Quy định về làm thêm giờ năm 2023

Bên cạnh số ngày nghỉ dịp Tết Nguyên đán đang được đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, theo quy định pháp luật, năm 2023 vẫn còn 3 kỳ nghỉ.

Quy định về làm thêm giờ năm 2023
Người lao động vui Tết Sum vầy. Ảnh minh hoạ: Hà Anh

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã trình Chính phủ đề xuất phương án nghỉ Tết Nguyên đán và Quốc khánh 2.9 năm 2023, trên cơ sở tổng hợp góp ý từ các cơ quan, bộ ngành.

Theo đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất hai phương án. Trong đó, phương án thứ nhất là nghỉ từ Thứ 6 (ngày 20.1.2023) đến hết Thứ 5 (ngày 26.1.2023), tức 29 tháng Chạp năm Nhâm Dần đến hết ngày mùng 5 tháng Giêng năm Quý Mão. Phương án này đảm bảo số ngày nghỉ Tết không quá dài (7 ngày liên tục), hài hòa số ngày nghỉ trước Tết (2 ngày) và sau Tết, tạo điều kiện cho người dân đi lại, mua sắm Tết, cũng được đa số bộ ngành đồng ý.

Phương án 2, công chức, viên chức nghỉ Tết Nguyên đán 2023 từ Thứ 7 (ngày 21.1.2023) tới hết Chủ Nhật (ngày 29.1.2023), tức ngày 30 tháng Chạp năm Nhâm Dần đến hết ngày mùng 8 tháng Giêng năm Quý Mão.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đánh giá phương án này có số ngày nghỉ dài (9 ngày liên tục), nhưng năm cũ chỉ nghỉ 1 ngày (30 Tết), gây áp lực giao thông, đi lại, sắm Tết của người dân. Phương án này cũng chỉ có 2 bộ, ngành lựa chọn.

Bên cạnh đó, bộ này cũng đề xuất dịp Quốc khánh dự kiến nghỉ 4 ngày, từ ngày 1-4.9.2023. Các bộ ngành thống nhất chọn nghỉ trước Quốc khánh 2.9 bởi nếu nghỉ sau sẽ trùng với ngày khai giảng. Đề xuất này được toàn bộ các bộ, ngành đồng ý.

3 kỳ nghỉ còn lại sẽ thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động.

Cụ thể, dịp Tết Dương lịch nghỉ ba ngày (31.12.2022-2.1.2023). Do ngày đầu năm rơi vào chủ nhật, công chức, người lao động sẽ được nghỉ bù vào thứ hai của tuần kế tiếp.

Giỗ Tổ Hùng Vương (10.3 Âm lịch) và ngày 30.4 - Quốc tế lao động 1.5 liền kề nhau, rơi vào cuối tuần nên công chức, người lao động sẽ được nghỉ bù vào ngày làm việc của tuần kế tiếp. Kỳ nghỉ sẽ kéo dài 5 ngày, từ ngày 29.4 đến hết ngày 3.5.

Lịch nghỉ trên áp dụng cho công chức, viên chức, song Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội khuyến khích doanh nghiệp áp dụng cho người lao động và báo trước ít nhất 30 ngày.

Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, Tết:

Tết Dương lịch: 1 ngày (ngày 1 tháng 1 dương lịch); Tết Âm lịch: 5 ngày; Ngày Chiến thắng: 1 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch); Ngày Quốc tế lao động: 1 ngày (ngày 1 tháng 5 dương lịch); Quốc khánh: 2 ngày (ngày 2 tháng 9 dương lịch và 1 ngày liền kề trước hoặc sau); Ngày Giỗ tổ Hùng Vương: 1 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

Theo tính toán của Bộ Tài chính, tổng nhu cầu kinh phí phát sinh, bao gồm: Lương hưu, đối tượng do ngân sách đảm bảo, người có công, đối tượng gắn với lương cơ sở, phụ cấp ưu đãi nghề với cán bộ y tế cơ sở và y tế dự phòng, chúng ta cần khoảng 60.000 tỉ đồng cho chính sách này khi Quốc hội phê duyệt.

Chiều nay (29.10), tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10.2022, báo chí đặt câu hỏi tới Bộ Tài chính liên quan tới việc chuẩn bị nguồn lực cho việc tăng lương cơ sở, dự kiến được thực hiện từ giữa năm 2023.

Trao đổi nội dung này, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết, ngay từ khi triển khai Nghị quyết 27 của Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài chính và các bộ, ngành, địa phương có sắp xếp, bố trí nguồn lực tài chính khi cấp có thẩm quyền quyết định thực hiện cải cách tiền lương.

Các giải pháp chủ yếu trong việc chuẩn bị nguồn lực tài chính đó là tăng thu ngân sách và tiết kiệm chi trong các hoạt động chi ngân sách nhà nước hiện nay.

Từ khi triển khai nhiệm vụ này và hết năm 2021, theo số liệu Bộ Tài chính nắm được chúng ta có nguồn từ ngân sách địa phương để chuẩn bị cho cải cách tiền lương đạt được trên 290.000 tỉ đồng và ngân sách Trung ương là 43.000 tỉ đồng.

Quy định về làm thêm giờ năm 2023
Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi trả lời tại họp báo Chính phủ chiều 29.10.

Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi cho biết, đến thời điểm hiện nay, căn cứ trên yêu cầu cấp thiết về tăng lương cơ sở, Chính phủ đã trình với Quốc hội tăng lương cơ sở ở mức 20,8% từ 2023.

Theo tính toán của Bộ Tài chính, tổng nhu cầu kinh phí phát sinh, bao gồm: Lương hưu, đối tượng do ngân sách đảm bảo, người có công, đối tượng gắn với lương cơ sở, phụ cấp ưu đãi nghề với cán bộ y tế cơ sở và y tế dự phòng, chúng ta cần khoảng 60.000 tỉ đồng cho chính sách này khi Quốc hội phê duyệt.

"Như vậy, với số liệu ở trên, chúng ta hoàn toàn chủ động chuẩn bị nguồn lực tài chính cho quyết sách tăng lương cơ sở khi cấp có thẩm quyền thông qua" - Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi cho biết.

Trước đó, báo cáo trước Quốc hội tại Kỳ họp 4, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, Chính phủ đề xuất Quốc hội chưa thực hiện cải cách tiền lương trong năm 2023, nhưng từ ngày 1.7.2023 thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng (khoảng 20,8%); tăng chi lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội đối tượng do ngân sách đảm bảo khoảng 12,5%.

Hỗ trợ thêm đối với đối tượng nghỉ hưu trước năm 1995 có mức hưởng thấp; tăng chi trợ cấp ưu đãi người có công và tăng chi các chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở khoảng 20,8%. Từ ngày 1.1.2023, điều chỉnh tăng phụ cấp ưu đãi nghề đối với cán bộ y tế dự phòng và y tế cơ sở.

Chính phủ đề nghị các bộ ngành và địa phương tiếp tục thực hiện các giải pháp tạo nguồn cải cách tiền lương. Giai đoạn 2023-2025, cho phép tiếp tục loại trừ một số khoản thu khi tính tăng thu ngân sách địa phương so với dự toán để dành nguồn cải cách tiền lương.

Tuy nhiên, đối với các cơ quan, đơn vị đang thực hiện các cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù sẽ tiếp tục thực hiện theo quy định cũ cho tới khi thực hiện cải cách chính sách tiền lương. Năm 2023 giữ nguyên mức lương hiện hưởng như năm 2022 là 1,49 triệu đồng/tháng.