Quick là loại từ gì

Trạng từ là một trong những từ loại tiếng Anh từ trước đến nay đã rất quen thuộc với người học, đặc biệt là trong giao tiếp tiếng Anh. Bài viết sau đây, TalkFirst sẽ cùng bạn tìm hiểu về khái niệm Trạng từ (Adverbs), cách phân loại Trạng từ, vị trí tương ứng theo từng loại và các lỗi thường gặp khi sử dụng Trạng từ. Chúng ta hãy cùng bắt đầu bài học nhé!

Quick là loại từ gì

  • 1. Trạng từ là gì? Chức năng chung của adverb?
  • 2. Sau trạng từ là gì?
  • 3. Phân loại Trạng từ và vị trí tương ứng theo từng loại
  • 4. Cách thành lập Trạng từ
  • 5. Một số trạng từ thường gặp nhất trong tiếng Anh
  • 6. Các lỗi thường gặp
  • 7. Bài tập

1. Trạng từ là gì? Chức năng chung của adverb?

Định nghĩa: Trạng từ (adverb) còn được gọi là phó từ là loại từ được sử dụng trong câu với chức năng bổ sung thêm thông tin cho động từ, tính từ hoặc một trạng từ khác.

Ví dụ 1:
It is very cold today.
⟶ Hôm nay trời rất lạnh.
Phân tích: Trạng từ ‘very’ là trạng từ chỉ mức độ, có ý nghĩa là “rất”. Nó bổ nghĩa cho tính từ ‘cold’ – “lạnh”, thêm thông tin về mức độ “lạnh”.

Ví dụ 2:
She sings beautifully.
⟶ Cô ấy hát hay.
Phân tích: Trạng từ ‘beautifully’ là trạng từ chỉ cách thức, có ý nghĩa là “hay” trong “hát hay”. Nó bổ nghĩa cho động từ ‘sings’ – “hát”, diễn tả cô ấy hát như thế nào.

Ví dụ 3:
That kid runs pretty(1) fast(2).
⟶ Đứa trẻ đó chạy khá(1) nhanh(2).
Phân tích: Trạng từ ‘pretty’ là trạng từ chỉ mức độ, có ý nghĩa là “khá”. Nó bổ nghĩa cho trạng từ chỉ cách thức ‘fast’ – “nhanh”, diễn tả “đứa trẻ đó” chạy “nhanh” ở mức độ nào.

2. Sau trạng từ là gì?

Trả lời cho câu hỏi Sau trạng từ là gì, thông thường sau trạng từ sẽ là các động từ thường. Tuy nhiên, câu trả lời trên chỉ áp dụng cho 2 loại trạng từ tần suất và trạng từ chỉ cách thức.

Để có thể nắm chắc kiến thức và áp dụng chính xác về khái niệm trạng từ, TalkFirst khuyên bạn nên tìm hiểu kĩ từng loại trạng từ khác nhau ở phần tiếp theo, vì mỗi loại trạng từ sẽ có những vị trí đặc thù riêng.

Ví dụ:

She quickly held that sick eleven-year-old child. (Động từ thường đứng sau Trạng từ chỉ cách thức)

His younger brother sometimes cooks breakfast. (Động từ thường đứng sau Trạng từ chỉ tần suất)

3. Phân loại Trạng từ và vị trí tương ứng theo từng loại

Dựa vào chức năng, Trạng từ được chia thành7 loại chính. Mỗi loại có một (số) vị trí nhất định. Chúng ta cùng tìm hiểu 7 loại trạng từ và vị trí tương ứng của chúng nhé!

3.1. Trạng từ chỉ cách thức (Adverbs of Manner)

Chức năng:

Trạng từ chỉ cách thức bổ nghĩa cho động từ, diễn tả cách thức thực hiện hành động hay nói rõ hơn, nó diễn tả chủ ngữ thực hiện một hành động theo cách như thế nào. Trạng từ chỉ cách thức thường đi liền hoặc gần với các động từ thường (động từ chỉ hành động).

Ví dụ:
+ fast – nhanh ⟶ run fast – chạy nhanh
+ carefully – cẩn thận ⟶ drive carefully – lái xe cẩn thận
+ well – tốt/ giỏi/… ⟶ cook well – nấu ăn ngon

Vị trí:

Trạng từ chỉ cách thức thường đứng ở một trong các vị trí sau:

  • Sau nội động từ (nội động từ là các động từ không bắt buộc có tân ngữ).
    Ví dụ: My husband drives carelessly.
    ⟶ Chồng tôi lái xe ẩu.
    Phân tích: ‘drives’ ở đây là nội động từ, không cần tân ngữ (object) và ‘carelessly’ là trạng từ chỉ cách thức theo sau nội động từ ‘drive’.
  • Sau tân ngữ của ngoại động từ (ngoại động từ là các động từ bắt buộc có tân ngữ).
    Ví dụ: She educates her children well.
    ⟶ Cô ấy giáo dục các con của cô ấy tốt.
    Phân tích: ‘educates’ ở đây là ngoại động từ, cần tân ngữ (object), ‘her children’ là tân ngữ của ‘educates’ và ‘well’ là trạng từ chỉ cách thức mà cô ấy ‘educates’ con mình. ‘well’ theo sau tân ngữ ‘her children’ của ngoại động từ ‘educate’.
  • Trước ngoại động từ khi tân ngữ của động từ đó quá dài.
    Ví dụ: She quickly held that sick eleven-year-old child.
    ⟶ Cô ấy đã nhanh chóng ôm đứa trẻ 11 tuổi bị bệnh đó.
    Phân tích: Trạng từ cách thức ‘quickly’ hoàn toàn có thể để sau tân ngữ ‘that sick eleven-year-old child’. Tuy nhiên, tân ngữ này quá dài, đặt trạng từ ‘quickly’ ở sau nó sẽ gây dán đoạn về nghĩa, nên khi gặp phải tân ngữ quá dài, người ta sẽ đặt nó lên ngay trước ngoại động từ như cách ‘quickly’ đi trước ngoại động từ ‘held’ ở trên.  

3.2. Trạng từ chỉ tần suất (Adverbs of Frequency)

Quick là loại từ gì

Chức năng:

Trạng từ chỉ tần suất diễn tả tần suất chủ ngữ thực hiện một hành động nào đó hoặc có một trạng thái nào đó. Trạng từ chỉ tần suất thường đi liền với động từ to-be hoặc động từ thường. Hoặc nếu động từ thường đó là ngoại động từ (động từ cần tân ngữ), nó sẽ đi liền sau tân ngữ của động từ đó.

Ví dụ:
+ rarely – hiếm khi
+ sometimes – đôi khi
+ often – thường
+ usually – thường xuyên
+ always – luôn luôn

Vị trí:

Trạng từ chỉ tần suất thường đứng ở một trong các vị trí sau:

  • Sau động từ to-be.
    Ví dụ:
    Her elder sister is always friendly and kind.  
    ⟶ Chị gái cô ấy luôn luôn thân thiện và tốt bụng.
    Phân tích: ‘always’ ở đây là trạng từ chỉ tần suất và nó đứng sau động từ to-be ‘is’. ‘always’ diễn tả tần suất mà “chị gái của cô ấy” có tố chất “thân thiện và tốt bụng”.
  • Trước hoặc sau động từ thường (động từ diễn tả hành động, bao gồm nội và ngoại động từ). Khi trạng từ tần suất đứng sau, nó có thể bị ngăn với ngoại động từ bởi tân ngữ của ngoại động từ đó. Tuy nhiên, chỉ có một số trạng từ tần suất có thể đứng đằng sau động từ thường hoặn tân ngữ của nó (sometimes, regularly và frequenly). Các trạng từ còn lại đều đứng trước động từ thường.

    Ví dụ 1:
    His younger sister plays soccer frequently.
    ⟶ Em gái anh ấy chơi bóng đá thường xuyên.
    Phân tích: Trạng từ chỉ tần suất ‘frequently’ đi sau tân ngữ ‘soccer’ của ngoại động từ ‘play’.

    Ví dụ 2:
    His younger brother sometimes cooks breakfast.
    ⟶ Em trai của anh ấy đôi khi nấu bữa sáng.  
    Phân tích: Trạng từ chỉ tần suất ‘sometimes’ đi trước động từ ‘cooks’.

3.3. Trạng từ chỉ thời gian (Adverbs of Time)

Quick là loại từ gì

Chức năng:

Trạng từ hoặc cụm trạng từ chỉ thời gian diễn tả thời gian chủ ngữ thực hiện hành động nào đó hay có trạng thái/tính chất/… như thế nào đó.  

Ví dụ:

yesterday, today, tomorrow, last year, this year, next year, last month, this month, next month, last weekend, this weekend, next weekend, 2 days ago, every day, every weekend, every Friday, v.v.       

Vị trí:

(Cụm) trạng từ chỉ thời gian thường đứng ở một trong các vị trí sau:

  • Cuối câu khi thời gian không cần được nhấn mạnh.
    Ví dụ:
    Her family bought a car last year.  
    ⟶ Gia đình cô ấy đã mua một chiếc xe hơi năm ngoái.
    Phân tích: Trạng từ chỉ thời gian ‘last year’ – “năm ngoái” đã cho biết thời gian mà “gia đình cô ấy đã mua một chiếc xe hơi”. Vì người nói/ viết không muốn nhấn mạnh thời gian nên ‘last year’ đã được để xuống cuối câu.
  • Đầu câu và có dấu phẩy theo sau khi người nói/viết muốn nhấn mạnh thời gian.

Ví dụ:
Next month, we will promote that employee.
⟶ Tháng sau, chúng tôi sẽ thăng chức cho nhân viên đó.  
Phân tích: Ở đây, để nhấn mạnh thời gian “thăng chức cho nhân viên đó”, người nói/ viết đã để trạng từ chỉ thời gian ‘next month’ lên đầu câu. Lưu ý, khi ta để trạng từ chỉ thời gian lên đầu câu, phía sau cần có dấu phẩy.

3.4. Trạng từ chỉ nơi chốn (Adverbs of Place)

Quick là loại từ gì

Chức năng:

Trạng từ chỉ nơi chốn diễn tả địa điểm một sự việc nào xảy ra hoặc một người/vật/con vật đang có mặt tại.

Ví dụ:
+ here – ở đây
+ there – ở kia
+ away – theo sau các động từ diễn tả sự chuyển động như ‘go’, ‘run’, v.v. để diễn tả việc di chuyển khỏi nơi nào: ‘go away’, ‘run away’, v.v.
+ out – theo sau các động từ diễn tả sự chuyển động như ‘go’, ‘run’, v.v. để diễn tả việc di chuyển ra khỏi một không gian nào: ‘go out’, ‘run out’, v.v.
+ along – được kẹp giữa một trong các động từ diễn tả sự chuyển động như ‘go’, ‘run’, ‘walk’, v.v. và một địa điểm có địa thế kéo dài như ‘riverbank’ – “bờ sông”, ‘coast’ – “bờ biển”, v.v. để diễn tả việc di chuyển dọc theo một nơi đó.

Lưu ý:

Bên cạnh các trạng từ chỉ vị trí trên ta cũng có những cụm trạng từ chỉ vị trí có cấu trúc: giới từ (in/ on/ at/ between/…) + địa điểm (*).

Ví dụ:
+ at a hospital, in the kitchen, v.v.

Vị trí:

  • Trạng từ chỉ nơi chốn thường đi ngay sau động từ.
    Ví dụ:
    This morning, Mr. Daniel went out with his son.   
    ⟶ Sáng nay, ông Daniel đã ra ngoài với con trai ông ấy.
    Phân tích: Trạng từ chỉ nơi chốn ‘out’ đứng sau động từ diễn tả sự di chuyển ‘went’.  
  • Cụm trạng từ chỉ nơi chốn theo cấu trúc (*) có thể đi ngay sau nội động từ, hoặc theo sau tân ngữ của ngoại động từ. Nếu trong câu có cả cụm trạng từ chỉ nơi chốn và (cụm) trạng từ chỉ thời gian thì cụm trạng từ chỉ nơi chốn sẽ đi trước.

    Ví dụ:
    They are cooking in the kitchen.
    ⟶  Họ đang nấu ăn trong bếp.
    Phân tích: Cụm trạng từ chỉ nơi chốn ‘in the kitchen’ đi sau nội động từ ‘cook’ đang được chia ở thể tiếp diễn ‘are cooking’.

    They are cooking dinner in the kitchen.
    ⟶  Họ đang nấu bữa tối trong bếp.
    Phân tích: Trong câu trên, ‘cook’ lại là ngoại động từ và tân ngữ của nó là ‘dinner’. Cụm trạng từ chỉ nơi chốn ‘in the kitchen’ đi sau tân ngữ ‘dinner’.

  • (Cụm) trạng từ chỉ nơi chốn theo sau động từ to-be.
    Ví dụ 1:
    Hey, we are here.
    ⟶  Này, chúng tôi đây.

    Ví dụ 2:
    Our boss is in the meeting room.
    ⟶  Sếp của chúng ta ở trong phòng họp.

3.5. Trạng từ chỉ mức độ (Adverbs of Degree)

Quick là loại từ gì

Chức năng:

Trạng từ chỉ mức độ diễn tả mức độ của một tính chất, cách thức làm một hành động hay một hành động có liên quan đến cảm xúc. Trạng từ mức độ bổ nghĩa cho tính từ, trạng từ hoặc động từ. 

Ví dụ:

+ very – rất
⟶  very smart – rất thông minh
⟶  very fast – một cách rất nhanh

+ really – thật sự
⟶  really serious – thật nghiêm túc   
⟶ really like – thật sự thích
⟶ really slowly – một cách thật sự chậm

+ quite –  khá
⟶  quite friendly – khá thân thiện   
⟶ quite like – khá thích
⟶  quite angrily – một cách khá là giận dữ

Vị trí:

  • Trước tính từ
    Ví dụ:
    That employee is extremely hard-working.
    ⟶ Nhân viên đó cực kỳ chăm chỉ.  

    They were pretty tired.
    ⟶ Họ đã khá mệt.

    John is a quite handsome guy.
    ⟶ John là một anh chàng khá đẹp trai.

  • Trước trạng từ
    Ví dụ:
    She sings pretty beautifully.
    ⟶ Cô ấy hát khá hay.
    ⟶ Trạng từ mức độ ‘pretty’ bổ nghĩa cho trạng từ cách thức ‘beautifully’.
  • Trước động từ
    Ví dụ:
    My younger sister really likes cats.
    ⟶  Em gái tôi thật sự thích mèo.  

Lưu ý: Không phải trạng từ chỉ mức độ nào dùng cho tính từ cũng dùng được cho động từ, điển hình là ‘very’. Ta có thể nói ‘very beautiful’ nhưng không thể nói ‘very like’. Thay vào đó, ta có thể nói ‘really like’.

Quick là loại từ gì

Đăng ký liền tay
Lấy ngay quà khủng

Đăng ký liền tay - Lấy ngay quà khủng

Nhận ưu đãi học phí khóa học lên đến 40%

3.6. Trạng từ chỉ ý kiến/quan điểm (Adverbs of Opinion)

Chức năng:

Trạng từ chỉ ý kiến/quan điểm diễn tả ý kiến/quan điểm… của người nói về một sự vật/hiện tượng/tình huống… được trình bày trong câu.

Ví dụ:
+luckily/ fortunately – may mắn là
+ unluckily/ unfortunately – không may là
+ surprisingly – bất ngờ là
+ happily – vui sướng là
+ honestly – thành thật (mà nói) thì

Vị trí:

  • Đứng ở đầu câu và theo sau bởi dấu phẩy.
    Ví dụ:
    Surprisingly, she came.
    ⟶ Bất ngờ thay, cô ấy đã đến.

    Unfortunately, we couldn’t find our bags.
    ⟶ Không may là, chúng tôi đã không thể tìm thấy túi của chúng tôi.

  • Đứng sau to-be và trước động từ thường.
    Ví dụ:
    They are apparently good people.
    ⟶ Họ có vẻ là người tốt.

    I actually like your performance.
    ⟶ Thật ra là tôi thích phần trình diễn của bạn.

  • Đứng cuối câu và sau dấu phẩy.
    He likes you, apparently.
    ⟶ Anh ấy thích bạn, có vẻ là như vậy.  

3.7. Trạng từ nối (Conjunctive Adverbs)

Chức năng:

Trạng từ nối có chức năng như liên từ, giúp nối hai mệnh đề hoặc hai câu.

Ví dụ:
+ besides – bên cạnh đó
+ moreover – hơn nữa
+ however – tuy nhiên
+ consequently – kết quả là
+ therefore – nên là
+ next – tiếp theo/ sau đó

Vị trí:

  • Đầu câu và theo sau bởi dấu phẩy để nối câu này với câu phía trước.
    Ví dụ:
    We like cats, whereas they like dogs.
    ⟶ Chúng tôi thích mèo trong khi họ thích chó.  

4. Cách thành lập Trạng từ

4.1. Thành lập từ Tính từ

  • Phần lớn các trạng từ đều được thành lập bằng cách thêm đuôi -ly vào tính từ.
    Ví dụ:
    additional- additionally, careful- carefully, careless- carelessly, clear- clearly, rough- roughly, beautiful- beautifully, honest- honestly, frank- frankly, hopeful- hopefully, ridiculous- ridiculously, v.v.
  • Khi tính từ kết thúc bằng đuôi -able, ta bỏ chữ ‘e’ và thêm ‘y’ vào.
    Ví dụ:
    adorable- adorably, sensible- sensibly, horrible- horribly, incredible- incredibly, probable- probably, remarkable- remarkably, v.v.
  • Đối với một số ÍT các từ kết thúc bằng ‘e’, ta bỏ ‘e’ rồi mới thêm ‘ly’. Nếu trước ‘e’ đã có ‘l’ thì ta chỉ thêm ‘y’.
    Ví dụ:
    true- truly, gentle- gently, v.v.
  • Khi cuối tính từ là chữ cái ‘y’, ta thay ‘y’ bằng ‘i’ rồi thêm ‘ly’ vào.  
    Ví dụ:
    easy- easily, greedy- greedily, happy- happily, scary- scarily, sly- slyly  v.v.

Xem thêm: 5 phút nắm vững nguyên tắc So sánh hơn với tính từ

4.2. Thành lập từ Danh từ

  • Một số trạng từ được thành lập bằng cách thêm hậu tốt ‘-wise’ vào một danh từ. Những trạng từ được thành lập như thế này thường mang nghĩa “theo cách này đó”.
    Ví dụ:
    + clock (n.): đồng hồ ⟶ clockwise (adv.): theo chiều kim đồng hồ quay
    + edge (n.): rìa/ mép/ cạnh ⟶ edgewise (adv.): dọc theo rìa/ mép/ cạnh
  • Ngoài ra, có một số trạng từ cũng có hậu tố ‘-wise’ ở cuối nhưng không được cấu thành từ danh từ.
    Ví dụ:
    otherwise (liên trạng từ)- nếu không thì, likewise (trạng từ cách thức)- cũng theo cách như vậy (theo cách đã được nhắc đến trước đó), v.v.

4.3. Những trường hợp đặc biệt

  • Là trạng từ nhưng không có đuôi -ly và giống mặt chữ với một tính từ.

Ví dụ:

Mặt chữ Nghĩa tính từ Nghĩa trạng từ
hard cứng/khó một cách chăm chỉ (VD: work hard, study hard, v.v.)
fast nhanh/nhanh chóng/nhanh nhẹn một cách nhanh nhẹn/nhanh chóng (VD: run fast, eat fast, v.v.)
late trễ/muộn một cách trễ/muộn (VD: arrive late, go home late, v.v.)

Lưu ý: Phần lớn những trạng từ đồng dạng với tính từ ở trên, khi thêm -ly vào cũng sẽ thành một trạng từ khác, với ý nghĩa khác.

Ví dụ:
+ hardly (adv.): hiếm khi (trạng từ tần suất)
+ lately (adv.):  gần đây (trạng từ chỉ thời gian)

  • Có những từ chứa đuôi -ly nhưng vừa là trạng vừa là tính từ. 
    Ví dụ:
    + She is a friendly (1) person. She talks to me friendly (2).
    ⟶ Cô ấy là một người thân thiện. Cô ấy nói chuyện với tôi một cách thân thiện.
    Phân tích: Từ ‘friendly’ (1) là tính từ. Từ ‘friendly’ (2) là trạng từ.

    + You’re early (1) today. You don’t usually come to class early (2).
    ⟶ Hôm nay bạn tới sớm. Bạn không thường xuyên tới lớp sớm.
    Phân tích: Từ ‘early’ (1) là tính từ. Từ ‘early’ (2) là trạng từ.

    + Swimming is my daily (1) activity.
    ⟶ Bơi lội là hoạt động hằng ngày của tôi. 
    This machine is checked daily (2).
    ⟶ Cái máy này được kiểm tra hằng ngày. 
    Phân tích: Từ ‘daily’ (1) là tính từ. Từ ‘daily’ (2) là trạng từ.

4.4. Phân biệt Trạng từ và Tính từ

Dựa vào các cách thành lập trạng từ được trình bày trong phần 3, bạn đã phần nào nhìn ra cách phân biệt trạng từ và tính từ rồi đúng không nào? Để củng cố lại kiến thức, bạn hãy đọc bảng tổng hợp cách phân biệt dưới đây nhé.

Trường hợp Trạng từ Tính từ
Trạng từ có cấu trúc: tính từ + đuôi -ly Có đuôi -ly.
Đứng ở một trong số các vị trí sau:
+ Đứng ngay sau nội động từ.
+ Đứng sau tân ngữ của ngoại động từ.
+ Đứng trước ngoại động từ có tân ngữ dài.
+ Đứng đầu câu và được theo sau bởi dấu phẩy.
+ Đứng giữa hai mệnh đề của một câu phức và thường có dấu phẩy đằng trước.
+ Đứng trước tính từ.
+ Đứng trước trạng từ khác.
+ Đứng sau trạng từ khác.
Không có đuôi -ly.
Đứng ở một trong số các vị trí sau:
+ Đứng một mình sau động từ to-be.
+ Đứng kẹp giữa to-be và danh từ.
+ Đứng kẹp giữa mạo từ (a/ an/ the) và danh từ.
+ Đứng kẹp giữa tính từ sở hữu (my/ our/ your/ his/her/ its/ their) và danh từ.
+ Đứng kẹp giữa this/ that/ these/ those và danh từ.
+ Đứng sau trạng từ.
Trạng từ không có đuôi -ly hoặc có đuôi -ly nhưng lại cùng mặt chữ với một tính từ Không phân biệt được bằng mặt chữ. Phải phân biệt bằng vị trí.
Đứng ở một trong số các vị trí sau:
+ Đứng ngay sau nội động từ.
+ Đứng sau tân ngữ của ngoại động từ.
+ Đứng trước ngoại động từ có tân ngữ dài.
+ Đứng đầu câu và được theo sau bởi dấu phẩy.
+ Đứng giữa hai mệnh đề của một câu phức và thường có dấu phẩy đằng trước.
+ Đứng trước tính từ.
+ Đứng trước trạng từ khác.
+ Đứng sau trạng từ khác.
Không phân biệt được bằng mặt chữ. Phải phân biệt bằng vị trí.
Đứng ở một trong số các vị trí sau:
+ Đứng một mình sau động từ to-be.
+ Đứng kẹp giữa to-be và danh từ.
+ Đứng kẹp giữa mạo từ (a/ an/ the) và danh từ.
+ Đứng kẹp giữa tính từ sở hữu (my/ our/ your/ his/her/ its/ their) và danh từ.
+ Đứng kẹp giữa this/ that/ these/ those và danh từ.
+ Đứng sau trạng từ.

5. Một số trạng từ thường gặp nhất trong tiếng Anh

5.1. Trạng từ cách thức

Adverb Nghĩa Example
angrily một cách giận dữ He closed the door angrily.
⟶ Anh ấy đóng cửa một cách giận dữ.
accurately một cách chính xác My daughter can accurately spell that long word.
⟶ Con gái tôi có thể đánh vần chính xác từ dài đó.
anxiously một cách lo lắng Yesterday, he anxiously talked to me about the problem.
⟶ Hôm qua, anh ấy đã nói chuyện với tôi về vấn đề đó một cách lo lắng.
beautifully một cách đẹp đẽ/ hay Their son danced very beautifully.
⟶ Con trai họ đã nhảy rất đẹp.
bravely một cách dũng cảm She bravely rescued the 10-year-old kid.
⟶ Cô ấy đã cứu đứa trẻ mười tuổi một cách dũng cảm
carefully một cách cẩn thận The students review the lesson carefully.
⟶ Các học sinh ôn bài một cách cẩn thận.
carelessly một cách bất cẩn/ cẩu thả Her husband drives carelessly.
⟶ Chồng của cô ấy lái xe ẩu.
easily một cách dễ dàng My son easily finished those exercises.
⟶ Con trai tôi đã dễ dàng hoàn tất những bài tập đó.
greedily một cách tham lam They greedily took the money.
⟶ Họ lấy tiền một cách tham lam. 
happily một cách vui vẻ The children sang happily.
⟶ Bọn trẻ đã hát một cách vui vẻ.
hard một cách chăm chỉ Our daughter always works very hard.
⟶ Con gái của chúng tôi luôn làm việc rất chăm chỉ.
hungrily một cách đói khát/ ngấu nghiến   The child hungrily ate the cookie.
⟶ Đứa trẻ đã ăn cái bánh quy một cách ngấu nghiến.
hurriedly một cách vội vã That employee hurriedly ran into the office.
⟶ Nhân viên đó đã vội vã chạy vào văn phòng.
impolitely một cách thiếu/ không lịch sự Don’t behhave impolitely like that!
⟶ Đừng hành xử bất lịch sự như thế!
lazily một cách lười biếng When we got home, the children were lying lazily.
⟶ Khi chúng tôi về tới nhà, bọn trẻ đang nằm một cách lười biếng
loudly (nói) một cách lớn tiếng We shouldn’t talk loudly. The baby is sleeping.
⟶ Chúng ta không nên nói chuyện lớn tiếng. Em bé đang ngủ.
politely một cách lịch sự She politely asked to go out.
⟶ Cô ấy đã xin phép đi ra ngoài một cách lịch sự.
quickly một cách nhanh chóng He got out of the car and quickly shook my hand.
⟶ Anh ấy ra khỏi xe và nhanh chóng bắt tay tôi.
recklessly một cách thiếu thận trọng/ khinh suất When we were young, we sometimes decided recklessly.
⟶ Khi chúng ta còn trẻ, chúng ta đôi khi đã quyết định một cách thiếu thận trọng.
seriously một cách nghiêm túc We should think about this problem seriously.
⟶ Chúng ta nên nghĩ về vấn đề này một cách nghiêm túc.
well một cách giỏi/ tốt/ hay/… My parents cook very well.
⟶ Bố mẹ tôi nấu ăn rất ngon.

5.2. Trạng từ tần suất

Adverb Nghĩa Example
always luôn luôn My elder sister is always an ambitious person.  
⟶ Chị gái tôi luôn là một người tham vọng.
usually/ frequently thường xuyên That employee usually goes to work late.  
⟶ Nhân viên đó thường xuyên đi làm trễ.
regularly đều đặn When she were young, she exercised regularly.
⟶ Khi cô ấy còn trẻ, cô ấy đã tập thể dục một cách đều đặn.
sometimes đôi khi Her parents are sometimes very strict.
⟶ Bố mẹ cô ấy đôi khi rất nghiêm khắc.  
seldom/ scarcely/ rarely/ hardly hiếm khi Our son rarely goes out late at night.
⟶ Con trai chúng tôi hiếm khi ra ngoài vào tối muộn.  
hardly ever gần như/ hầu như không We hardly ever walk to school.
⟶ Chúng tôi hầu như không đi bộ tới trường.
never không bao giờ Our daughter never makes us sad.
⟶ Con gái chúng tôi không bao giờ làm chúng tôi buồn.

5.3. Trạng từ mức độ

Adverb Nghĩa Example
slightly hơi I’m slightly tired today.  
⟶ Hôm nay tôi hơi mệt.  
rather/quite/pretty khá là That employee works rather hard. 
⟶ Nhân viên đó làm việc khá là chăm chỉ.  
very   rất (không dùng trước động từ) She is young and very talented.
⟶ Cô ấy trẻ và rất tài năng.   
really thật sự They really like science and arts.
⟶ Họ thật sự thích khoa học và nghệ thuật.   
extremely cực kỳ (chỉ dùng trước Adj và Adv , không dùng trước động từ) We are extremely serious right now.
⟶ Bây giờ, chúng tôi cực kỳ nghiêm túc.   
enormously cực kỳ   They are enormously looking forward to the party.
⟶ Chúng tôi đang cực kỳ mong chờ bữa tiệc.
a lot nhiều (chỉ dùng sau nội động từ hoặc tân ngữ của ngoại động từ)   He loves her a lot.
⟶ Anh ấy yêu cô ấy nhiều.
little ít (chỉ dùng sau nội động từ hoặc tân ngữ của ngoại động từ) I slept little last night.
⟶ Đêm qua tôi ngủ ít.  
a little một chút (thường dùng trước Adj hoặc Adv) He is a little arrogant.
⟶ Anh ta kiêu ngạo một chút.  
completely hoàn toàn You have completely forgotten me.
⟶ Bạn hoàn toàn quên tôi rồi.  
absolutely tuyệt đối This is absolutely the best option.
⟶ Đây tuyệt đối là sự lựa chọn tốt nhất.   

5.4. Trạng từ ý kiến

Adverb Nghĩa Example
luckily/ fortunately may mắn là/thay Luckily, I found my wallet.  
⟶ May mắn thay, tôi đã tìm được ví của mình. 
unluckily/ unfortunately không may là/ thay Unfortunately, they lost their cat.
⟶ Không may là, họ đã mất chú mèo của họ.   
honestly   thành thật mà nói Honestly, this soup is a little too salty.
⟶ Thành thật mà nói, món súp này hơi mặn quá.
frankly thẳng thắn mà nói Frankly, you need to practice more.
⟶ Thẳng thắn mà nói, bạn cần luyện tập thêm.   
actually thật ra thì Actually, I don’t work for that company anymore.
⟶ Thật ra thì, tôi không còn làm cho công ty đó nữa.
apparently có vẻ là   He likes her, apparently.
⟶ Anh ấy thích cô ấy, có vẻ là như thế.
clearly rõ ràng là   He loves her a lot.
⟶ Anh ấy yêu cô ấy nhiều.
ironically mỉa mia là/ thay I slept little last night.
⟶ Đêm qua tôi ngủ ít. 

5.5. Trạng từ nối

Adverb Nghĩa Example
additionally ngoài ra Meditation helps us relieve stress. Additionally, it improves the blood circulation.  
⟶ Thiền giúp chúng ta giảm stress. Ngoài ra, nó cải thiện tuần hoàn máu.   
besides bên cạnh đó That employee works efficiently. Besides, she is very honest.
⟶ Nhân viên đó làm việc hiệu quả. Bên cạnh đó, cô ấy rất trung thực.    
consequently kết quả là He drove carelessly last night and consequently, he is now in hospital.
⟶ Đêm qua anh ấy lái xe ẩu nên giờ ảnh nằm viện rồi.  
conversely ngược lại First, you need to add the water to the powder or conversely, the powder to the water.
⟶ Đầu tiên, bạn cần thêm nước vào bột hoặc ngược lại, bột vào nước.
finally cuối cùng We spent 2 hours on the train and another 1 hour on the bus. Finally, we reached the village at 7pm.
⟶ Chúng tôi dành 2 tiếng trên tàu và 1 tiếng nữa trên xe khách/ buýt. Cuối cùng, chúng tôi đến làng vào lúc 7 giờ tối.
however tuy nhiên   We appreciate your effort. However, we think you still have a lot to improve.
⟶ Chúng tôi đánh giá cao nỗ lực của bạn. Tuy nhiên, chúng tôi nghĩ bạn còn nhiều điểm cần cải thiện.
in addition ngoài ra Meditation helps us relieve stress. In addition, it improves the blood circulation.  
⟶ Thiền giúp chúng ta giảm stress. Ngoài ra, nó cải thiện tuần hoàn máu.  
nevertheless tuy nhiên We appreciate your effort. Nevertheless, we think you still have a lot to improve.
⟶ Chúng tôi đánh giá cao nỗ lực của bạn. Tuy nhiên, chúng tôi nghĩ bạn còn nhiều điểm cần cải thiện.
meanwhile trong khi đó At that time, we were cooking in the kitchen. Meanwhile, they were doing the gardening.
⟶ Tại thời điểm đó, chúng tôi đang nấu ăn trong bếp. Trong khi đó, họ đang làm vườn.

6. Các lỗi thường gặp

6.1. Dùng Trạng từ sau các linking verb

Nhiều người học tiếng Anh hay lầm tưởng rằng, cứ sau động từ là sẽ dùng trạng từ. Tuy nhiên, ta có những trường hợp ngoại lệ như sau:

  • Sau động từ diễn tả sự cảm nhận ‘feel’ – “cảm thấy”, ta dùng tính từ.
    Ví dụ:
    I feel comfortable. (I feel comfortably.)
    ⟶ Tôi thấy thoải mái.
  • Sau động từ diễn tả sự chuyển đổi trạng thái ‘become’ – “trở thành”/“trở nên”, ta dùng tính từ.
    Ví dụ:
    She became strong. (She became strongly.)
    ⟶ Cô ấy đã trở nên mạnh mẽ.
  • Sau các động từ nối (linking verb) sau: ‘seem…’ – “có vẻ…”, ‘look…’ – “trông có vẻ”, ‘taste…’ – “có vị…”, ‘smell…’ – “có mùi”, ‘sound…’ – “nghe có vẻ…”, ‘feel…’ – “(khi chạm vào) có cảm giác…”.
    Ví dụ:
    You seem happy today.
    ⟶ Bạn có vẻ vui hôm nay.

    She looks tired.
    ⟶ Cô ấy trông có vẻ mệt.

    This food tastes good.
    ⟶ Món ăn này có vị ngon.

    This cake smells good.
    ⟶ Cái bình này có mùi thơm.

    That idea sounds amazing.
    ⟶ Ý tưởng đó nghe thật tuyệt.

    This scarf feels soft.
    ⟶ Khăn quàng cổ này sờ vào thấy mềm.

Lưu ý: Vẫn sẽ có trường hợp Trạng từ đứng ngay sau các động từ trên. Nhưng khi đó, phía sau trạng từ còn là tính từ. Trạng từ chỉ chèn vào giữa động từ và tính từ để bổ nghĩa cho tính từ sau nó mà thôi.

Ví dụ:
This cake tastes very good.
⟶ Trạng từ mức độ ‘very’ chèn vào giữa linking verb ‘tastes’ và tính từ ‘good’.

6.2. Nhầm lẫn giữa các Trạng từ có dạng gần giống nhau

Nhầm lẫn giữa các trạng từ có dạng gần giống nhau nhưng khác nghĩa hoặc tự thêm đuôi -ly vào trạng từ không có -ly. 3 trường hợp tiêu biểu:  

  • ‘hard’ và ‘hardly’
    + ‘hard’ là trạng từ cách thức, có nghĩa là “một cách chăm chỉ”. ‘hardly’ là trạng từ chỉ mức độ, có nghĩa là “gần như không”. Hãy phân biệt chúng thật rõ ràng để sử dụng cho chính xác bạn nhé.

    Ví dụ:
    He works very hard.
    ⟶ Anh ấy làm việc rất chăm chỉ.

    He hardly knows anyone here.
    ⟶ Anh ấy gần như không biết ai ở đây.

  • ‘late’ và ‘lately’
    + ‘late’ là trạng từ cách thức, có nghĩa là “trễ/ muộn”. ‘lately’ là trạng từ chỉ thời gian, có nghĩa là “gần đây”. Hãy phân biệt chúng thật rõ ràng để sử dụng cho chính xác bạn nhé.

    Ví dụ:
    He arrived late.
    ⟶ Anh ấy tơi nơi trễ.
    Lately, I’ve made a lot of friends.
    ⟶ Gần đây, tôi đã làm quen được nhiều bạn.

  • fast’ hay ‘fastly’?
    + Câu trả lời là ‘fast’ bạn nhé. Chúng ta không có từ ‘fastly’? Đúng là phần lớn các trạng từ đều có đuôi -ly nhưng chúng ta cũng nên ý thức rằng sẽ luôn có những ngoại lệ.

    Ví dụ:
    My daughter does homework very fast.

    My daughter does homework very fastly.

6.3. Dùng các Trạng từ không được dùng trong một số trường hợp cụ thể nào đó

  • ‘very’ không dùng trước động từ
    + Trạng từ chỉ mức độ ‘very’- “rất” chỉ dùng trước tính từ, không dùng trước động từ. Ta có thể dùng ‘really’ thay thế cho ‘very’ trước động từ.

    Ví dụ:

    I very like you.
    I really like you.
  • ‘a lot’ chỉ dùng sau nội động từ hoặc tân ngữ của ngoại động từ
    + ‘a lot’ không được dùng trước tính từ hay trạng từ mà chỉ dùng sau nội động từ hoặc tân ngữa của ngoại động từ.
    + Tuy nhiên, ‘a lot’ có thể được dùng trước tính từ hoặc trạng từ ở dạng so sánh hơn.

    Ví dụ:
    She sleeps a lot.
    I love you a lot.
    That book is a lot more interesting than this one.
    She runs a lot faster.

7. Bài tập

7.1. Phát hiện và sửa lỗi sai trong các câu bên dưới

  1. Today, I feel confidently.
  2. My elder brother plays basketball rarely.
  3. They cooked dinner quick.
  4. They seem happily today.
  5. Our daughter works very hardly.
  6. She always walks fastly.
  7. This apple tastes well.
  8. That employee usually goes to work lately.
  9. That runner is faster a lot.
  10. I very like that green shirt.

Answer:

  1. ‘confidently’ ⟶ ‘confident’
  2. ‘plays basketball rarely’ ⟶ ‘rarely plays basketball’
  3. ‘quick’ ⟶ ‘quickly’
  4. ‘happily’ ⟶ ‘happy’
  5. ‘hardly’ ⟶ ‘hard’
  6. ‘fastly’ ⟶ ‘fast’
  7. ‘well’ ⟶ ‘good’
  8. ‘faster a lot’ ⟶ ‘a lot faster’
  9. ‘very’ ⟶ ‘really

7.2. Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống

1. …………….., we lost the game.

A. unlucky                B. unluckily

2. She slammed the door……………..

A. angry                    B. angrily

3. The baby is asleep. We should speak more……………..

A. softly                    B. soft

4. This jacket feels……………..

A. roughly                B. rough

5. Those students look……………..

A. anxiously             B. anxious

6. She…………….. rescued the child.

A. brave                    B. bravely

7. You speak…………….. Japanese.

A. perfect                 B. perfectly

8. The pizza tastes……………..

A. awful                    B. awfully

9. That child looks very……………..

A. sadly                     B. sad

10. His son dances……………..

A. beautifully           B. beautiful

Answer:

1. B

2. B

3. A

4. B

5. B

6. B

7. A

8. A

9. B

10. A

Trên đây là tổng hợp các kiến thức quan trọng kèm bài tập chủ đề về các Trạng từ trong tiếng Anh. TalkFirst mong rằng bài học này đã phần nào giúp bạn nắm được cách sử dụng chính xác các trạng từ tiếng Anh. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết! Hẹn gặp bạn trong những bài viết sắp tới!

Tham khảo thêm Khóa học Tiếng Anh Giao Tiếp Ứng Dụng tại TalkFirst dành riêng cho người đi làm & đi học bận rộn, giúp học viên nói & sử dụng tiếng Anh tự tin & tự nhiên như tiếng Việt