Soạn bài Bức tranh của em gái tôi trang 51

Câu 1 - Trang 51:
Trong truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi người kể chuyện là ai? Xuất hiện ở ngôi thứ mấy?
Trả lời:
- Trong truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi, người kể chuyện là người anh trai.
- Người kể chuyện xuất hiện ở ngôi thứ nhất - xưng tôi.
=> Việc kể chuyện theo ngôi thứ nhất sẽ giúp cho câu chuyện trở nên chân thực, cũng như nhân vật kể chuyện có thể bộc lộ suy nghĩ về hành động của mình.

Câu 2 - Trang 51:
Em thích nhất đặc điểm gì ở nhân vật Mèo - Kiều Phương? Vì sao?
Trả lời:
- Đặc điểm ở nhân vật Mèo - Kiều Phương: Một cô bé có tình cảm trong sáng, tấm lòng nhân hậu.
- Nguyên nhân: Đó là đức tính tốt đẹp của con người, nhờ có tình yêu thương, sự nhân hậu của Kiều Phương mà người anh trai đã nhận ra khuyết điểm, sai lầm của bản thân.
Ở nhân vật Mèo - Kiều Phương, điều em thích nhất đó là 1 cô bé hiếu động và rất đam mê hội họa. Ở cô bé toát lên những phẩm chất đáng quý, đó là sự hồn nhiên , trong sáng và nhân hậu . Khi bị anh trai gọi là Mèo , cô bé không buồn hay giận mà còn vui vẻ chấp nhận và thường dùng tên ấy để xưng hô với bạn bè . Mặt cô bé lúc nào cũng lấm lem màu vẽ do mình tự sáng chế . Bị anh la mắng thì Mèo vênh mặt lên. Mặc dù tài năng hội họa của cô bé được mọi người đánh giá rất cao nhưng cô bé vẫn giữ được tâm hồn trong sáng , hồn nhiên . Tuy hay bị anh la mắng nhưng cô bé vẫn dành cho anh những tình cảm thật tốt đẹp và rất trân trọng anh . Những tình cảm đó đã được thể hiện ở bức tranh đoạt giải nhất của Phương . Khi dự thi trở về , mặc dù trước thái độ lạnh nhạt của anh trai , Mèo vẫn kêu anh cùng đi nhận giải với mình.

Câu 3 - Trang 51:
Em có nhận xét gì về cảm xúc, thái độ, hành động của nhân vật tôi trước khi xem bức chân dung do em gái mình vẽ?
Trả lời:
Cảm xúc, thái độ, hành động của nhân vật "tôi" (người anh) trước khi xem bức chân dung do em gái mình vẽ:
Từ trước cho đến khi thấy em tự chế màu vẽ : Người anh tỏ ra người lớn, đặt tên em là Mèo, cho việc chế màu vẽ là chuyện trẻ con. Khi tài năng hội họa của em được phát hiện thì anh có mặc cảm thua kém và ghen tị.
Việc lén xem những bức tranh của em và trút tiếng thở dài chứng tỏ người anh nhận ra tài năng của em và sự kém cỏi của mình. Khi đứng trước bức tranh được giải của em thì người anh ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Người anh biết em gái có tài năng hội họa đã không thể thân với em gái như trước kia vì những lí do sau : Anh cảm thấy mình bất tài, thua kém em. Anh cảm thấy mọi người chỉ chú ý đến em gái, còn mình thì bị đẩy ra ngoài. Anh cảm thấy ghen tị với em. Vì những lí do đó mà người anh thường "gắt um lên", "khó chịu", hay quát mắng em. Và những điều này lại làm cho người anh xa lánh em.

Câu 4 - Trang 51:
Nhân vật tôi đã thay đổi ra sao sau khi xem bức chân dung của mình do em gái vẽ. Vì sao có sự thay đổi ấy.
Trả lời:
- Khi đứng trước bức tranh được tặng giải Nhất của em gái, tâm trạng của người anh: Sự ngỡ ngàng khi trong mắt em gái mình lại hoàn hảo như vậy. Từ ngỡ ngàng đến hãnh diện vì tài năng của em mình. Chính điều đó đã làm cho niềm vui, niềm hạnh phúc của người anh chuyển thành xấu hổ.
- Nguyên nhân: Bức tranh của Kiều Phương hay chính tấm lòng trong sáng và tình yêu thương sâu sắc của cô bé đã giúp cho người anh nhận ra sai lầm của bạn thân.

Câu 5 - Trang 51:
Từ văn bản Chuyện cổ tích về loài người, Mây và sóng, Bức tranh của em gái tôi, em nhận thấy điều quan trọng nhất có thể gắn kết các thành viên trong gia đình là gì?
Trả lời:
Từ văn bản Chuyện cổ tích về loài người, Mây và sóng, Bức tranh của em gái tôi, em nhận thấy điều quan trọng nhất có thể gắn kết các thành viên trong gia đình là: tình yêu thương, lòng vị tha, bỏ qua những thói ích kỷ, sự thánh thiện, tấm lòng nhân hậu sẽ cảm hóa được những điều xấu xa, tầm thường trong cuộc sống, vượt khỏi mặc cảm, tự ti để con người có thể bảo vệ và quan tâm tới nhau hơn, hoàn thiện tính cách của mình.