Sự hình thành và phát triển của trò chơi giả bộ

Trẻ nhỏ học và khám phá mọi thứ xung quanh bằng cách tưởng tượng và thông qua hoạt động chơi. Cha mẹ đã bao giờ nhìn thấy trẻ nhặt một hòn đá giả vờ đó là một chiếc xe phóng to, một tờ giấy giả vờ là chiếc thuyền, xô nước là biển và trẻ thả tờ giấy vào xô nước giả vờ là thuyền bơi trên biển, hay một mảnh lego nhỏ trẻ cho lego nhảy trên bàn như một chú thỏ?

Sự hình thành và phát triển của trò chơi giả bộ

Khi trẻ đang chơi giả vờ, chúng đang chơi như thể một cái gì đó hoặc ai đó là có thật. Trẻ đang tạo ra một tình huống có nhiều thứ đang diễn ra theo đúng nghĩa của nó. Như trẻ có thể đặt cốc lên miệng búp bê và sau đó đặt búp bê lên giường – nhưng với trẻ búp bê còn sống và thực sự sống( và thậm chí có thể ợ) và khi búp bê được đặt lên giường, búp bê thực sự ngủ – và vì vậy đứa trẻ sẽ đợi cho đến khi búp bê thức dậy.

Cha mẹ có bao giờ lắng nghe khi trẻ tham gia chơi giả vờ với đồ chơi hoặc với bạn bè của trẻ chưa? Cha mẹ có thể sẽ nghe thấy một số từ hoặc cụm từ và không bao giờ nghĩ rằng trẻ biết! Trên thực tế, chúng ta thường nghe những lời của chính mình được phản ánh trong trò chơi của trẻ. Trẻ có thể làm một sự bắt chước hoàn hảo của cha mẹ hay giáo viên. Ngoài ra, bằng cách chơi giả vờ với người khác, trẻ học được rằng những từ ngữ đó là phương tiện giúp cho trẻ tái hiện một câu chuyện hay một quá trình hoạt động chơi. Chơi giả vờ cung cấp cơ hội để đưa trẻ đến với những từ vựng mới, với các tình huống khác nhau sẽ giúp cho trẻ mở rộng vốn từ vựng của mình. Trẻ có thể tưởng tượng dành cả buổi chiều ở sân bay, cả buổi sáng trong bệnh viện, học hỏi tất cả các từ khác nhau liên quan đến các tình huống đó. Chơi giả vờ giúp trẻ mở rộng sự hiểu biết, mà còn giúp cho trẻ giảm bớt lo lắng khi ngôn ngữ và tình huống không quen thuộc. Từ vựng cá nhân phát triển khi trẻ bất đầu sử dụng các từ thích hợp trong ngữ cảnh.Thông qua chơi giả vờ và đóng vai, trẻ học cách chọn từ ngữ một cách cẩn thận để người khác hiểu những gì trẻ đang cố gắng diễn đạt. Đổi lại, trẻ học cách lắng nghe những gì người khác nói, vì trẻ phải làm điều này để hiểu những gì đang diễn ra xung quanh và làm thế nào để chúng phù hợp như một kỹ năng thiết yếu để học bất cứ điều gì ở trường.

Khi trẻ tham gia chơi giả vờ, trẻ đang tích cực thử nghiệm các vai trò xã hội và cảm xúc của cuộc sống. Thông qua chơi hợp tác, trẻ học cách luân phiên, chia sẻ trách nhiệm và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo. Khi trẻ bạn đóng giả thành những nhân vật khác nhau, trẻ có kinh nghiệm, cảm nhận cảm xúc đó, điều này giúp dạy kỹ năng phát triển đạo đức quan trọng là sự đồng cảm, và học cách hợp tác, trở nên có trách nhiệm và cách chia sẻ trách nhiệm.Trẻ nhỏ nhìn thế giới theo quan điểm vị kỷ của chúng là điều bình thường. Chơi giả vờ thử nghiệm, trẻ bắt đầu nhận ra và học cách phản ứng tích cực với cảm xúc của người khác. Khi trẻ đóng vai vào một tình huống nào đó, các trẻ chơi cùng với nhau. Trẻ phải đồng ý về một chủ để và thảo luận về các vai trong tình huống và quy tắc khi chơi. Tất cả điều này đòi hỏi sự hiểu biết, hợp tác với nhau.Chơi giả vờ cũng giúp ích cho trẻ em trong việc phát triển lòng tự trọng và sự tự tin của chúng, cảm giác sáng tạo trong trò chơi giả vờ như một cách trải nghiệm và xây dựng lòng tự tin, giúp trẻ trải nghiệm và thể hiện cảm xúc tích cực và tiêu cực. Trẻ học cách điều chỉnh hành dộng của những cảm xúc này, cách ứng phó với chúng một cách tích cực, kiểm soát sự giận dữ của trẻ, học cách ứng xử tốt, hành vi tích cực và trong một số trường hợp làm thế nào để giảm bớt sự gây hấn.

Chơi giả vờ cung cấp cho trẻ nhiều vấn đề cần giải quyết. Cho dù đó là hai đứa trẻ muốn đóng cùng một vai hay đang tìm kiếm đồ chơi phù hợp để làm mái nhà cho ngôi nhà, con bạn cần có những kỹ năng tư duy nhận thức quan trọng mà trẻ sẽ sử dụng trong mọi khía cạnh của cuộc sống hằng ngày, và điều này sẽ giúp cho trẻ đến khi trưởng thành. Ký ức được hình thành thông qua chơi giả vờ. Trẻ em sử dụng những hình ảnh mà chúng đã tạo ra trong tâm trí để thực hiện những trải nghiệm trong quá khứ khi chơi giả vờ. Hình thức tư duy trừu tượng này giúp trẻ tìm những gì đã xảy ra ở các tình huống, học cách thu thập và quản lý suy nghĩ và phản ứng của trẻ đối với tình huống đó, và giải quyết các vấn đề mà trẻ có thể gặp phải và trẻ biết cách vượt qua khó khăn trong lần tới . Ví dụ như chuẩn bị bàn ghế cho bữa ăn, gọi giúp một thành viên trong gia đình nghe điện thoại hay có có thể đó là một chuyến đi đến nha sĩ. Chơi giả vờ có thể giúp trẻ phát triển các kỹ năng toán học, đọc và viết nếu như các công cụ đồ chơi được sử dụng một cách hợp lý. Chơi giả vờ giúp trẻ hiểu rõ hơn về khoa học, về thế giới rộng lớn hơn nơi trẻ sống và các sự kiện thế giới quan trọng xảy ra xung quanh trẻ.

Sự hình thành và phát triển của trò chơi giả bộ

Chơi giả vờ sớm giúp tăng cường năng lực cho trẻ về tính linh hoạt nhận thức và sự sáng tạo. Bằng cách hòa mình vào một trò chơi giàu trí tưởng tượng, trẻ sẽ có cơ hội thực hành, sử dụng trí tưởng tượng của mình, rèn luyện trí não để suy nghĩ, sáng tạo và học cách tự suy nghĩ. Khả năng sử dụng trí tưởng tượng của chúng ta là một kỹ năng nhận thức mà tất cả chúng ta đều yêu cầu trong suốt cuộc đời và chúng ta cần khuyến khích trẻ học cách làm điều này với những cơ hội thường xuyên để chơi trí tưởng tượng. Chính sự phát triển của trí tưởng tượng trong thời thơ ấu, chúng ta khi trưởng thành có khả năng thực hiện hầu hết nhiệm vụ mà cuộc sống hằng ngày yêu cầu. Như Albert Einstein đã từng nói: “Logic sẽ đưa bạn từ A đến Z, trí tưởng tượng sẽ đưa bạn đến mọi nơi”. Đúng vậy! Người lớn phải sử dụng trí tưởng tượng của mình mỗi ngày để giúp họ giải quyết vấn đề, lập kế hoạch, phát triển và khám phá hoặc phát minh ra những điều mới. Nó là một yếu tố cần thiết để hiểu và suy nghĩ sáng tạo.

Bên cạnh tất cả những lợi ích nhận thức tuyệt vời mà chơi giả vờ mang lại, điều quan trọng cần nhớ là chơi giả vờ thường xuyên về thể chất và là một cách tuyệt vời để trẻ vận động, tập thể dục và phát triển các kỹ năng vận động. Kỹ năng vận động thô được sử dụng tốt khi các phi công chạy xung quanh, lính cứu hỏa trèo lên thang và tuột xuống cầu trượt, ngựa phi nước đại qua cánh đồng. Kỹ năng vận động tinh và phối hợp mắt tay được cải thiện khi trẻ cố gắng mặc quần áo cho búp bê với những bộ quần áo khéo léo, bỏ tiền ra để trả cho những món đồ trẻ đã mua trong cửa hàng hoặc thực hiện cách thức nấu ăn với nhiều nguyên liệu khác nhau. Ngay cả trong những tình huống mà trò chơi giả vờ trở nên mạnh mẽ, thì bằng chứng cho thấy rằng một trò chơi nhập vai liên quan đến thô bạo, với điều kiện là điều này được theo dõi tốt và không đi quá xa, có thể giúp phát triển thùy trán, phần trước não, điều chỉnh hành vi. Thay vì ngăn cấm, cho phép trẻ chơi thể chất, nếu đây là đều chúng thích làm, giúp trẻ học cách điều chỉnh và hiểu khi nào không được thực hiện hành vi này và sẽ được thực hiện hành vi khác.

Chơi giả vờ không phải là trò chơi chỉ dành cho các bé gái mà là trò chơi phát triển cho cả bé trai. Hiện nay khi đến phòng khám nhiều phụ huynh chưa thực sự an tâm khi cho bé trai chơi trò chơi này vì không phải lý do an toàn mà vì sợ “con trai chơi búp bê sẽ ảnh hưởng giới tính”. Vì vậy qua bài biết này hy vọng cha mẹ sẽ hiểu thêm về tầm quan trọng của chơi giả vờ, cùng chơi với trẻ, khích lệ điều trẻ muốn làm, để trí tưởng tượng của trẻ phát huy và không chịu sự chi phối bởi các yếu tố khác để trẻ phát triển một cách toàn diện nhất.

Tài liệu tham khảo

Chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Mỹ Dung
Đơn vị Tâm lý – Bệnh Viện Nhi Đồng Thành Phố

Thế giới kì diệu của trò chơi giả bộ. Tô Nhi A – dịch từ Internet. Trò chơi giả bộ là phần thiết yếu trong đời sống tinh thần và là yếu tố thúc đẩy sự phát cảm xúc của trẻ. Trò chơi tưởng tượng, một việc làm kỳ diệu của trẻ mầm non! Nó có thể diễn ra trong một nhóm trẻ và có sự chia sẻ kinh nghiệm giữa chúng với nhau, hoặc đôi khi chỉ diễn ra duy nhất với một đứa trẻ - với trí tưởng tượng của mình – “biến” một khối gỗ thành chiếc xe hơi,hoặc một con búp bê sẽ trở thành một em bé đang say ngủ. Nhưng dù diễn ra ở hình thức nào đi chăng nữa, trò chơi giả bộ cũng góp một phần rất quan trọng trong sự phát triển của trẻ và đặc biệt quan trọng trong những năm đầu đời. (tuổi mầm non) Tiền thân của trò chơi giàu trí tưởng tượng này rất có thể là trò chơi ú òa, trò chơi mà những đứa trẻ này có thể bắt dầu chơi lúc bắt đầu 6 tháng tuổi. Đây chính là hình thức đơn giản nhất của trò chơi giả bộ, bố hoặc mẹ giả vờ biến mất khỏi trò chơi và xuất hiện trở lại ngay sau đó, và trẻ cũng giả vờ chấp nhận sự biến mất này. (Một số trẻ phần nào thích trò ú òa bởi nó làm dịu nỗi lo lắng về sự chia cắt giữa bố và mẹ). Nhưng khi trẻ ở vào khoảng 15 tháng tuổi, trò chơi giả bộ bắt đầu rõ nét hơn, đầy đủ hơn với việc bắt chước xử sự hàng ngày của một người nào đó. Trò chơi giả bộ biểu hiện rõ nét nhất khi trẻ ở vào giai đoạn 4 – 5 tuổi với những trò chơi: hóa trang, đóng kịch, và nhập vai vào người lớn xử lý các công việc thường ngày với cung cách của người lớn mà chúng được chứng kiến. Trò chơi này có thể tồn cả ở những trẻ khoảng 8 hoặc 9 tuổi. Những điều huyền bí của trò chơi giả bộ: Các giai đoạn của trò chơi tưởng tượng: Đời sống tưởng tượng của trẻ kéo dài trong những năm đầu đời và trải qua các giai đoạn phát triển quan trọng. Sau đây là các mốc đáng chú ý: • Những nhà chuyên môn cho rằng, trò chơi giả bộ nổi bật lên rõ nét nhất ở vào khoảng đứa trẻ được 2 tuổi, khởi động cho quá trình mà họ gọi là “sự nhớ lại”. Trẻ có khả năng gọi ra các hình ảnh mà não bộ chúng đã tích trữ trước đó về một sự vật hoặc một sự kiện được chứng kiến. Và sau đó, trẻ có thể say sưa chìm đắm vào những hình ảnh này và để hết tâm trí vào nó. • Một đứa bé 18 tháng tuổi cảm thấy cần một băng sơ cứu cho một vết thương không tồn tại là do sự gợi lại hình ảnh của những người bị thương mà nó đã được nhìn thấy. Việc làm này trong trò chơi là một cách để trẻ an ủi sự đâu đớn mà nó đã chứng kiến trong thực tế cuộc sống. • Khi trẻ 2 tuổi, trò chơi phát triển lên một bậc phức tạp hơn. Trẻ bắt đầu việc diễn lại, nói theo các hành động của người lớn. Ví dụ, chúng có thể giả vờ cắt cỏ, lau sàn nhà bếp. Giai đoạn này trò chơi thường được diễn ra chỉ với một mình trẻ vì trẻ không thích bị cướp lấy đồ chơi từ người khác. Trẻ thường ra vẻ đang nói chuyện điện thoại với người khác do chính mình nghĩ ra hoặc bò lòng vòng như những con vật nuôi trong nhà. Hoặc trẻ có thể tưởng tượng mình cầm vô lăng xe ôtô và phải vượt lên một chướng ngại vật, trẻ thường lên giọng “brừm, brừm…” – điều này cho thấy, trẻ đã bắt đầu sử dụng những biểu tượng mà mình có trong bộ nhớ. Phụ huynh có thể tham gia chơi cùng trẻ?: Mặc dù là người lớn, luôn suy nghĩ mọi việc theo tình hình thực tế và căn cứ trên thực tế, nhưng các vị phụ huynh hoàn toàn có thể tham gia vào trò chơi giả bộ của trẻ với những gợi ý sau: • Cung cấp những đồ dùng cho trò chơi giả bộ của trẻ. Phụ huynh có thể cho trẻ những thùng giấy bìa cứng khổ lớn để trẻ làm “nhà” của mình. Các khối gỗ không có các cạnh nhọn, những bộ quần áo cũ, những vật dụng mà trẻ có thể làm vật trưng trưng trong trò chơi của mình. Với hành động đơn giản này, phụ huynh đã tạo cho trẻ xây dựng nhiều hình ảnh tưởng tượng và biến đổi sinh động trò choi giả bộ của mình. • Bày tỏ sự đánh giá của mình với trẻ. Trẻ luôn muốn biết rằng cha mẹ có chấp nhận trò chơi tưởng tượng của chúng hay không? Vì thế, đừng ngần ngại nói cho trẻ nghe những suy nghĩ của bạn về trò chơi này, bạn đánh giá thế nào về óc sáng tạo của trẻ. Người lớn cần để ý đến kịch bản và cách diễn xuất của trẻ trong trò chơi, vì tất cả những biểu hiện của trẻ trong khi chơi cho ta thấy trẻ đã tiếp nhận được những gì từ cha mẹ, từ thế giới xung quanh. Cần dành một khoảng thời gian cùng chơi với bé: giúp bé xây dựng kịch bản, điều chỉnh những thông tin chưa chính xác trong kịch bản: cách xử sự, các tính huống cần mang tính giáo dục hơn - nhưng cần phải cẩn thận, nếu không bạn sẽ vô tình làm hỏng đời sống cảm xúc của trẻ. • Nhập vai. Nếu trẻ yêu cầu bạn trở thành một khách hang trong kịch bản “ Bán hàng tạp hóa” thì bạn nên vui vẻ nhận lời. Đây chính là cơ hội để bạn cùng chia sẻ trí tưởng tượng với trẻ. Không có một biếu hiện tán thành nào mà bạn dành cho trẻ tốt hơn việc trở thành một vai phụ trong trò chơi của chúng. Lúc này tránh những đóng góp của bạn về kịch bản sẽ được trẻ dễ dàng chấp nhận nhất. • Tránh can thiệp vào trò chơi của trẻ khi trẻ chưa yêu cầu. Đôi khi bạn thấy trẻ lẩm nhẩm điều gì đó hoặc “nói chuyện” với một người bạn không hiện hữu trước mặt chúng. Đừng vội vàng ngắt lời và tự nguyện “làm bạn” của bé lúc này. Một người bạn không có thật cũng không sao. Từ những “hoạt động giao tiếp” này kỹ năng ngôn ngữ của trẻ sẽ được phát triển kỹ năng xã hội. Trẻ tự mình xây dựng, xử lý những tình huống xã hội, đây chính là nền tảng vững chắc để trẻ tiếp nhận các mối quan hệ xã hội sau này và hình thành được tinh thần hợp tác trong cộng đồng của trẻ. ( Theo Thông tin khoa học giáo dục Mầm non)