Sales executive la gi

Bên cạnh các bộ phận khác như Lễ tân, Buồng phòng, F&B thì những người làm Sales executive cũng chiếm giữ một vai trò cực kỳ lớn để tạo nên thành công cho các khách sạn. Đâu là lý do khiến vị trí này trong khách sạn lại trở nên HOT đến vậy? Hãy cùng Chefjob tìm hiểu.

Nếu như nhân viên Buồng phòng là người giúp cho những giấc ngủ của khách lưu trú được thoải mái – êm ái nhất, các Đầu bếp đem lại món ăn hấp dẫn khiến vị giác của thực khách được thỏa mãn thì những người làm Sales executive chính là chiếc cầu nối để khách hàng biết và sử dụng dịch vụ tại khách sạn. Sales executive đóng góp rất lớn vào doanh thu và lợi nhuận hàng tháng, hàng quý, hàng năm của khách sạn, họ được xem là nhân tố không thể thiếu, nhất là khi sự cạnh tranh trong lĩnh vực này đang tăng mạnh. Để hiểu thêm Sales executive là gì? Công việc của Sales executive ra sao và lý do khiến Sales executive lại trở nên HOT đến vậy, hãy cùng Chefjob khám phá.

Sales executive la gi

Sales executive là vị trí không thể thiếu tạo nên thành công cho các khách sạn – Ảnh: Internet

Sales có nghĩa là bán, Executive được hiểu là thực thi/thực hiện công việc. Sales executive được dùng để chỉ cho những ai đang ở vị trí điều hành kinh doanh. Dựa trên kinh nghiệm, nhu cầu và sự phân bổ của khách sạn mà Sales executive sẽ đảm nhận nhiệm vụ điều hành kinh doanh của mình ở một hoặc toàn khu vực.

Công việc chính của một Sales executive

  • Lên chiến lược phát triển và lập kế hoạch kinh doanh hàng tháng, hàng quý cho khách sạn theo sự phân công của cấp trên tại khu vực mà mình quản lý.
  • Tiến hành triển khai các kế hoạch kinh doanh và quản lý mức độ để báo cáo kịp thời cho cấp trên khi có yêu cầu.
  • Phân công công việc cho nhân viên Sales Man, Sales Rep, điều phối công việc và can thiệp/xử lý các vấn đề trong quyền hạn.
  • Thực hiện báo cáo và các công việc khác theo yêu cầu.

Sales executive la gi

Công việc chính của một Sales executive không hề đơn giản – Ảnh: Internet

Yêu cầu cần có của một Sales executive

  • Có kinh nghiệm trong nghề Sales.
  • Khả năng quan sát, nắm bắt tình hình thị trường và biết phân tích nhu cầu của khách hàng.
  • Thành thạo các kỹ năng: Giao tiếp, nắm bắt tâm lý khách hàng, đàm phán, thuyết trình, chăm sóc khách hàng, xử lý các tình huống phát sinh một cách linh hoạt,…
  • Chủ động trong công việc.
  • Lập kế hoạch tốt.
  • Chịu được áp lực cao.

Vì sao Sales executive lại trở nên HOT như hiện nay

Theo các chuyên gia đánh giá, du lịch là lĩnh vực có tiềm năng phát triển bậc nhất hiện nay bởi theo thời gian, con người ngày càng thích khám phá thế giới như một cách hưởng thụ cuộc sống. Từ đó tạo cơ hội kinh doanh lớn cho các khách sạn từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn. Tuy nhiên, số lượng khách sạn “mọc” lên không hề ít đã đẩy sự cạnh tranh của các đơn vị cùng ngành tăng theo. Nếu như trước đây, du khách chỉ có vài địa điểm lưu trú để lựa chọn khi đến một nơi nào đó thì bây giờ con số đó đã tăng lên gấp mấy lần và dự đoán còn tăng hơn nữa, chính vì thế, gây ấn tượng – thu hút du khách đến với khách sạn là điều mà doanh nghiệp nào cũng cần làm.

Sales executive la gi

Sales executive tại khách sạn ngày càng trở nên HOT – Ảnh: Internet

Và tất nhiên, thực hiện mục tiêu làm cầu nối để khách hàng lựa chọn khách sạn của mình nghỉ ngơi chính là nhiệm vụ của các Sales executive. Với khối óc nhạy bén, khả năng phân tích cả về chiều rộng và chiều sâu tâm lý khách hàng trước xu hướng chung thị trường, các Sales executive sẽ đưa ra chiến lược giúp công việc kinh doanh của khách sạn trở nên thuận lợi. Do đó, không quá khó hiểu để lý giải tại sao Sales executive tại khách sạn ngày càng HOT đến thế.

Nếu bạn đang là một nhân viên Sales và yêu thích ngành Nhà hàng – Khách sạn, tự tin vào khả năng của mình thì thử sức với Sales executive là một lựa chọn không tồi. Rồi thành công sẽ đến khi bạn không ngừng cố gắng và nỗ lực.

Sales Executive là gì? Sales Executive là những người có khả năng tác động trực tiếp đến doanh thu và sự thành công của các đơn vị/ tổ chức chuyên cung cấp các loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trên thị trường. Tuy rằng vị trí này phải đối mặt với không ít áp lực nhưng bù lại có mức thu nhập rất hấp dẫn cùng cơ hội việc làm đa dạng. Vậy, Sales Executive là gì và làm thế nào để trở thành một Sales Executive chuyên nghiệp? Đáp án sẽ được bật mí ngay sau đây.

Sales Executive là gì?

Sales Executive còn gọi là nhân viên điều hành kinh doanh hay còn có tên gọi khác là chuyên viên kinh doanh. Nói một cách đơn giản thì Sales Executive trực thuộc bộ phận kinh doanh của doanh nghiệp, là cầu nối mang sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp đến với khách hàng, từ đó đem lại doanh thu và lợi nhuận cho công ty.

Sales Executive thực chất là một vị trí cấp cao của phòng kinh doanh, thực hiện nhiệm vụ chính là điều hành, quản lý công việc kinh doanh và các nhân viên kinh doanh theo khu vực được giao. Trong đó bao gồm các hoạt động như nghiên cứu thị trường, đặt mục tiêu doanh thu, lập kế hoạch bán hàng,... với mục đích bán được càng nhiều hàng hóa/ dịch vụ của công ty càng tốt.

Nhiệm vụ của Sales Executive là gì?

“Sales Executive là người chịu trách nhiệm chính cho tất cả những công việc liên quan đến hoạt động kinh doanh nhằm mục đích mang doanh thu về cho công ty.”

Cụ thể:

-       Nghiên cứu thị trường và đánh giá nhu cầu của khách hàng;

-       Tìm kiếm khách hàng và khai thác cơ hội bán hàng thông qua hình thức telesale và các phương tiện truyền thông, mạng xã hội,…;

-       Lập chiến lược kinh doanh theo mốc thời gian (tuần, tháng, quý) của khối, lĩnh vực mà mình quản lý;

-       Chuẩn bị tài liệu để giới thiệu về các sản phẩm/ dịch vụ mà công ty cung cấp;

-       Triển khai các hoạt động kinh doanh, theo dõi và đánh giá tiến độ kinh doanh;

-       Đánh giá, báo cáo kết quả bán hàng với cấp trên và kịp thời đưa ra những phương án phù hợp để cải thiện kết quả kinh doanh;

-       Xử lý khiếu nại của khách hàng;

-       Xây dựng và giữ gìn mối quan hệ với khách hàng thân thiết;

-       Thu thập phản hồi từ khách hàng;

-       Phối hợp với các thành viên trong nhóm, phân công và điều phối công việc cho nhân viên Sales Man, Sales Rep (Sales Supervisor) và can thiệp, xử lý các vấn đề trong quyền hạn để đạt, thậm chí vượt KPI đã đề ra.

Những kỹ năng cần có để trở thành Sales Executive là gì?

Kỹ năng sale

Khi nói đến các kỹ năng của Sales Executive là gì thì chắc rằng ai cũng nghĩ ngay đến kỹ năng bán hàng. Hãy đảm bảo rằng khi bạn theo đuổi hoặc đảm nhiệm vị trí Sales Executive bạn đã tích lũy đầy đủ kinh nghiệm và kỹ năng sales. Ngoài ra còn thành thạo những kỹ năng cơ bản như giao tiếp, thuyết trình, đàm phán, thấu hiểu tâm lý khách hàng… . Bạn có thừa nhận rằng sẽ thật kỳ cục nếu một chuyên viên kinh doanh nhưng lại không có kỹ năng sale? Vì lẽ đó, có thể khẳng định nếu thiếu một trong những kỹ năng kể trên bạn rất khó có cơ hội thành công ở vị trí Sales Executive.

Kỹ năng truyền đạt và biết lắng nghe

Một trong những nhiệm vụ chính của Sales Executive là phải thuyết trình, truyền đạt những ưu điểm của sản phẩm/ dịch vụ đến với khách hàng và thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm/ dịch vụ đó. Do vậy, việc thiếu kỹ năng truyền đạt sẽ là điểm yếu chí mạng khiến bạn không thể chạm tới thành công ở vị trí này.

Bên cạnh đó, Sales Executive còn phải là người biết lắng nghe để có thể nắm bắt tâm lý, nhu cầu và thị hiếu của khách hàng để góp phần hoàn thiện các sản phẩm/ dịch vụ của công ty và cung cấp cho khách hàng những dịch vụ/ sản phẩm phù hợp nhất. Kỹ năng lắng nghe không đơn giản là chỉ cần nghe khách hàng trình bày mà còn phải biết tổng hợp, phân tích để hiểu đúng và giải quyết những vấn đề mà khách hàng đang gặp phải một cách hiệu quả nhất.

Kỹ năng tìm kiếm và xây dựng tệp khách hàng thân thiết

Khách hàng chính là người làm nên thương hiệu, uy tín và tiếng nói của Sales Executive trong công ty. Do đó, hầu hết những Sale Executive chuyên nghiệp luôn xem trọng việc chăm sóc khách hàng và coi việc xây dựng một tệp khách hàng thân thiết là vấn đề sống còn để tồn tại và phát triển trong ngành Sale. Có thể nói, đối với Sale Executive việc chăm sóc khách hàng quan trọng không kém so với việc bán được sản phẩm.

Kỹ năng chăm sóc khách hàng

Tìm kiếm được khách hàng đã khó, khiến họ trở thành khách hàng thân thiết và giữ chân họ lại càng khó hơn. Khách hàng thân thiết là những người luôn gắn bó cùng những sản phẩm/ dịch vụ mà công ty bạn cung cấp. Chính vì vậy bạn cần ứng xử một cách khéo léo và thường xuyên chăm sóc bằng chính sách ưu đãi, hậu mãi đặc biệt để họ luôn là khách hàng trung thành của bạn.

Kỹ năng điều hành, lãnh đạo

Như đã nói, Sale Executive là một vị trí cấp cao ở phòng kinh doanh, thông thường họ sẽ quản lý và điều hành hoạt động của một nhóm nhân viên kinh doanh cấp dưới. Vì lẽ đó, Sales Executive đòi hỏi phải có kỹ năng quản lý tốt để có thể phân bổ công việc cho cấp dưới, đồng thời kiểm soát tiến độ và hiệu quả công việc của từng cá nhân để đảm bảo hoàn thành KPI đã đề ra.

Kỹ năng chịu áp lực cao

Không có một người quản lý nào không phải chịu áp lực trong công việc, nhất là khi vị trí mà họ đảm nhận liên quan đến hoạt động kinh doanh. Là người chịu trách nhiệm trực tiếp trước cấp trên và lãnh đạo công ty về hiệu quả kinh doanh của bộ phận, khối, khu vực mà mình phụ trách, Sale Executive sẽ phải đối diện với rất nhiều áp lực vô hình và đương nhiên, những áp lực này không hề nhẹ nhàng chút nào.

Các kỹ năng khác

Trong thời đại hội nhập và cạnh tranh gay gắt như hiện nay, việc có càng nhiều kỹ năng sẽ giúp con đường thành công của Sale Executive càng rộng mở:

-       Kỹ năng ngoại ngữ, giao tiếp tiếng Anh thành thạo;

-       Thành thạo tin học văn phòng: Excel, Word, PowerPoint

-       Có kiến thức về marketing online, bán hàng trực tuyến,…

Hy vọng rằng những thông tin trên đây đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc Sales Executive là gì và định hướng được con đường phải đi trong tương lai. Nếu bạn yêu thích vị trí Sale Executive hãy nỗ lực ngay từ bây giờ để bồi đắp những kỹ năng cần thiết và sẵn sàng để chạm đến thành công.

Trang Đoàn