So sánh cây ngày dài và cây dài ngày

, sự ra hoa của cây không phụ thuộc trực tiếp vào thời gian chiếu sáng mà phụ thuộc vào thời gian tối.

+ Cây ngày dài sẽ ra hoa khi đêm ngắn: nếu thời gian tối ít hơn 12 giờ hoặc nhiều hơn 12 giờ nhưng không liên tục mà bị chia thành những khoảng tối ngắn thì cây vẫn ra hoa.

+ Cây ngày ngắn sẽ ra hoa khi đêm dài liên tục hơn 12 giờ. Nếu thời gian tối ít hơn 12 giờ hoặc nhiều hơn 12 giờ nhưng bị ngắt quãng thì cây không ra hoa.

So sánh cây ngày dài và cây dài ngày

  1. Phitocrom.

- Phitocrom là sắc tố cảm nhận quang chu kỳ, có bản chất là một loại protein hấp thụ ánh sáng.

- Tồn tại ở hai dạng:

+ Pđ: Hấp thụ ánh sáng đỏ (bước sóng 660nm): kích thích sự ra hoa của cây ngày dài

+ Pđx: Hấp thụ ánh sáng đỏ xa (bước sóng 730nm): kích thích sự ra hoa của cây ngày ngắn, làm cho hạt nảy mầm, hoa nở, khí khổng mở.

- Hai dạng này chuyển hóa thuận nghịch dưới tác động của ánh sáng.

.png)

3. Hoocmon ra hoa

- Ở điều kiện quang chu kỳ thích hợp, trong lá hình thành hoocmon ra hoa (florigen), được vận chuyển vào đỉnh sinh trưởng của thân làm cho cây ra hoa.

III) MỐI QUAN HỆ GIỮA SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN

- Sinh trưởng gắn với phát triển và phát triển trên cơ sở của sinh trưởng

\=> Hai quá trình liên quan mật thiết với nhau, đó là hai mặt của chu trình sống của cây.

IV) ỨNG DỤNG

1. Ứng dụng kiến thức về sinh trưởng.

- Trong ngành trồng trọt:

+ Dùng hoocmon giberelin để thúc hạt, củ nảy mầm sớm khi chúng đang ở trạng thái ngủ.

.png)

+ Áp dụng trong việc trồng rừng: ban đầu trồng rừng với mật độ dày thúc cây gỗ mọc nhanh nhờ điều kiện ánh sáng yếu, sau đó chặt bớt cây để có nhiều ánh sáng hơn, giúp cây tăng chiều ngang.

- Trong công nghiệp rượu bia: Sử dụng giberelin để tăng quá trình phân giải tinh bột thành mạch nha.

2. Ứng dụng kiến thức về phát triển.

- Áp dụng để chọn cây trồng theo vùng địa lý, theo mùa; xen canh; trồng rừng hỗn loài;….

B- BÀI TẬP VÍ DỤ

Câu 1: Phát triển ở thực vật là toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kỳ sống của cá thể biểu hiện qua

  1. hai quá trình liên quan với nhau: sinh trưởng và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể
  1. ba quá trình không liên quan với nhau: sinh trưởng, phân hóa và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể
  1. ba quá trình liên quan với nhau là sinh trưởng, phân hóa và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể
  1. hai quá trình liên quan với nhau: phân hóa và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể

Đáp án: C

Dựa vào kiến thức cơ bản

Câu 2: Phitôcrôm Pđx có tác dụng làm cho hạt nảy mầm,

  1. khí khổng mở, ức chế hoa nở
  1. hoa nở, khí khổng mở
  1. hoa nở, khí khổng đóng
  1. kìm hãm hoa nở và khí khổng mở

Đáp án: B

Dựa vào kiến thức cơ bản

Câu 3: Cho các loài thực vật sau: thanh Long, cà tím, cà chua, cà phê, ngô, lạc, đậu, củ cải đường, ngô, sen cạn, rau diếp, hướng dương

Trong các loài cây trên, có bao nhiêu cây trung tính?

  1. 5 B. 6 C. 7 D. 9

Đáp án: A

Cây trung tính là cà chua, lạc, đậu, ngô, hướng dương

Câu 4: Quang chu kỳ là

  1. tương quan độ dài ban ngày và ban đêm
  1. thời gian chiếu sáng xen kẽ với bóng tối bằng nhau trong ngày
  1. thời gian chiếu sáng trong một ngày
  1. tương quan độ dài ban ngày và ban đêm trong một mùa

Đáp án: A

Quang chu kỳ là hiện tượng cây ra hoa phụ thuộc vào tương quan độ dài ngày và đêm.

Câu 5: Cây cà chua ra hoa khi đạt được đến lá thứ

  1. 14 B. 15 C. 12 D. 13

Đáp án: A

Dựa vào kiến thức cơ bản

C- BÀI TẬP VẬN DỤNG

Câu 1: Florigen kích thích sự ra hoa của cây được sinh ra ở

  1. Chồi nách B. Lá
  1. Đỉnh thân D. Rễ

Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng về Phitôcrôm?

  1. Sắc tố cảm nhận quang chu kì và cảm nhận ánh sáng, có bản chất là prôtêin và chứa các hạt cần ánh sáng để nảy mầm.
  1. Sắc tố cảm nhận quang chu kì và cảm nhận ánh sáng, có bản chất là phi prôtêin và chứacác hạt cần ánh sáng để nảy mầm.
  1. Sắc tố cảm nhận quang chu kì và cảm nhận ánh sáng, có bản chất là prôtêin và chứa các lácần ánh sáng để quang hợp.
  1. Sắc tố cảm nhận quang chu kì nhưng không cảm nhận ánh sáng, có bản chất là prôtêin vàchứa các hạt cần ánh sáng để nảy mầm.

Câu 3: Mối liên hệ giữa Phitôcrôm Pđ và Pđx như thế nào?

  1. Hai dạng chuyển hoá lẫn nhau dưới sự tác động của ánh sáng.
  1. Hai dạng không chuyển hoá lẫn nhau dưới sự tác động của ánh sáng.
  1. Chỉ dạng Pđ chuyển hoá sang dạng Pđx dưới sự tác động của ánh sáng.
  1. Chỉ dạng Pđx chuyển hoá sang dạng Pđ dưới sự tác động của ánh sáng.

Câu 4: Phitôcrôm có những dạng nào?

  1. Dạng hấp thụ ánh sáng đỏ (Pđ)có bước sóng 660mm và dạng hấp thụ ánh sáng đỏ xa(Pđx)có bước sóng 730mm.
  1. Dạng hấp thụ ánh sáng đỏ (Pđ)có bước sóng 730mm và dạng hấp thụ ánh sáng đỏ xa(Pđx)có bước sóng 660mm.
  1. Dạng hấp thụ ánh sáng đỏ (Pđ)có bước sóng 630mm và dạng hấp thụ ánh sáng đỏ xa(Pđx)có bước sóng 760mm.
  1. Dạng hấp thụ ánh sáng đỏ (Pđ)có bước sóng 560mm và dạng hấp thụ ánh sáng đỏ xa(Pđx)có bước sóng 630mm.

Câu 5: Các cây ngày dài gồm:

  1. Cà chua, lạc, đậu, ngô, hướng dương.
  1. Thược dược, đậu tương, vừng, gai dầu, mía.
  1. Hành, cà rốt, rau diếp, sen cạn, củ cải đường.
  1. Thanh long, cà tím, cà phê ngô, huớng dương

Câu 6: Xuân hoá là gì?

  1. Hiện tượng phụ thuộc của sự ra hoa vào ánh sáng.
  1. Hiện tượng phụ thuộc của sự ra hoa vào nhiệt độ.
  1. Hiện tượng phụ thuộc của sự ra hoa vào độ ẩm.
  1. Hiện tượng phụ thuộc của sự ra hoa vào tương quan độ dài ngày và đêm

Câu 7: Một chu kì sinh trưởng và phát triển của cây được bắt đầu từ

  1. khi ra hoa đến lúc cây chết
  1. khi hạt nảy mầm đến khi tạo hạt mới
  1. khi nảy mầm đến khi cây ra hoa
  1. khi cây ra hoa đến khi hạt nảy mầm

Câu 8: Cây ngày ngắn ra hoa trong điều kiện chiếu sáng

  1. ít hơn 12 giờ B. 12 giờ C.hơn 12 giờ D. 15 giờ

Câu 9: Có bao nhiêu phát biểu đúng về ứng dụng kiến thức sinh trưởng và phát triển ở thực vật?

(1) Dùng gibêrêlin kích thích hạt nẩy mầm trong trồng trọt.

(2) Dùng GA kích thích hạt phân giải tinh bột trong công nghiệp sản xuất rượu bia.

(3) Khi trồng cây, giai đoạn còn non trồng với mật độ dầy để cây thiếu sáng GA tổng hợp mạnh mẽ kích thích tăng trưởng chiều cao.

(4) Dùng quang kì xử lí ra hoa hoặc ức chế ra hoa ở thực vật.

  1. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 10: Có bao nhiêu phát biểu đúng về ứng dụng thấp đèn cho cây thanh long?

(1) Cây thanh long là cây ngày dài, tức là ra hoa trong điều kiện chiếu sáng dài hơn 12 giờ.

(2) Người ta thấp đèn cho thanh long vào mùa hè để kích thích cho cây ra hoa.

(3) Người ta xử lý thấp đèn cho cây thanh long vào mùa trái vụ để kéo dài quang kì giúp cho cây thanh long ra hoa.

(4) Ban đêm thực hiện chiếu sáng phá vỡ bóng đêm cũng giúp cho thanh long ra hoa.

  1. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 11: Sắc tố tiếp nhận ánh sáng trong phản ứng quan chu kì của thực vật là

  1. diệp lục b B. carôtenôit
  1. phitôcrôm D. diệp lục a,b và phitôcrôm

Câu 12: Bằng cách nào thực vật nhận biết các mùa trong năm?

  1. Qua sự cảm nhận quang chu kì
  1. Qua đồng hồ sinh học
  1. Qua nhịp điệu sinh học
  1. Qua độ dài chiếu sáng trong ngày

Câu 13: Những cây nào sau đây được gọi là cây ngày dài?

  1. Lúa đại mạch, mạch yến B. Cây mía, lúa mì
  1. Cây đại mạch, mía, đậu tương D. Cây lúa mì, cay hướng dương

Câu 14: Sự ra hoa của thực vật phụ thuộc vào yếu tố nào?

  1. Điều kiện nhiệt độ và phân bón
  1. Điều kiện nhiệt độ và độ ẩm
  1. Điều kiện nhiệt độ và ánh sáng
  1. Điều kiện nhiệt độ và hoocmon

Câu 15: Phát triển ở thực vật là

  1. quá trình biến đổi về chất lượng các cấu trúc và chức năng sinh hoá của tế bào, làm cây ra hoa, kết quả, tạo hạt.
  1. quá trình tăng trưởng của cây theo chiều ngang.
  1. quá trình tăng lên về số lượng, khối lượng và kích thước tế bào, làm cây lớn lên.
  1. quá trình nhân giống cây trồng lên nhiều lần.

Câu 16: Tuổi của cây một năm được tính theo số

  1. Lóng B. Lá
  1. Chồi nách D. cành

Câu 17: Một cây dài ngày ra hoa trong quang chu kì tiêu chuẩn 14 giờ sáng - 10 giờ tối. Cây đó sẽ ra hoa trong quang chu kì nào sau đây?