So sánh g-sync và v-sync

Trong bài này mình hướng dẫn anh em nhận biết và kích hoạt các tính năng đồng bộ khung hình nếu màn hình có hỗ trợ. Hiện tại những chiếc màn hình có hỗ trợ AMDFreeSync cũng đã hỗ trợ Nvidia Adaptive Sync nhưng làm sao để biết?

AMD FreeSync:

So sánh g-sync và v-sync

FreeSync là một công nghệ đồng bộ thích ứng hỗ trợ tính năng điều biến tỉ lệ làm tươi (Variable Refresh Rate) từ đó giúp giảm tình trạng giật, xé hình do sự chênh lệch giữa tốc độ quét của màn hình và tốc độ trình xuất khung hình của card đồ họa. Có thể hình dung bạn có một chiếc màn hình tốc độ quét 120 Hz nhưng card đồ họa của bạn thường cho tỉ lệ khung hình khi chơi game ở dưới 120 fps và tỉ lệ này hay nhảy lên xuống, có lúc 111 fps, có lúc 118 fps … thì FreeSync sẽ tự động điều chỉnh tốc độ quét của màn hình sao cho khớp với tỉ lệ khung hình xuất ra . Ngoài ra, FreeSync cũng giúm giảm độ trễ nhập liệu (input lag) – một tình trạng thường thấy khi anh em bật V-Sync để khoá khung hình.

FreeSync mình hay gọi là “đồng bộ bằng phần mềm” bởi nó được phát triển dựa trên các tiêu chuẩn DisplayPort Adaptive-Sync của hiệp hội VESA và việc trang bị công nghệ này trên các màn hình hay thậm chí là TV không mất phí bản quyền nhờ giấy phép mở. Nhờ đó màn hình hỗ trợ FreeSync đa dạng hơn rất nhiều so với G-Sync.

  • FreeSync là công nghệ của AMD, chỉ hoạt động với card đồ hoạ AMD
  • FreeSync hỗ trợ qua kết nối DisplayPort lẫn HDMI
  • FreeSync có thể tích hợp trên màn hình, TV và laptop, Xbox
    So sánh g-sync và v-sync

Thế hệ cao cấp hơn của FreeSync là FreeSync Premium và Premium Pro đã được giới thiệu hồi đầu năm nay. Cả 2 chuẩn mới này về cơ bản sẽ hỗ trợ trên các màn hình có thông số tối thiểu là FHD, 120 Hz. Tức là với những chiếc màn hình FHD nhưng có tốc độ làm tươi 60 Hz hay 75 Hz thì nó không thể hỗ trợ FreeSync Premium/Premium Pro. Với màn hình 4K thì giới hạn này không bị áp dụng.

Thêm vào đó FreeSync Premium và Premium Pro hỗ trợ tính năng LFC (Low Framerate Compensation) để cải thiện chất lượng ảnh động và ngăn giật hình do thiếu khung hình. Chẳng hạn như nếu màn hình của bạn có dải tần số quét từ 60 đến 120 Hz nhưng tỉ lệ khung hình của nội dung đôi khi rớt xuống dưới 60 fps thì FreeSync Premium/Premium Pro sẽ bù khung hình. Ngoài ra FreeSync Premium Pro hỗ trợ tương phản động (HDR) và dải màu rộng, thứ mà FreeSync hay FreeSync Premium không hỗ trợ bởi nó thiếu băng thông và cũng là thứ để cạnh tranh với G-Sync Ultimate của Nvidia.

Nvidia G-Sync:

So sánh g-sync và v-sync

G-Sync là một công nghệ độc quyền của Nvidia và trước đây mình hay gọi là “đồng bộ bằng phần cứng” bởi lẽ nó cần đến một module (scaler) xử lý riêng tích hợp trên màn hình và đây cũng là thứ khiến G-Sync đắt hơn so với FreeSync. Thậm chí với cùng một model màn hình với thiết kế y hệt nhau, tấm nền và các thông số về độ phân giải, tốc độ quét … như nhau thì màn hình hỗ trợ G-Sync luôn đắt hơn màn hình FreeSync tầm 200 USD. Những chiếc màn hình chơi game đắt nhất hiện tại cũng là màn hình hỗ trợ G-Sync.

G-Sync thế hệ đầu được Nvidia giới thiệu năm 2013 để cạnh tranh với FreeSync. Những chiếc màn hình G-Sync cũng hỗ trợ tính năng VRR để đồng bộ tốc độ quét tối thiểu và tối đa của màn hình với tốc độ khung hình mà card đồ họa xuất ra. Khung hình tối đa hỗ trợ tùy thuộc vào tốc độ quét tối đa của màn hình, 144 Hz, 165 Hz, 240 Hz …

  • G-Sync chỉ hỗ trợ với card đồ hoạ Nvidia
  • G-Sync trên màn hình máy tính chỉ hỗ trợ qua DisplayPort, TV có G-Sync Compatible hỗ trợ HDMI
  • G-Sync có trên màn hình, TV và laptop.
    So sánh g-sync và v-sync

Nói về hiệu quả chống xé và đồng bộ khung hình thì cá nhân mình thấy G-Sync cho trải nghiệm tốt hơn, đã mắt hơn bởi nó dùng phần cứng riêng để giúp màn hình nói chuyện với card đồ họa. Tuy nhiên, phần cứng này đã khiến giá của màn hình G-Sync đắt hơn và khó tiếp cận người dùng hơn. Số lượng màn hình chơi game hỗ trợ FreeSync lấn át G-Sync và Nvidia buộc phải nghĩ ra cách để cạnh tranh.

So sánh g-sync và v-sync

Thứ Nvidia tạo ra là G-Sync Compatible – một công nghệ đồng bộ bằng phần mềm giống FreeSync bởi nó cũng phát triển dựa trên DisplayPort Adaptive-Sync và cũng có thể được đưa lên TV. Trên TV thì G-Sync Compatible hỗ trợ đồng bộ khung hình qua HDMI thay vì DisplayPort – một cổng ít có trên TV. G-Sync của Nvidia cũng có 3 phiên bản:

  • G-Sync thế hệ đầu dùng phần cứng rời để đồng bộ
  • G-Sync Compatible đồng bộ khung hình dựa trên Adaptive-Sync
  • G-Sync Ultimate dùng phần cứng rời tương tự G-Sync, hỗ trợ HDR10, chiếu sáng đa vùng, tối đa 1000 nit và dải màu DCI-P3 nhờ vi xử lý G-Sync mạnh hơn.

Khi xưa để có thể trải nghiệm đồng bộ khung hình tốt thì chúng ta buộc phải xài chung hệ tức là màn hình FreeSync đi với card đồ họa AMD và tương tự G-Sync với card của Nvidia. Từ ngày có G-Sync Compatible thì mọi thứ trở nên đơn giản hơn bởi hầu hết màn hình hỗ trợ FreeSync thì cũng hỗ trợ G-Sync Compatible.

So sánh g-sync và v-sync

Mình đang dùng 2 chiếc màn hình FreeSync gồm Samsung Odyssey G5 LC27G55T QHD 144 Hz 1ms HDR10 FreeSync Premium và ViewSonic XG2405 FHD 144 Hz 1ms FreeSync. Dù cả 2 không nằm trong danh sách màn hình đã được kiểm thử và phê chuẩn của Nvidia nhưng mình vẫn có thể bật G-Sync Compatible.

Bật G-Sync Compatible trên màn hình FreeSync:

Chỉ có vài bước đơn giản để anh em có thể kích hoạt tính năng này:

1. Trên màn hình:

Bất cứ màn hình hỗ trợ FreeSync hay G-Sync Compatbile nào cũng có phần chỉnh bật/tắt tính năng này trong menu OSD. Anh em cần phải bật FreeSync trên màn hình trước:

So sánh g-sync và v-sync

Chẳng hạn như menu của chiếc Samsung Odyssey G5 (hình trên), nó nằm ngay trong mục Game và khi bật FreeSync, mọi thứ được tự động quản lý như thời gian đáp ứng (Response Time) khử bóng mờ và giảm độ trễ nhập liệu (Low Input Lag).

So sánh g-sync và v-sync

Còn đây là menu của chiếc ViewSonic XG2405, anh em có thể bật tắt FreeSync trong menu Setup. Những thông số còn lại cũng được quản lý bởi FreeSync.

2. Trên máy tính:

So sánh g-sync và v-sync

Với card đồ họa Nvidia, anh em click chuột phải ở Desktop > Nvidia Control Panel > mở mục Display > Set up G-SYNC > chọn vào ô Enable G-SYNC, G-SYNC Compatible. Nếu anh em thường chơi game ở chế độ cửa sổ thì chọn vào dòng “Enable for windowed and full screen mode” còn mặc định G-Sync chỉ kích hoạt khi chơi ở toàn màn hình full screen.

Với card đồ họa AMD thì anh em click chuột phải ở Desktop > AMD Radeon Settings > chọn thẻ Display > bật AMD FreeSync. Anh em có thể bật FreeSync cho từng tựa game thay vì áp dụng mọi tình huống.