Sách kỷ lục guinness ra đời ở đâu

Ngày 10 tháng 11 năm 1951, Sir Hugh Beaver, lúc đó là giám đốc điều hành của hãng bia Guiness, đã đi săn ở North Slob, bên sông Slaney ở Quận Wexford, Ireland. Ông ta tự hỏi ở châu Âu loài chim bị săn nào bay nhanh hơn: chim choi choi vàng hay gà gô? Tối hôm đó, ở tòa nhà Castlebridge ông đã nhận thấy rằng hầu như không thể xác nhận trong các sách tra cứu nào để chắc chắn loài choi choi vàng có phải là loài chim nhanh nhất hay không. Beaver cho rằng ắt hẳn có rất nhiều tranh cãi ở 81.400 quán rượu ở Anh và Ireland hàng đêm về các kỷ lục. Do đó ông đã nhận rằng sách kỷ lục giải quyết các tranh cãi này chắc sẽ rất nổi tiếng. Ý tưởng của Beaver đã trở thành hiện thực khi nhân viên của hãng Guiness là Christopher Chataway đề nghị ý kiến này với các bạn ở trường đại học là Norris McWhirter và Ross McWhirter - những người đang điều hành một hãng đi tìm sự thực (fact-finding agency) ở London. Anh em nhà McWhirter được giao nhiệm vụ biên soạn Sách Kỷ lục Guiness (The Guinness Book of Records) vào tháng 8 năm 1954. Một ngàn bản đã được in và bán vào lúc đó. Sau khi sáng lập Sách Kỷ lục Guiness tại địa chỉ 107 Phố Fleet, quyển sách được ấn bản lần đầu, dày 198 trang, vào ngày 27 tháng 8 năm 1955 đã nằm trong danh sách các sách bán chạy nhất của Anh trước lễ Giáng Sinh. Beaver cho rằng đây là một cuốn sách bán rẻ để tiếp thị chứ không có ý định kiếm lời. Năm sau, khi vào thị trường Hoa Kỳ, 70.000 bản đã được bán hết. Sau khi nổi tiếng, có nhiều ấn bản nữa được phát hành dẫn đến mỗi năm có một bản cập nhật, in vào tháng 10 để trùng vào dịp bán hàng Giáng Sinh. Anh em nhà McWhirters tiếp tục xuất bản sách này và các sách liên quan khác trong nhiều năm. Norris bị nhóm vũ trang Cộng hòa Ireland (Irish Republican Army) ám sát năm 1975. Norris có trí nhớ tuyệt vời, trong một xe-ri truyền hình về những người phá kỷ lục, ông có thể trả lời các câu hỏi của trẻ em về các kỷ lục. Những ấn bản gần đây tập trung vào các kỷ lục phi thường do những đấu thủ ghi được: từ cử tạ, khoảng cách ném trứng hay số lượng bánh mỳ kẹp một người có thể ăn trong 10 phút dù các kỷ lục về ăn hoặc uống bia rượu này không bao giờ được công nhận do sợ tranh chấp. Ngoài các kỷ lục về thi đấu, sách này cũng còn ghi lại những kỷ lục như chiều cao con người, khối u nặng nhất, cây độc nhất, sông ngắn nhất, vở kịch dài nhất, người bán hàng thành công nhất... Tiêu chí để chọn lựa kỷ lục thay đổi theo thời gian.

Nhắc đến Kỷ lục thế giới Guinness thì ai cũng biết, nhưng đề cập đến Tập đoàn Jim Pattison của Canada thì có thể nhiều người không biết. Tuy nhiên, Công ty Jim Pattison Entertainment - một công ty con của tập đoàn này gần đây đã tuyên bố, họ đã thành công trong việc thu mua tất cả các quyền liên quan đến Kỷ lục thế giới Guinness với giá khoảng 60 triệu bảng Anh.

Theo tạp chí Forbes, với tổng tài sản trị giá khoảng 3,8 tỉ USD, Jimmy Pattison - ông chủ Tập đoàn Jim Pattison - là người giàu thứ 8 tại Canada và đứng thứ 230 trong danh sách những người giàu nhất thế giới.

HIT Entertainment là công ty sản xuất chương trình truyền hình dành cho thiếu nhi.  Năm 2002, công ty này đã thực hiện một chiến dịch thu mua trị giá 211 triệu  USD trong đó có Công ty Gullane Entertainment PLC, công ty này đã mua lại tổ chức Kỷ lục thế giới Guinness với giá 46 triệu USD vào thời điểm trước đó.

Kỷ lục thế giới Guinness (Guinness World Records) được xem là tổ chức uy tín nhất thế giới trong việc ghi nhận, thẩm định các kỷ lục trong mọi lĩnh vực của cuộc sống trên phạm vi toàn thế giới.

Từ sau khi xuất bản lần đầu tiên năm 1955, cuốn sách về các kỷ lục thế giới Guinness hàng năm được xuất bản tới hơn 5 triệu bản tại hơn 100 quốc gia và bằng 37 thứ tiếng trên toàn thế giới.

Đây cũng được xem là một kỳ tích trong ngành xuất bản thế giới. Bản thân cuốn sách này cũng đã tạo một kỷ lục khi nó là cuốn sách có bản quyền với lượng tiêu thụ lớn nhất thế giới.

Cách nhà ga xe lửa Longston ở London không xa có một tòa nhà cao 9 tầng. Nhìn từ bên ngoài, tòa nhà này không có gì khác với những tòa nhà văn phòng mọc san sát bên cạnh. Tuy nhiên, ở ngay trên tầng 8 của tòa nhà này là trụ sở của Kỷ lục thế giới Guinness.

Khu văn phòng của Guinness World Records cũng hoàn toàn giống với những văn phòng khác được chia thành nhiều ô nhỏ. Các nhân viên căn cứ vào nội dung đăng ký kỷ lục được gửi đến mà chia ra thành các lĩnh vực khác nhau bao gồm:  tự nhiên, kỹ thuật, nghệ thuật và thể thao.

Trên khắp các bức tường của khu văn phòng là những bức ảnh liên quan đến các kỷ lục thế giới đã được ghi nhận và các nhân viên của văn phòng qua nhiều thế hệ. Số lượng nhân viên làm việc tại văn phòng này không nhiều và ai cũng bận rộn.

Điện thoại không ngừng kêu và có thể nghe thấy rất nhiều thứ tiếng được sử dụng ở đây. Những cuộc điện thoại được gọi đến từ khắp nơi trên thế giới và văn phòng này chính là nơi khởi đầu cho việc một kỷ lục thế giới được xác định.

Nguồn gốc của Kỷ lục thế giới Guinness bắt đầu từ cuộc tranh luận của một nhóm những người đi săn. Năm 1951, trong một lần đi săn ở Ireland, Giám đốc điều hành của Công ty bia Guinness là Hugh Beaver bắn liên tục nhưng không trúng được một con chim choi choi xám (Pluvialis squatarola) bay qua.

Những người có mặt bắt đầu tranh luận kịch liệt xem giữa hai loại chim choi choi vàng và gà gô đỏ thì loại nào bay nhanh hơn. Thậm chí, họ đã tra cứu rất nhiều loại Bách khoa toàn thư nhưng không có được câu trả lời.

Sau cuộc tranh luận, Hugh Beaver đột nhiên nhận thấy rằng, nếu có thể xuất bản một ấn phẩm phân định được những cuộc tranh luận như thế thì nhất định nó sẽ được hoan nghênh.

Sách kỷ lục guinness ra đời ở đâu
Viện bảo tàng Kỷ lục thế giới Guinness tại Hollywood.

Sau đó, Hugh Beaver đã mời hai anh em Ross và Norris McWhirter đang kinh doanh một địa điểm chuyên sưu tầm tư liệu ở London cộng tác để biến ý tưởng đó thành hiện thực. Họ bắt tay vào biên tập một cuốn sách và đó chính là cuốn sách Kỷ lục thế giới Guinness nổi tiếng sau này.

Đúng như suy nghĩ của Hugh Beaver, ngày 27/8/1955, cuốn Kỷ lục thế giới Guinness ngay lần xuất bản đầu tiên đã lọt vào danh sách ấn phẩm bán chạy nhất nước Anh lúc đó. Đến nay, cuốn sách đó đã trở thành ấn phẩm uy tín nhất thế giới trong việc công bố và thống kê kỷ lục trên toàn cầu.

Trước khi bị thu mua, Kỷ lục thế giới Guinness là đơn vị trực thuộc của Công ty HIT Entertainmen (Anh). Công ty HIT Entertainmen được thành lập năm 1989 và là một trong những công ty kinh doanh sản phẩm nhượng quyền phát triển nhanh nhất thế giới. Còn Tập đoàn Jimmy Paterson là doanh nghiệp lớn thứ 3 trong số những doanh nghiệp tư nhân của Canada. Tổng doanh thu hàng năm của tập đoàn này lên đến 6,3 tỉ USD và sử dụng 29.000 nhân viên.

Thực ra hai doanh nghiệp này đã hợp tác với nhau từ lâu. Một công ty con của Tập đoàn Jim Pittison mang tên Ripley Entertainment Inc - Công ty này vốn là một chi nhánh của Kỷ lục thế giới Guinness đã được Tập đoàn Jimmy Pittison mua lại vào năm 1984.

Trong thời gian qua, Ripley nắm quyền khai thác và phát triển các địa điểm du lịch và bảo tàng thuộc hệ thống Kỷ lục Guinness. Tổng số điểm kinh doanh mà Ripley Entertainment quản lý đã lên đến 60 điểm bao gồm 30 bảo tàng Ripley Believe or Not - chuỗi bảo tàng trưng bày những vật “độc nhất vô nhị”.

Hiện nay có 6 điểm du lịch thuộc 4 quốc gia có tên trong Kỷ lục thế giới Guinness bao gồm Thác Niagara (Canada), Hollywood, San Antonio (Mỹ), Gatlinburg (Tennessy), Copenhagen (Đan Mạch) và Tokyo (Nhật Bản).

Nguyên nhân để tập đoàn này thực hiện hành động thu mua là do hiện nay trào lưu xây dựng các công trình tạo kỷ lục Guinness vẫn rất sôi động. Là công ty kinh doanh địa điểm hàng đầu thế giới, hiện nay số lượng khách du lịch mà Ripley Entertainment khai thác được hàng năm lên đến 13 triệu lượt người.

Mặc dù Tập đoàn Jim Pittison không tiết lộ kế hoạch phát triển đối với Kỷ lục thế giới Guinness sau khi thu mua nhưng dư luận dự đoán rằng, tập đoàn này sẽ sử dụng những nội dung phong phú và hấp dẫn của các kỷ lục thế giới Guinness để làm tăng thêm mức độ thu hút cho những địa điểm du lịch mà tập đoàn đang khai thác trên toàn thế giới. Và mục tiêu phát triển gần đây nhất có lẽ sẽ chính là nơi đặt trụ sở của Kỷ lục thế giới Guinness: thành phố London.

Tháng 8/2008, một khu triển lãm mới với diện tích rộng 25.000m2  sẽ được mở tại Quảng trường Piccadilly ở trung tâm London. Chắc chắn ở đó sẽ tập trung không ít những sản phẩm có tên trong Kỷ lục thế giới Guinness được trưng bày để thu hút du khách.

Phát biểu khi thu mua Kỷ lục thế giới Guinness, Jim Paterson con - Giám đốc Jim Entertainment đã cho rằng, Kỷ lục thế giới Guinness là một thương hiệu nổi tiếng và sự hợp nhất này sẽ khiến Guinness càng trở nên nổi tiếng hơn trong lĩnh vực tìm kiếm và phá vỡ kỷ lục

T.V. (tổng hợp)

.

Cập nhật lúc: 14:05, 13/10/2017 (GMT+7)

Ngày 27-8/1955 tại Anh đã ra đời một cuốn sách không lớn (gồm 198 trang), sau này nó trở thành một trong số những sách có nhiều độc giả nhất thế giới. Cuốn sách này có tên là gọi là “Sách của những sự kiện nổi trội nhất, nói về những điều cao nhất, thấp nhất, lớn nhất, nhỏ nhất, nhanh nhất, cũ nhất, mới nhất, ưu việt nhất, nóng nhất, lạnh nhất, mạnh nhất”. Một thời gian sau khi tái bản thì tên gọi của sách đã được thay đổi. Và đến nay thì cuốn sách tra cứu này đã nổi tiếng khắp thế giới với tên gọi là Sách kỷ lục Guinness. Vậy cuốn sách được ra đời trong hoàn cảnh nào?

Sách kỷ lục guinness ra đời ở đâu
 

Cho đến nay nhiều độc giả hâm mộ sách vẫn không thể trả lời được câu hỏi: người sáng lập ra một trong số những hãng nấu bia nổi tiếng nhất thế giới có mối liên quan thế nào đối với cuốn sách trên. Bởi chính ý tưởng tạo ra cuốn sách tra cứu này là của ông Hew Biveru-giám đốc điều hành hãng bia. Đây là một con người rất thông thái về mọi mặt và ông được coi là “cuốn Bách khoa toàn thư biết đi” đặc biệt. Chẳng có gì ngạc nhiên là trong suốt cuộc đời mình, Hew đã thay đổi đến hơn 10 nghề khác nhau và nghe nói rằng ông có thể sắp đặt và kiểm soát bất cứ việc gì, thấu hiểu mọi đặc tính và mọi sắc thái của nó. Vì vậy ông cũng nổi tiếng là người rất thích đọc những cuốn Bách khoa toàn thư và các loại từ điển. Sự ra đời của cuốn sách Guinness Chuyện liên quan đến sự ra đời của cuốn Sách kỷ lục Guinness được bắt đầu vào năm 1951, khi ông Hew đi săn ở khu vực thuộc thị trấn Becsford của Ireland. Trong một buổi tiệc nhỏ sau buổi đi săn bỗng nhiên giữa những người đi săn nảy ra một cuộc tranh luận về đề tài: loài chim nào ở châu Âu đang là đối tượng của thú đi săn là loài bay nhanh nhất. Một số người tuyên bố chức vô địch thuộc về loài chim óc cao màu vàng, những người khác cả quyết rằng đó là loài gà gô của Scotland. Điều thú vị hơn cả là ông Hew vốn là người thường luôn đưa ra được những câu trả lời chính xác cho những câu hỏi tương tự, trong trường hợp này lại không thể nói được gì cả. Trong tình huống như vậy ông cảm thấy tự ái, nên sau khi trở về nhà ông bắt đầu tập hợp các thông tin về những kỷ lục không theo bất cứ một chuẩn nào, tập trung về tốc độ bay của loài chim. Ba năm sau, trong một buổi vũ hội của những người đi săn, khi câu chuyện lại đề cập đến việc loài chim nào bay nhanh nhất thì ông đã gọi đúng tên loài chim này, đó là chim óc cao màu vàng. Theo khẳng định của các nhà sử học thì chính trong buổi vũ hội này trong đầu ông bỗng nảy ra ý tưởng về việc tạo ra một cuốn sách tra cứu có thể chứa đựng những thông tin tương tự. Tuy nhiên cũng có một giả thiết khác. Sự thể là ông Hew luôn quan tâm đến điều gì đang xảy ra trong các quán rượu bán sản phẩm của Guinness. Vào cuối những năm 1940, tại đây bắt đầu có mốt tổ chức những cuộc thi đấu khác nhau có giải thưởng. Việc này được làm với mục đích thu hút khách hàng và cũng để ngăn chặn những thói làm càn của những người thích quá chén. Ông Hew Biveru biết rất rõ điều cơ bản của những các cuộc thi này gồm các lĩnh vực: ai khỏe hơn, nhanh hơn, to hơn, v.v... Vì thế ông đề nghị chủ tịch hãng là ông Rupert Guinness lập ra một cuốn tra cứu tổng hợp để những người tham gia cuộc thi uống bia có thể sử dụng. Khi người đứng đầu hãng đồng ý thì việc chuẩn bị cho xuất bản cuốn sách đầu tiên được bắt đầu và kéo dài gần 2 năm. Để tập hợp được tư liệu về các kỷ lục khác nhau, ông Hew đã đến liên hệ với những người đứng đầu của một hãng thông tấn là Norris và Ross Macverter. Họ đã đưa ra và kiểm tra vô số các sự kiện, tập hợp những chứng cứ và công trình khoa học của các chuyên gia uy tín đã được công nhận. Cuối cùng, vào ngày 27-8/1955 những số phát hành đầu tiên của cuốn sách đã xuất hiện trong các cửa hàng sách tại nước Anh. Việc xuất bản cũng được hãng thông tấn của Macverter thực hiện với sự hỗ trợ tài chính của hãng Guinness. Sự nổi tiếng của cuốn sách Guinness Điều thú vị nhất là sau khi được ra đời, chính cuốn Sách kỷ lục Guinness lại lập được kỷ lục đặc biệt. Trong 3 tháng đầu tiên sau khi phát hành đã bán được 50.000 bản cuốn sách tra cứu bỏ túi này. Theo các chuyên gia thì đây là trường hợp đầu tiên trong lịch sử của ngành xuất bản sách, loại sách bestseller tuyệt đối của năm không thuộc thể loại sách trinh thám hoặc tiểu thuyết về tình yêu, mà thuộc thể loại sách tra cứu tựa như cuốn Từ điển bách khoa. Có thể là giá của mỗi cuốn rất rẻ-chỉ có 5 siling (bằng gần 3,5 cent thời đó) cũng đã góp phần tạo nên sự phổ biến rộng rãi của nó. Sau thành công tương tự ở nước Anh, Macverter đã bắt đầu nghĩ đến việc chiếm lĩnh thị trường sách ở các nước khác. Theo kế hoạch, trước hết phải bắt đầu từ thị trường Mỹ. Tuy nhiên, các nhà xuất bản ở Mỹ, sau khi đồng ý đã nói rằng tên gọi của cuốn sách là quá dài dòng và họ sẽ thay tên gọi. Một trong những phương án được đưa ra là Sách kỷ lục Thế giới Guinness. Tên gọi này rất được Macverter ưa thích và họ bắt đầu dùng nó trong những lần tái bản sách ở Anh. Đến năm 1962 cuốn sách này lần đầu tiên được xuất bản ở Pháp với tên gọi trên bằng tiếng Pháp. Vào giữa những năm 1970 bắt đầu có một phong trào danh tiếng như “Làm thế nào để được ghi danh vào Sách kỷ lục Guinness”. Tạo điều kiện cho việc này là vào năm 1975 Norrison Macverter đã đưa thêm chương “Những thành tích của con người”. Chính vì thế mà từ đó đến nay có nhiều người không những mong muốn mình không chỉ là độc giả, mà còn khao khát được là nhân vật của cuốn sách best seller này. Tuy thế, đôi khi những kỷ lục của những người ưa hư danh được phô trương tựa như những điều thiếu suy nghĩ, và có lúc những sự nỗ lực để được ghi danh vào sách kỷ lục là sự nguy hiểm đối với sức khỏe và cuộc sống của những người đó. Hiện nay cuốn Sách kỷ lục Guinness được phát hành tại hơn 100 nước trên khắp thế giới với hơn 23 thứ tiếng. Năm 1989 lần đầu tiên ở Nga đã xuất bản cuốn sách này. Theo số liệu của nhiều hãng thông tấn thì hiện nay đã bán được hơn 100 triệu bản và thuộc danh sách những xuất bản phẩm được bán nhiều nhất. Sách kỷ lục Guinness đứng thứ 4 về số lượng phát hành, chỉ sau các cuốn Kinh Thánh, Kinh Koran và Tuyển tập Mao Trạch Đông. Điều này đã trở thành một trong những dự án quảng cáo của hãng sản xuất bia.

Mặc dù đã lâu trong các quán rượu nước Anh không tổ chức những cuộc thi tài và loại bia đen Guinness cũng không còn là mốt nữa, nhưng “đứa con” của nó - cuốn Sách kỷ lục Guinness cho đến bây giờ vẫn là một trong số những loại sách tra cứu được phổ biến nhất trên khắp thế giới.

Theo giaoducthoidai.vn