Sản xuất màn hình điện thoại có độc hại không

Tuần trước, Apple công khai bản đánh giá điều kiện lao động ở các nhà máy sản xuất linh kiện của họ trên toàn cầu và có một con số khiến nhiều người sửng sốt: 137 công nhân bị nhiễm chất n-hexane.

N-hexane được sử dụng để làm sạch màn hình cảm ứng cho điện thoại của Apple. Nhà máy Wintek ở Tú Châu (Trung Quốc) bắt đầu sử dụng chất này từ đầu năm 2009 sau khi nhận được đơn đặt hàng sản xuất tấm nền màn hình lớn từ hãng công nghệ Mỹ.

Apple khẳng định vụ việc này vi phạm nghiêm trọng đến sự an toàn của công nhân và đã yêu cầu đối tác dừng sử dụng chất hóa học n-hexane, cải thiện điều kiện làm việc và cam kết thanh toán chi phí y tế cho những công nhân bị ảnh hưởng.

Sản xuất màn hình điện thoại có độc hại không

Wintek dùng chất n-hexane để làm sạch màn hình.

Tuy nhiên, theo The New York Times (Mỹ), trong cuộc họp báo cuối tuần qua, hơn chục công nhân cho hay họ chưa từng nghe Apple đề cập tới chất độc này. Còn lãnh đạo tại Wintek lại ép họ và nhiều người khác thôi việc sau khi chấp nhận một khoản tiền nhằm miễn trách nhiệm y tế và pháp lý của công ty về sau.

Trong khi đó, phát ngôn viên của Wintek tuyên bố không hề ép buộc công nhân nghỉ việc, thậm chí còn hứa hẹn hỗ trợ chăm sóc sức khỏe lâu dài cho họ. Phát ngôn viên của Apple từ chối nói về những trường hợp ở Wintek nhưng cũng khẳng định công ty luôn kiểm tra và đảm bảo điều kiện làm việc chuẩn mực tại các nhà máy cung cấp linh kiện.

Từ 18 tháng trước, công nhân Wintek bắt đầu than phiền về tình trạng đau đầu, chóng mặt và kiệt sức. Một số gặp khó khăn khi leo cầu thang và cởi cúc áo. "Tay tôi vã mồ hôi và chân thì cứng đờ", Jia Jingchuan, 27 tuổi, cho hay. "Ban đầu, tôi không hề nghĩ triệu chứng này liên quan đến công việc".

Sản xuất màn hình điện thoại có độc hại không

Jia Jingchuan (bên phải) cùng các đồng nghiệp.

Anh này bị tổn thương dây thần kinh, nhạy cảm với cái lạnh đến mức phải mặc cả quần áo giữ nhiệt dù đang ở trong nhà mà như anh nói là "thường những người ở tuổi tôi không bao giờ mặc".

Các bác sĩ sau đó phát hiện nguyên nhân là do họ bị phơi nhiễm n-hexane. Trong báo cáo tuần trước, Apple cho biết chất này không còn được sử dụng tại Wintek, nơi đang có 18.000 công nhân làm việc với mức lương trung bình 200 USD đã tính cả giờ làm thêm, nữa.

Wang Mei, 37 tuổi, cho biết cô đã phải nằm viện 10 tháng vì chất n-hexane nhưng vẫn chưa nghỉ việc. "Không phải tôi muốn làm ở đây. Mà vì tôi cần đấu tranh cho quyền lợi hợp pháp của mình", Mei giải thích cô chỉ rời nhà máy sau khi biết chắc Wintek sẽ thanh toán hóa đơn y tế cho mình.

Sản xuất màn hình điện thoại có độc hại không

Lee Wanxing (trái) và Wang Mei đã nằm viện 10 tháng.

Debby Chan, làm việc tại một tổ chức về quyền lao động ở Hong Kong, cho biết Apple và Wintek quá chậm chạp trong việc xử lý vấn đề. "Chúng tôi nghe nói tới chuyện này từ năm 2009. Sau vụ đình công vào tháng 1/2010, chúng tôi đến bệnh việc hỏi thăm công nhân và họ nói ban lãnh đạo Wintek tỏ ra rất thờ ơ. Khi vụ việc bị đưa lên báo chí, Apple cũng không hề đưa ra lời xin lỗi".

Apple lần đầu đề cập đến chất n-hexane trong báo cáo tuần trước. Trong bản đánh giá điều kiện lao động này, "Quả táo" cũng khen ngợi nhà máy Foxconn đã có những động thái tích cực trước những vụ công nhân tự tử như tăng lương, thuê chuyên gia tư vấn tâm lý và giăng lưới tại các khu nhà ở của công nhân...

Châu An (Ảnh: The New York Times )

“Công nhân làm việc trong môi trường phòng kín lại có các dạng hơi axít và hơi dung môi hữu cơ toluen, xylen, các hợp chất benzen và đồng đẳng của benzen rất nguy hiểm. Kể cả kết quả đo đều nhỏ hơn tiêu chuẩn vệ sinh cho phép (VSCP) nhưng làm việc suốt trong môi trường đó, hít phải hợp chất và đồng đẳng của benzen thực sự đáng ngại vì benzen gây ung thư rất mạnh”.

GS.TSKH Trần Văn Sung, nguyên Viện trưởng Viện hóa học, Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam đã nói về những lo ngại trước kết quả nghiên cứu về: "Đánh giá tác động ban đầu về an toàn môi trường và sức khỏe nghề nghiệp trong một số nhà máy sản xuất, lắp ráp điện tử tại Việt Nam" của Trung tâm hội nhập và phát triển vừa công bố.

Sản xuất màn hình điện thoại có độc hại không

Công nhân làm việc trong phòng kín mà có chất độc thì dù dưới tiêu chuẩn cho phép vẫn hại

Dưới tiêu chuẩn cho phép vẫn độc

Theo kết quả nghiên cứu cho thấy, nhóm đã thực hiện chương trình khảo sát tại 3 kiểu nhà máy sản xuất lắp ráp thiết bị điện tử: Nhà máy sản xuất linh kiện và lắp ráp sản phẩm điện tử hoàn chính (Máy tính và điện thoại); Nhà máy sản xuất linh kiện và lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh (Máy in); Nhà máy gia công các chi tiết, linh kiện điện tử. Và đại diện là một số tập đoàn lớn như Intel, Nidec Foxcon, Samsung, Nokia... đang có các nhà máy sản xuất đóng đô tại Việt Nam.

Tất cả đều có đặc điểm chung về môi trường lao động là phòng “sạch” để đảm bảo độ sạch của sản phẩm. Làm việc trong phòng kín, với hệ thống điều hòa, luôn có sự chênh lệch nhiệt độ so với ngoài trời từ 5- 12 độ.

Kết quả đo các yếu tố hóa học 767 mẫu đều dưới tiêu chuẩn cho phép ở mọi công đoạn sản xuất. Sử dụng phương pháp đặc biệt để xác định hơi hóa chất ở khu vực lắp ráp là các dạng hơi axít và hơi dung môi hữu cơ toluen, xylen, các hợp chất benzen và đồng đẳng của benzen. Kết quả đo đều nhỏ hơn tiêu chuẩn vệ sinh cho phép.

Tuy nhiên, GS.TSKH Trần Văn Sung khẳng định người lao động làm việc trong môi trường này chắc chắn là nguy hiểm bởi vì hóa chất khi hít vào cơ thể có người đào thải kém thì lưu trong gan, tế bào, người đào thải tốt thì sẽ thải ra được (vì tùy theo cơ địa).

“Nhưng có một điều chắc chắn nếu vẫn làm việc trong môi trường đó thời gian dài thì là độc hại kể cả nhỏ hơn tiêu chuẩn cho phép”, GS Trần Văn Sung khẳng định.

Theo đó, ông phân tích thêm, nếu các chất này đã có ở trong môi trường làm việc quanh năm suốt tháng cả cuộc đời là có vấn đề. Nhất là với những phòng làm việc có điều hòa, càng nguy hiểm vì khí không thoát được ra ngoài.

Phải nhanh chóng rà lại

Theo GS Trần Văn Sung, hiện Việt Nam cứ tin vào tiêu chuẩn cho phép nhưng ông cho rằng phải hiểu tiêu chuẩn cho phép là trong bối cảnh để xác định một mẫu. “Còn nếu môi trường này cứ theo con người suốt cả đời, thì phải khác. Người ta cứ hít vào và tích lũy trong cơ thể, nhất là benzen gây ung thư rất mạnh”, GS Sung cảnh báo.

Do vậy ông cho rằng, các nhà chức trách có vai trò quản lý nhà nước là Bộ Tài nguyên và Môi trường phải nghiên cứu, vào cuộc.

“Không thể căn cứ vào số đo một lần và tiêu chuẩn chung chung mà phải xét đặt trong bối cảnh người lao động làm việc, sống trong môi trường đó liên tục và khả năng đào thải của cơ thể sẽ như thế nào, sẽ tích lũy ngày này qua tháng khác, hậu quả thế nào.

Về vấn đề này chưa có ai nghiên cứu cụ thể. Do vậy cơ quan quản lý nhà nước phải vào cuộc chứ không nên để dân phản ánh rồi mới vào cuộc thì muộn rồi”, ông Sung nói.

Nhóm nghiên cứu kiến nghị phải soát xây dựng hệ thống quy chuẩn an toàn vệ sinh lao động về hóa chất, điện từ trƣờng, phóng xạ; đảm bảo an toàn cho ngƣời lao động và tiếp cận với tiêu chuẩn quốc tế. Cần tiến hành các biện pháp can thiệp để bảo vệ ngƣời lao động như lập hệ thống hồ sơ theo dõi sức khỏe của ngƣời lao động trước – trong và sau quá trình làm việc ở các nhà máy điện tử. Tăng cường chất lượng công tác khám sức khỏe định kỳ và phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp.

Còn TS Sung kiến nghị các cơ quan có trách nhiệm phải nghiên cứu cả tiêu chuẩn quốc tế và Việt Nam hiện như thế nào. Đặc biệt phải tìm hiểu xem quốc tế làm việc trong điều kiện thế nào, có máy hút mùi, khử mùi, khử hóa chất hay không?... phải xem xét trong điều kiện tổng thể.

(Theo Đất Việt)

Vũ Anh   -   Thứ tư, 03/11/2021 11:54 (GMT+7)

Sản xuất màn hình điện thoại có độc hại không
Nhóm các nhà khoa học đã tìm ra cách chế tạo thủy tinh để sản xuất màn hình điện thoại không vỡ. Ảnh: Đại học Queensland, Australia.

Theo Scitech Daily, một nhóm các nhà nghiên cứu toàn cầu, dẫn đầu bởi Tiến sĩ Jingwei Hou, Giáo sư Lianzhou Wang và Giáo sư Vicki Chen của Đại học Queensland, Australia, đã tìm ra cách sản xuất kính composite thế hệ tiếp theo để sử dụng cùng cho đèn LED, màn hình điện thoại thông minh, tivi và máy tính.

Phát hiện này sẽ cho phép sản xuất màn hình thủy tinh không chỉ không vỡ mà còn mang lại chất lượng hình ảnh rõ nét như pha lê.

Tiến sĩ Hou cho biết, phát hiện này là một bước tiến vượt bậc trong công nghệ tinh thể nano perovskite vì trước đây, các nhà nghiên cứu chỉ có thể sản xuất công nghệ này trong bầu không khí cực khô của phòng thí nghiệm.

Sản xuất màn hình điện thoại có độc hại không
Nhóm các nhà khoa học đang làm thí nghiệm. Ảnh: Đại học Queensland, Australia

Ông nói: “Vật liệu này được cấu tạo từ các tinh thể nano, được gọi là lead-halide perovskites. Nó có thể sử dụng ánh sáng mặt trời và chuyển nó thành điện tái tạo - đóng một vai trò quan trọng trong công nghệ năng lượng mặt trời thế hệ mới với chi phí thấp và hiệu quả cao cùng nhiều ứng dụng đầy hứa hẹn khác”.

Tuy vậy, những tinh thể nano này cực kỳ nhạy cảm với ánh sáng, nhiệt, không khí và nước - thậm chí hơi nước trong không khí cũng có thể làm hỏng các thiết bị hiện tại chỉ trong vài phút.

“Đội ngũ kỹ sư hóa học và nhà khoa học vật liệu của chúng tôi đã phát triển một quy trình đặc biệt để bọc hoặc liên kết các tinh thể nano trong thủy tinh xốp”, ông Hou chia sẻ thêm. “Quá trình này là chìa khóa để ổn định vật liệu, nâng cao hiệu quả và ức chế các ion chì độc hại thoát ra khỏi vật liệu”.

Sản xuất màn hình điện thoại có độc hại không
Nhóm các nhà khoa học đã tìm ra cách chế tạo thủy tinh không vỡ. Ảnh: Đại học Queensland, Australia

Tiến sĩ Hou cho biết, công nghệ này có thể mở rộng và mở ra cánh cửa cho nhiều ứng dụng, trong đó có màn hình điện thoại từ thủy tinh không vỡ.

Ông nói: “Hiện tại, đi-ốt phát sáng chấm lượng tử hoặc QLED được coi là màn hình hiển thị và hiệu suất hình ảnh hàng đầu. Nghiên cứu này sẽ cho phép chúng tôi cải thiện công nghệ tinh thể nano bằng cách cung cấp chất lượng hình ảnh tuyệt đẹp”.

“Chúng tôi không chỉ có thể làm cho các tinh thể nano này mạnh mẽ hơn mà còn có thể điều chỉnh các đặc tính quang điện tử của chúng với hiệu suất phát xạ ánh sáng tuyệt vời. Khám phá này mở ra một thế hệ vật liệu tổng hợp thủy tinh tinh thể nano mới” - Giáo sư Chen nói.

Bình luận:

Bạn nghĩ gì về nội dung này?

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.

Gửi bình luận