac{m.a}{b}.\)

Điều này có nghĩa là: Muốn nhân một số nguyên với một phân số, ta nhân số nguyên đó với tử của phân số và giữ nguyên mẫu.

b) Với n là một số nguyên dương, ta gọi tích của n thừa số\(\dfrac{a}{b}\)là lũy thừa bậc n của\(\dfrac{a}{b}\)và kí hiệu là\(\left (\dfrac{a}{b} \right )^{n}\).

Theo quy tắc nhân phân số, ta có :

\({\left( {\dfrac{a}{b}} \right)^n} = \underbrace {\dfrac{a}{b}.\dfrac{a}{b}.....\dfrac{a}{b}}_{n\,\,\,thừa\,\,\,số} \)\(= \dfrac{{a.a....a}}{{b.b....b}} = \dfrac{{{a^n}}}{{{b^n}}}\)