Quy định về lưu trữ hóa chất dễ cháy nổ

Xin chào Luật Sư X. Tôi tên là Đoàn Minh Tuấn, sắp tới tôi và vợ dự định sẽ mở một công ty chuyên sản xuất phân bón cho cây trồng. Do đặc thù của công việc này nên đòi hỏi cần phải có nhiều loại hóa chất nhằm vừa dùng để sản xuất cũng như bảo quản các nguyên vật liệu, chính vì vậy mà tôi vô cùng quan tâm đến việc bảo quản các loại hóa chất đó. Chỉ cần không đảm bảo những quy định về lưu trữ sẽ dẫn đến các thiệt hại không đáng có về người lẫn tài sản, điều này khiến tôi vô cùng lo lắng. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi quy định về lưu trữ hóa chất nguy hiểm gồm những yêu cầu gì không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Để giải đáp vấn đề “Quy định về lưu trữ hóa chất nguy hiểm gồm những yêu cầu gì?” và cũng như trả lời các thắc mắc xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây:

Căn cứ pháp lý

  • Luật Hóa chất năm 2007
  • Nghị định 113/2017/NĐ-CP
  • Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 05A:2020/BCT

Hóa chất như thế nào được xem là hóa chất nguy hiểm?

Trên thực tế có vô vàn loại hóa chất được dùng để sản xuất ra các nhu yếu phẩm hay thậm chí là sử dụng trực tiếp vào trong cuộc sống của mỗi người. Mỗi loại hóa chất sẽ có những đặc điểm riêng, vậy hóa chất nào được coi là an toàn hay nguy hiểm thì cần căn cứ theo Mục I Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 05A:2020/BCT về An toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển hóa chất nguy hiểm quy định như sau:

“3.3. Hóa chất nguy hiểm là hóa chất có một hoặc một số đặc tính nguy hiểm sau đây theo nguyên tắc phân loại của GHS: dễ nổ; ôxy hóa mạnh; ăn mòn mạnh; dễ chảy; độc cấp tính, độc mãn tính; gây kích ứng với con người; gây ung thư hoặc có nguy cơ gây ung thư; gây biến đổi gen; độc đối với sinh sản; tích luỹ sinh học; ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy; độc hại đến môi trường.”

Khoảng cách an toàn đối với cơ sở sản xuất kinh doanh hóa chất nguy hiểm được xác định như thế nào?

Việc sử dụng hóa chất để có thể điều chế diễn ra thường xuyên, bất cứ cơ sở sản xuất kinh doanh hóa chất nguy hiểm đều phải tuân thủ các quy định về khoảng cách nhất định, bởi hóa chất trong quá trình sử dụng nếu không cẩn thận sẽ dẫn đến nhiều tác động nguy hiểm. Vậy khoảng cách nào được cho là an toàn đối với cơ sở sản xuất kinh doanh hóa chất nguy hiểm thì căn cứ theo Điều 22 Nghị định 113/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hóa chất 2007 như sau:

“Điều 22. Xác định khoảng cách an toàn đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất nguy hiểm

1. Bộ Công Thương có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật về khoảng cách an toàn cụ thể đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, cất giữ, sử dụng hóa chất nguy hiểm quy định tại Phụ lục IV Nghị định này.

2. Trách nhiệm thực hiện thiết lập khoảng cách an toàn

  1. Các dự án đầu tư có hoạt động sản xuất, kinh doanh, cất giữ, sử dụng hóa chất nguy hiểm quy định tại Phụ lục IV Nghị định này được cơ quan có thẩm quyền thẩm định thiết kế cơ sở sau ngày quy chuẩn kỹ thuật về khoảng cách an toàn có hiệu lực phải thiết lập khoảng cách an toàn đối với các điểm dân cư, công trình công cộng, di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, khu dự trữ thiên nhiên, vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển, khu bảo tồn loài sinh cảnh, khu bảo tồn biển, nguồn nước sinh hoạt trong báo cáo nghiên cứu khả thi;
  1. Tổ chức, cá nhân không được xây dựng nhà ở và công trình khác trong phạm vi khoảng cách an toàn, trừ công trình chuyên dụng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;
  1. Tổ chức, cá nhân phải đảm bảo duy trì khoảng cách an toàn khi tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch ngành, lựa chọn địa điểm xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất, các dự án liên quan.”

Quy định về lưu trữ hóa chất dễ cháy nổ
Quy định về lưu trữ hóa chất nguy hiểm gồm những yêu cầu gì?

Nhà nước hiện này đã đưa ra quy định về lưu trữ hóa chất rất khắt khe để bảo vệ sức khỏe con người cũng như ngăn chặn các nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường. Vậy việc lưu trữ gồm có những yêu cầu nào thì căn cứ Mục II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 05A:2020/BCT quy định như sau:

“5. Yêu cầu về nhà xưởng, kho chứa

5.1. Nhà xưởng sản xuất, kho chứa hóa chất nguy hiểm, khi thiết kế xây dựng mới hoặc cải tạo phải thực hiện theo quy định tại QCVN 06: 2020/BXD; TCVN 4604: 2012 và các quy định pháp luật có liên quan, phù hợp với tính chất, quy mô và công nghệ sản xuất, lưu trữ hóa chất.

5.2. Đường, lối thoát nạn của nhà xưởng, kho chứa hóa chất phải được thiết kế, xây dựng theo quy định tại QCVN 06: 2020/BXD và các quy định hiện hành.

5.3. Hệ thống thông gió của nhà xưởng, kho chứa hóa chất nguy hiểm phải được lắp đặt để đảm bảo giá trị cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc quy định tại QCVN 26 : 2016/BYT.

5.4. Hệ thống chiếu sáng nhà xưởng sản xuất, kho chứa hóa chất nguy hiểm phải đảm bảo mức cho phép chiếu sáng nơi làm việc theo quy định tại QCVN 22: 2016/BYT.

5.5. Nhà xưởng, kho chứa hóa chất nguy hiểm phải có hệ thống thu lôi chống sét hoặc nằm trong khu vực được chống sét an toàn và được định kỳ kiểm tra theo các quy định hiện hành.

5.6. Nhà xưởng, kho chứa hóa chất nguy hiểm phải được kiểm tra định kỳ hàng năm về an toàn và biện pháp đảm bảo an toàn trước mùa mưa bão. Biên bản kiểm tra phải được lưu giữ đến kỳ kiểm tra tiếp theo.

5.7. Sàn nhà xưởng, kho chứa hóa chất phải chịu được tải trọng, chịu được ăn mòn hóa chất, không trơn trượt.

5.8. Nhà xưởng, kho chứa có hóa chất nguy hiểm phải có ít nhất 2 lối ra, vào. Các lối ra, vào, cửa thoát nạn, lối đi cho người đi bộ không bị cản trở.

5.9. Nhà xưởng, kho chứa hóa chất nguy hiểm phải lắp đặt thiết bị rửa mắt khẩn cấp và tắm khẩn cấp đảm bảo khoảng cách từ khu vực có thao tác tiếp xúc với hóa chất nguy hiểm đến thiết bị rửa mắt, tắm khẩn cấp trong phạm vi bán kính 10 m, nhưng không gần hơn 2 m.

5.10. Kho chứa hóa chất nguy hiểm phải được bố trí, phân chia khu vực sắp xếp theo tính chất của từng loại, nhóm hóa chất.

5.11. Các hóa chất có đặc tính không tương thích phải được bảo quản bằng cách phân lập khu vực theo khoảng cách an toàn hoặc cách ly trong các khu vực riêng biệt bằng tường chắn để đảm bảo không tiếp xúc với nhau kể cả khi xảy ra sự cố. Các hóa chất có đặc tính không tương thích được quy định chi tiết tại Phụ lục B của Quy chuẩn này.

5.12. Khi xếp hóa chất trong kho phải đảm bảo yêu cầu an toàn cho người lao động và hàng hóa như sau:

– Đối với hàng đóng bao phải xếp trên bục hoặc trên giá đỡ, cách tường ít nhất 0.5 m, hóa chất có khả năng phản ứng với nước phải xếp trên bục cao tối thiểu 0,12 m;

– Các thiết bị chứa hóa chất không được xếp sát tràn kho và không cao quá 2 m nếu không có kệ chứa;

– Lối đi chính trong kho rộng tối thiểu 1,5 m:

– Lập kế hoạch kiểm tra giám sát các điểm nguy cơ xảy ra sự cố tại nhà xưởng, kho chứa hóa chất nguy hiểm.

5.13. Sắp xếp hóa chất trên các kệ, giá đỡ, tủ,… chứa hóa chất phải đảm bảo an toàn tải trọng thiết kế và tải trọng cho phép của sàn.

5.14. Xếp chồng các phương tiện chứa hóa chất phải đảm bảo khả năng chịu tải cho phép của pa-lết Không xếp nhiều hơn ba (03) tầng đối với phương tiện chứa dung tích dưới 1.000 I. Không xếp nhiều hơn hai (02) tầng đối với phương tiện chứa dung tích trên 1.000 l.

5.15. Nhà xưởng, kho chứa hóa chất nguy hiểm dạng lỏng phải có hệ thống bờ, rãnh thu gom để đảm bảo; hóa chất không thoát ra môi trường; hóa chất không tiếp xúc với các loại hóa chất có khả năng phản ứng trong trường hợp xảy ra sự cố tràn đổ, rò rỉ hóa chất nguy hiểm khác.

5.16. Khu vực lưu chứa hóa chất tràn đổ, hóa chất thải bỏ, bao bì, thiết bị chứa đã qua sử dụng, các hóa chất hết hạn sử dụng phải tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường và quản lý chất thải nguy hại.”

Do đó, nhà xưởng sản xuất, kho chứa hóa chất nguy hiểm cần phải đạt những yêu cầu nêu trên.

Khuyến nghị

Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Quy định về lưu trữ hóa chất nguy hiểm gồm những yêu cầu gì?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ soạn thảo viết đơn khởi kiện tranh chấp đất đai,… Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm

  • Quy định về MSDS hóa chất như thế nào?
  • Quy định về an toàn hóa chất như thế nào?
  • Quy định PCCC cho kho hóa chất như thế nào?

Câu hỏi thường gặp

Yêu cầu về thiết bị đối với hóa chất nguy hiểm được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Mục 6 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 05A:2020/BCT quy định yêu cầu về thiết bị đối với hóa chất nguy hiểm như sau: Yêu cầu về thiết bị 6.1. Thiết bị sản xuất, bảo quản, vận chuyển, sử dụng hóa chất nguy hiểm phải đảm bảo yêu cầu chung về an toàn theo quy định tại TCVN 2290: 1978 6.2. Khi thay thế, bổ sung các chi tiết của thiết bị làm việc với hóa chất nguy hiểm phải đảm bảo độ bền cơ học, hóa học, độ chịu lửa, chịu nhiệt, độ kín theo đúng chỉ tiêu kỹ thuật quy định. 6.3. Thiết bị vận chuyển hóa chất (băng tải, băng nâng…) phải có hệ thống phát tín hiệu cảnh báo trước khi khởi động. 6.4. Bề mặt nóng của thiết bị và ống dẫn chứa hóa chất có thể gây ra bỏng cho người làm việc phải được che chắn cách ly. 6.5. Khi vận hành, sử dụng các thiết bị chứa hóa chất chịu áp lực phải thực hiện đúng những yêu cầu trong hệ thống quy chuẩn kỹ thuật về các thiết bị chịu áp lực và các quy định hiện hành. 6.6. Hệ thống đo lường, kiểm soát công nghệ của các thiết bị trong các quá trình sản xuất hóa chất nguy hiểm phải được kiểm tra định kỳ, hiệu chuẩn sai số đảm bảo thiết bị vận hành ổn định.

Hóa chất nguy hiểm dễ cháy, nổ, tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất nguy hiểm khác phải đảm bảo quy định ra sao?

Theo Mục 8.4.4 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 05A:2020/BCT quy định yêu cầu khi làm việc tiếp xúc với hóa chất như sau: Yêu cầu khi làm việc tiếp xúc với hóa chất … 8.4.4. Trường hợp hóa chất dễ cháy, nổ, tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất khác phải đảm bảo các yêu cầu sau: – Thực hiện đúng quy trình công nghệ sản xuất, quy trình thao tác an toàn; – Biết rõ ảnh hưởng của chất thêm vào đối với tính chịu nhiệt, tính dễ cháy, nổ của loại hóa chất dễ cháy, nổ; – Chất thêm vào không có tạp chất không xác định. ... Như vậy, trong trường hợp hóa chất dễ cháy, nổ, tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất khác phải đảm bảo các yêu cầu như trên quy định.

Nhà xưởng có hoạt động liên quan đến hóa chất nguy hiểm thì bảng quy trình ứng phó sự cố phải được đặt ở đâu?