Sơ lược chương trình pascal

Tháng Sáu 7, 2015

Phần 1: Trình dịch, phần mềm dịch trong Pascal

Ngôn ngữ lập trình Pascal là một ngôn ngữ cơ bản nhất trong các loại ngôn ngữ lập trình, chính vì vậy nó đã được đưa vào giảng dạy trong các trường trung học cơ sở đến trung học phổ thông. Với những học sinh ban đầu tiếp xúc với lập trình sẽ thấy mới lạ và hơi khó hiểu, hãy cùng Vivu tìm hiểu và trở lên thật “bá đạo” về lập trình Pascal nhé.

Điều quan trong đầu tiên để có thế tự học và làm bài tập bằng pascal đó là công cụ lập trình. Hiện tại trình dịch Pascal chạy trên nền MS-DOS và cũng có khá ít trình dịch cho ngôn ngữ này, điển hình có hai phần mềm dịch Pascal đó là Free Pascal (FP) và Turbo Pascal (TP). TP đã dừng phát hành mới và dừng lại ở phiên bản 7.0, FP vẫn đang trong quá trình phát hành nên phiên bản được nâng cấp thường xuyên. Trong các bài viết của Vivu mình sẽ dùng phần mềm FP vì nó có nhiều tính năng hơn, được sửa lỗi thường xuyên và thân thiện khi lập trình. Các bạn có thể tìm và down phiên bản mới nhất của FP tại trang chủ Free Pascal hoặc file trực tiếp (đỡ phải tìm :D) Windows, Linux, Mac OS.

Sơ lược chương trình pascal

Giao diện chương trình

Sơ lược chương trình pascal

Còn đây là màn hình xanh truyền thống của Pascal

Ngoài phần mềm dịch chính trên, ta có thể sử dụng thêm phần mềm bổ trợ như Notepad ++ để tiện cho làm việc sau này.

Trong bài viết tiếp theo, chúng ta sẽ cùng Vivu tìm hiểu về các câu lệnh cơ bản của ngôn ngữ lập trình Pascal nhé.

Vivu’s Blog

hãy cùng nhau tìm hiểu thêm về Pascal 

qua các thành phần chính.

Các bước cơ bản khi lập một chương trình Pascal

            Bước 1: Soạn thảo chương trình.

            Bước 2: Dịch chương trình (nhấn phím F9), nếu có lỗi thì phải sửa lỗi.

            Bước 3: Chạy chương trình (nhấn phím Ctrl-F9).

Cấu trúc chung của một chương trình Pascal

                        { Phần tiêu đề }

                        PROGRAM  Tên_chương_trình;

                        { Phần khai báo }

                        USES     ......;

                        CONST  .....;

                        TYPE     .......;

                        VAR       ........;

                        PROCEDURE  ............;

                        FUNCTION ..............;

...............

{ Phần thân chương trình }

                        BEGIN

...........

                        END.

Chương trình Pascal đơn giản nhất

          BEGIN

                   Write(‘Hello World!’);

          END.

Sơ lược chương trình pascal

Một số phím chức năng thường dùng

·        F2:                              Lưu chương trình đang soạn thảo vào đĩa.

·        F3:                              Mở file mới hoặc file đã tồn tại trên đĩa để soạn thảo.

·        Alt-F3:           Đóng file đang soạn thảo.

·        Alt-F5:           Xem kết quả chạy chương trình.

·        F8:                              Chạy từng câu lệnh một trong chương trình.

·        Alt-X:             Thoát khỏi Turbo Pascal.

·        Alt-: Dịch chuyển qua lại giữa các file đang mở.

·        F10:                Vào hệ thống Menu của Pascal.

Các thao tác cơ bản khi soạn thảo chương trình

Các phím thông dụng

·        Insert: Chuyển qua lại giữa chế độ đè và chế độ chèn.

·        Home: Đưa con trỏ về đầu dòng.

·        End: Đưa con trỏ về cuối dòng.

·        Page Up: Đưa con trỏ lên một trang màn hình.

·        Page Down: Đưa con trỏ xuống một trang màn hình.

·       

Del

: Xoá ký tự ngay tại vị trí con trỏ.

·        Back Space (ß): Xóa ký tự bên trái con trỏ.

·        Ctrl-PgUp: Đưa con trỏ về đầu văn bản.

·        Ctrl-PgDn: Đưa con trỏ về cuối văn bản.

·        Ctrl-Y: Xóa dòng tại vị trí con trỏ.

Các thao tác trên khối văn bản

·        Chọn khối văn bản: Shift + ¬­®¯>

·        Ctrl-KY: Xoá khối văn bản đang chọn

·        Ctrl-Insert: Đưa khối văn bản đang chọn vào Clipboard

·        Shift-Insert: Dán khối văn từ Clipboard xuống vị trí con trỏ.

Tên (định danh)

            Định danh là một dãy ký tự dùng để đặt tên cho các hằng, biến, kiểu, tên chương trình con... Khi đặt tên, ta phải chú ý một số điểm sau:

·        Không được đặt trùng tên với từ khoá

·        Ký tự đầu tiên của tên không được bắt đầu bởi các ký tự đặc biệt hoặc chữ số.

·        Không được đặt tên với ký tự space,các phép toán.

Ví dụ

: Các tên viết như sau là sai

            1XYZ                         Sai vì bắt đầu bằng chữ số.

            #LONG                      Sai vì bắt đầu bằng ký tự đặc biệt.

            FOR                                        Sai vì trùng với từ khoá.

            KY  TU                       Sai vì có khoảng trắng (space).

            LAP-TRINH  Sai vì dấu trừ (-) là phép toán.

Dấu chấm phẩy (;)

            Dấu chấm phẩy được dùng để ngăn cách giữa các câu lệnh. Không nên hiểu dấu chấm phẩy là dấu kết thúc câu lệnh.

Ví dụ:

                        FOR i:=1 TO 10 DO Write(i);

            Trong câu lệnh trên, lệnh Write(i) được thực hiện 10 lần. Nếu hiểu dấu chấm phẩy là kết thúc câu lệnh thì lệnh Write(i) chỉ thực hiện 1 lần.

Lời giải thích

            Các lời bàn luận, lời chú thích có thể đưa vào bất kỳ chỗ nào trong chương trình để cho người đọc dễ hiểu mà không làm ảnh hưởng đến các phần khác trong chương trình. Lời giải thích được đặt giữa hai dấu ngoặc { và } hoặc giữa cụm dấu (* và *).

            Var a,b,c:Real; {Khai báo biến}

            Delta := b*b – 4*a*c; (* Tính delta để giải phương trình bậc 2*)