Sơ đồ mạch xi nhan xe máy

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG

BÁO CÁO
ĐIỆN TỬ TƯƠNG TỰ 1
Đề tài: Mạch xi nhan xe máy

Nhóm 9 :
Thành viên: - Lê Ngọc Sơn

20143804

- Trương Thanh Hiền 20141612
- Lữ Văn Lợi

20142730

Mục lục
1. Đặt vấn đề
2.Phân công công việc
3. Chỉ tiêu kỹ thuật của mạch
4. Sơ đồ khối và nguyên lý hoạt động
5. Sơ đồ nguyên lý và PCB
6. Kết quả

1.Đặt vấn đề
- Lý do chọn đề tài: Do xe máy ngày càng nhiều nên việc sử dụng đèn xi nhan để
tham gia giao thông an toàn hơn. Mạch đơn giản dễ thực hiện. Vì vậy nhóm em
quyêt định chọn đề tài này

- Ứng dụng: sử dụng trong xi nhan xe máy,

2. Phân công công việc
Phân công công việc
Đề xuất ý kiến
Thiết kế mạch nguyên lý,
PCB
Mua linh kiện, Test mạch
Hàn mạch
Làm báo cáo

Người thực hiện
Lê Ngọc Sơn
Lữ Văn Lợi

Thời gian
24/02 – 01/03
01/03 - 08/03

Trương Thanh Hiền
Cả nhóm
Cả nhóm

08/03 – 15/03
15/03 – 05/04
05/04

3. Chỉ tiêu kĩ thuật của mạch:
- Điện trở
1. Khái niệm về điện trở.

Điện trở là gì ? Ta hiểu một cách đơn giản - Điện trở là sự cản trở dòng điện của
một vật dẫn điện, nếu một vật dẫn điện tốt thì điện trở nhỏ, vật dẫn điện kém thì
điện trở lớn, vật cách điện thì điện trở là vô cùng lớn.
Điện trở của dây dẫn :
Điện trở của dây dẫn phụ thộc vào chất liệu, độ dài và tiết diện của dây. được tính
theo công thức sau:
R = ρ.L / S
- Trong đó ρ là điện trở xuất phụ thuộc vào chất liệu
- L là chiều dài dây dẫn
- S là tiết diện dây dẫn,
- R là điện trở đơn vị là Ohm

2. Điện trở trong thiết bị điện tử.
a) Hình dáng và ký hiệu : Trong thiết bị điện tử điện trở là một linh kiện quan
trọng, chúng được làm từ hợp chất cacbon và kim loại tuỳ theo tỷ lệ pha trộn mà
người ta tạo ra được các loại điện trở có trị số khác nhau.

Hình dạng của điện trở trong thiết bị điện tử.

Ký hiệu của điện trở trên các sơ đồ nguyên lý.
b) Đơn vị của điện trở
- Đơn vị điện trở là Ω (Ohm) , KΩ , MΩ
- 1KΩ = 1000 Ω
- 1MΩ = 1000 K Ω = 1000.000 Ω
c) Cách ghi trị số của điện trở
- Các điện trở có kích thước nhỏ được ghi trị số bằng các vạch mầu theo một quy
ước chung của thế giới.( xem hình ở trên )
- Các điện trở có kích thước lớn hơn từ 2W trở lên thường được ghi trị số trực tiếp
trên thân. Ví dụ như các điện trở công xuất, điện trở sứ.

Trở sứ công xuất lớn , trị số được ghi trực tiếp.
3. Cách đọc trị số điện trở .

Quy ước mầu Quốc tế

Mầu sắc Giá trị
Đen
0
Nâu
1
Đỏ
2
Cam
3
Vàng
4

Mầu sắc Giá trị
Xanh lá
5
Xanh lơ
6
Tím
7
Xám
8
Trắng
9

Nhũ vàng
-1
Nhũ bạc
-2

Điện trở thường được ký hiệu bằng 4 vòng mầu , điện trở chính xác thì ký hiệu
bằng 5 vòng mầu.
* Cách đọc trị số điện trở 4 vòng mầu :

Cách đọc điện trở 4 vòng mầu
- Vòng số 4 là vòng ở cuối luôn luôn có mầu nhũ vàng hay nhũ bạc, đây là vòng
chỉ sai số của điện trở, khi đọc trị số ta bỏ qua vòng này.

- Đối diện với vòng cuối là vòng số 1, tiếp theo đến vòng số 2, số
-Vòng số 1 và vòng số 2 là hàng chục và hàng đơn vị
- Vòng số 3 là bội số của cơ số 10.
Trị số = (vòng 1)(vòng 2) x 10 ( mũ vòng 3)
- Có thể tính vòng số 3 là số con số không "0" thêm vào
- Mầu nhũ chỉ có ở vòng sai số hoặc vòng số 3, nếu vòng số 3 là nhũ thì số mũ của
cơ số 10 là số âm.
* Cách đọc trị số điện trở 5 vòng mầu : ( điện trở chính xác )

- Vòng số 5 là vòng cuối cùng , là vòng ghi sai số, trở 5 vòng mầu thì mầu sai số có
nhiều mầu, do đó gây khó khăn cho ta khi xác điịnh đâu là vòng cuối cùng, tuy
nhiên vòng cuối luôn có khoảng cách xa hơn một chút.
- Đối diện vòng cuối là vòng số 1
- Tương tự cách đọc trị số của trở 4 vòng mầu nhưng ở đây vòng số 4 là bội số của
cơ số 10, vòng số 1, số 2, số 3 lần lượt là hàng trăm, hàng chục và hàng đơn vị.

Trị số = (vòng 1)(vòng 2)(vòng 3) x 10 ( mũ vòng 4)

- Có thể tính vòng số 4 là số con số không "0" thêm vào

Tụ điện
Tụ điện : Tụ điện là linh kiện điện tử thụ động được sử dụng rất rộng rãi trong các
mạch điện tử, chúng được sử dụng trong các mạch lọc nguồn, lọc nhiễu, mạch
truyền tín hiệu xoay chiều, mạch tạo dao động .vv...
1. Cấu tạo của tụ điện .
Cấu tạo của tụ điện gồm hai bản cực đặt song song, ở giữa có một lớp cách điện
gọi là điện môi.
Người ta thường dùng giấy, gốm , mica, giấy tẩm hoá chất làm chất điện môi và tụ
điện cũng được phân loại theo tên gọi của các chất điện môi này như Tụ giấy, Tụ
gốm, Tụ hoá.

Cấu tạo tụ gốm Cấu tạo tụ hoá
2. Hình dáng thực tế của tụ điện.

Hình dạng của tụ gốm.

Hình dạng của tụ hoá

3. Điện dung , đơn vị và ký hiệu của tụ điện.
* Điện dung : Là đại lượng nói lên khả năng tích điện trên hai bản cực của tụ điện,
điện dung của tụ điện phụ thuộc vào diện tích bản cực, vật liệu làm chất điện môi
và khoảng cách giữ hai bản cực theo công thức
C=ξ.S/d

- Trong đó C : là điện dung tụ điện , đơn vị là Fara (F)
- ξ : Là hằng số điện môi của lớp cách điện.
- d : là chiều dày của lớp cách điện.
-S : là diện tích bản cực của tụ điện.
* Đơn vị điện dung của tụ : Đơn vị là Fara (F) , 1Fara là rất lớn do đó trong thực
tế thường dùng các đơn vị nhỏ hơn như MicroFara (µF) , NanoFara (nF), PicoFara
(pF).
4. Cách đọc giá trị điện dung trên tụ điện.
* Với tụ hoá : Giá trị điện dung của tụ hoá được ghi trực tiếp trên thân tụ
=> Tụ hoá là tụ có phân cực (-) , (+) và luôn luôn có hình trụ .

Tụ hoá ghi điện dung là 185 µF / 320 V
* Với tụ giấy , tụ gốm : Tụ giấy và tụ gốm có trị số ghi bằng ký hiệu

Tụ gốm ghi trị số bằng ký hiệu.

-Cách đọc : Lấy hai chữ số đầu nhân với 10(Mũ số thứ 3 )
-Ví dụ tụ gốm bên phải hình ảnh trên ghi 474K nghĩa là
Giá trị = 47 x 10 4 = 470000 p ( Lấy đơn vị là picô Fara)
= 470 n Fara = 0,47 µF
-Chữ K hoặc J ở cuối là chỉ sai số 5% hay 10% của tụ điện .

Transistor.
1 - Giới thiệu về Transistor
1.1 - Cấu tạo của Transistor. ( Bóng bán dẫn )
Transistor gồm ba lớp bán dẫn ghép với nhau hình thành hai mối
tiếp giáp P-N , nếu ghép theo thứ tự PNP ta được Transistor thuận , nếu
ghép theo thứ tự NPN ta được Transistor ngược. về phương diện cấu tạo

Transistor tương đương với hai Diode đấu ngược chiều nhau .

Cấu tạo Transistor
-Ba lớp bán dẫn được nối ra thành ba cực , lớp giữa gọi
là cực gốc ký hiệu là B ( Base ), lớp bán dẫn B rất mỏng và có nồng độ
tạp chất thấp.
-Hai lớp bán dẫn bên ngoài được nối ra thành cực phát (
Emitter ) viết tắt là E, và cực thu hay cực góp ( Collector )
viết tắt là C, vùng bán dẫn E và C có cùng loại bán dẫn (loại N hay P )
nhưng có kích thước và nồng độ tạp chất khác nhau nên không hoán vị cho
nhau được.
1.2 - Nguyên tắc hoạt động của Transistor.
* Xét hoạt động của Transistor NPN .

Mạch khảo sát về nguyên tắc hoạt
động của transistor NPN
- Ta cấp một nguồn một chiều UCE vào hai cực C và E trong đó (+) nguồn vào cực
C và (-) nguồn vào cực E.
- Cấp nguồn một chiều UBE đi qua công tắc và trở hạn dòng vào hai cực B và E ,
trong đó cực (+) vào chân B, cực (-) vào chân E.
- Khi công tắc mở , ta thấy rằng, mặc dù hai cực C và E
đã được cấp điện nhưng vẫn không có dòng điện chạy qua mối C E ( lúc
này dòng IC = 0 )
- Khi công tắc đóng, mối P-N được phân cực thuận do đó có một dòng điện chạy từ
(+) nguồn UBE qua công tắc => qua R hạn dòng => qua mối BE về cực (-) tạo
thành dòng IB
- Ngay khi dòng IB xuất hiện => lập tức cũng có dòng IC chạy qua mối CE làm
bóng đèn phát sáng, và dòng IC mạnh gấp nhiều lần dòng IB

-Như vậy rõ ràng dòng IC hoàn toàn phụ thuộc vào dòng IB và phụ thuộc theo một
công thức .
IC = β.IB
- Trong đó IC là dòng chạy qua mối CE

- IB là dòng chạy qua mối BE
- β là hệ số khuyếch đại của Transistor
Giải thích : Khi có điện áp UCE nhưng các điện tử và lỗ trống không thể vượt qua
mối tiếp giáp P-N để tạo thành dòng điện, khi xuất hiện dòng IBE
do lớp bán dẫn P tại cực B rất mỏng và nồng độ pha tạp thấp, vì vậy số
điện tử tự do từ lớp bán dẫn N ( cực E ) vượt qua tiếp giáp sang lớp
bán dẫn P( cực B ) lớn hơn số lượng lỗ trống rất nhiều, một phần nhỏ
trong số các điện tử đó thế vào lỗ trống tạo thành dòng IB còn phần lớn số điện tử
bị hút về phía cực C dưới tác dụng của điện áp UCE => tạo thành dòng ICE chạy
qua Transistor.
* Xét hoạt động của Transistor PNP .
Sự hoạt động của Transistor PNP hoàn toàn tương tự Transistor NPN nhưng cực
tính của các nguồn điện UCE và UBEngược lại . Dòng IC đi từ E sang C còn dòng
IB đi từ E sang B.
2 - Ký hiệu và hình dạng của Transistor
2.1 - Ký hiệu & hình dáng Transistor .

Ký hiệu của Transistor

Transistor công xuất nhỏ

Transistor công xuất lớn

2.2 - Ký hiệu ( trên thân Transistor )
*
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại Transistor của nhiều nước sản
xuất nhưng thông dụng nhất là các transistor của Nhật bản, Mỹ và Trung
quốc.
- Transistor Nhật bản : thường ký hiệu là A..., B..., C..., D... Ví dụ A564, B733,
C828, D1555
trong đó các Transistor ký hiệu là A và B là Transistor thuận PNP còn
ký hiệu là C và D là Transistor ngược NPN. các
Transistor A và C thường có công xuất nhỏ và tần số làm việc cao
còn các Transistor B và D thường có công xuất lớn và tần số làm việc
thấp hơn.
- Transistor do Mỹ sản xuất. thường ký hiệu là 2N... ví dụ 2N3055,
2N4073 vv...
- Transistor do Trung quốc sản xuất :
Bắt đầu bằng số 3, tiếp theo là hai chũ cái. Chữ cái thức nhất cho biết
loại bóng : Chữ A và B là bóng thuận , chữ C và D là bòng ngược, chữ
thứ hai cho biết đặc điểm : X và P là bòng âm tần, A và G là bóng cao
tần. Các chữ số ở sau chỉ thứ tự sản phẩm. Thí dụ : 3CP25 ,
3AP20 vv..

2.3

- Cách xác định chân E, B, C của Transistor.

- Với các loại Transistor công xuất nhỏ thì thứ tự chân C và B tuỳ theo bóng của
nước nào sả xuất , nhựng chân E luôn ở bên trái nếu ta để Transistor như hình dưới
- Nếu là Transistor do Nhật sản xuất : thí dụ Transistor C828, A564 thì chân C ở
giữa , chân B ở bên phải.
- Nếu là Transistor Trung quốc sản xuất thì chân B ở giữa , chân C ở bên phải.

-Tuy nhiên một số Transistor được sản xuất nhái thì
không theo thứ tự này => để biết chính xác ta dùng phương pháp đo
bằng đồng hồ vạn năng.

Transistor công xuất nhỏ.
- Với loại Transistor công xuất lớn (như hình dưới ) thì hầu hết đều có chung thứ
tự chân là : Bên trái là cực B, ở giữa là cực C và bên phải là cực E

Transistor công xuất lớn thường
có thứ tự chân như trên.
* Đo xác định chân B và C
- Với Transistor công xuất nhỏ thì thông thường chân E ở
bên trái như vậy ta chỉ xác định chân B và suy ra chân C là chân còn
lại.
-Để đồng hồ thang x1Ω , đặt cố định một que đo vào từng
chân , que kia chuyển sang hai chân còn lại, nếu kim lên = nhau

thì chân có que đặt cố định là chân B, nếu que đồng hồ cố định là que
đen thì là Transistor ngược, là que đỏ thì là Transistor thuận.
Linh kiện
- nguồn vào 9V
- 2 trở 100kΩ và 2 trở 470 Ω
- 2 tụ 10uF.
- 2 transistor BC547.
- Led màu.
- Dây nối.
- Còi chip.

4. Sơ đồ khối và nguyên lý hoạt đông.
Sơ đồ khối
Khối nguồn

Dòng điện

Khối cảm biến

tín hiệu điện

Khối hiển thị

Nguyên lý hoạt động:
- Dựa vào sự biến đổi trạng thái liên tục của xung vuông ở đầu ra để tạo sự chớp tắt
liên tục cho led. Khi mạch hoạt động tồn tại 2 trạng thái cân bằng,mỗi trạng thái
cân bằng chỉ tồn tại trong một thời gian nhất định rồi tự động lật sang trạng thái kia
và ngược lại.
- Đặc điểm của mạch này là chu kỳ xung ra phụ thuộc vào chu kỳ của điện áp đồng
bộ,còn độ rộng xung ra phụ thuộc vào các thông số R,C của mạch.

5. Mạch nguyên lý và PCB
- Mạch nguyên lý :

-

Mạch in:

6. Kết quả.
Sau quá trình lựa chọn và thực hiện, nhóm em cũng hoàn thành xong mạch
đèn led xi nhan xe máy . Kết quả đạt được giống với khi lên kế hoạch. Qua kết quả
này bọn em đã thu được nhiều kinh nghiệm hay trong quá trình thiết kế
mạch,hiểu thêm về cấu tạo, hoạt động của mạch.