Sự khác nhau giữa công ty và hộ kinh doanh

Công ty là gì?

Công ty là một tổ chức kinh tế liên kết giữa hai hay nhiều người (cá nhân hoặc pháp nhân) bằng một sự kiện pháp lý. Trong đó, các bên có sự thỏa thuận với nhau về việc sử dụng tài sản hay khả năng của họ nhằm tiến hành các hoạt động để thực hiện những mục tiêu chung.

Hiện nay, theo quy định của pháp luật thì công ty bao gồm có Công ty TNHH, Công ty Hợp danh và công ty cổ phần.

Hộ kinh doanh cá thể là gì?

Hộ kinh doanh được hiểu trên thực tế là một mô hình kinh doanh có quy mô cá nhân hoặc hộ gia đình, được thành lập dựa trên những điều kiện và trình tự, thủ tục được pháp luật quy định và hộ kinh doanh tự chịu trách nhiệm hoàn toàn với hoạt động kinh doanh của mình.

Ngoài ra, việc định nghĩa về hộ kinh doanh cá thể cũng được quy định trong các văn bản pháp luật.

Cụ thể, Điều 79, Nghị định 01/2019/NĐ-CP định nghĩa về hộ kinh doanh cá thể như sau:

“ Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ.”

Sự khác nhau giữa công ty và hộ kinh doanh

HỘ KINH DOANH

  • Thủ tục thành lập khá đơn giản, tránh được các thủ tục rườm rà;
  • Không phải khai thuế hằng tháng;
  • Chế độ chứng từ sổ sách kế toán đơn giản;
  • Quy mô gọn nhẹ, phù hợp với cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ;
  • Được áp dụng chế độ thuế khoán.
  • Mỗi hộ kinh doanh chỉ được sử dụng tối đa dưới 10 lao động;
  • Chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm mà không được mở thêm chi nhánh hay địa điểm kinh doanh tại địa chỉ khác;
  • Không có tư cách pháp nhân, không có con dấu pháp nhân;
  • Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của chủ hộ kinh doanh cá thể đối với hoạt động kinh doanh;
  • Muốn xuất hóa đơn cho khách hàng thì cần liên hệ Cơ quan thuế quản lý để mua hóa đơn cho hộ kinh doanh và số lượng hóa đơn bị hạn chế;
  • Tính chất hoạt động Hộ kinh doanh nhỏ lẻ có thể sẽ là nguyên nhân ít tạo được lòng tin cho khách hàng trong những lần đầu hợp tác.

Nên thành lập công ty, doanh nghiệp hay hộ kinh doanh cá thể?

Sự khác nhau giữa công ty và hộ kinh doanh

Nên thành lập công ty hay đăng ký hộ kinh doanh cá thể? Ưu, nhược điểm của mỗi loại hình như thế nào? Anpha sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời trong bài viết này.

Nội dung chính:

  • Quy định về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh cá thể
  • Ưu, nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp và hộ kinh doanh
  • Chuyển đổi qua lại giữa hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp
  • Một số câu hỏi thường gặp về công ty, hộ kinh doanh cá thể

QUY ĐỊNH VỀ ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP, ĐĂNG KÝ HỘ KINH DOANH CÁ THỂ

Đăng ký doanh nghiệp

Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh. Đăng ký doanh nghiệp được hiểu đơn giản là việc cá nhân, tổ chức đăng ký thành lập một trong những loại hình công ty với cơ quan đăng ký kinh doanh.

Các loại hình doanh nghiệp hiện nay gồm có: Công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân.

Cá nhân, tổ chức có nhu cầu kinh doanh với quy mô lớn, đa dạng ngành nghề thì nên thành lập công ty, doanh nghiệp. Hình thức kinh doanh này có nhiều ưu điểm như: Có tư cách pháp nhân (trừ doanh nghiệp tư nhân), không giới hạn số lượng lao động được sử dụng, được xuất hóa đơn VAT và dễ dàng huy động vốn từ các cá nhân, tổ chức khác.

Đăng ký hộ kinh doanh cá thể

Hộ kinh doanh cá thể là loại hình kinh doanh có quy mô nhỏ, đơn giản, dễ quản lý, phù hợp với những cá nhân hoặc hộ gia đình có nhu cầu kinh doanh nhỏ lẻ. Hình thức này không cần con dấu tròn pháp nhân cũng như không cần xuất hóa đơn giá trị gia tăng (VAT). Ví dụ: Mở cửa hàng tạp hóa; salon gội đầu, cắt tóc; cho thuê nhà ở; cửa hàng ăn uống…

Cá nhân, hộ gia đình có thể thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận/huyện.

ƯU, NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP VÀ HỘ KINH DOANH

Để biết nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh cá thể, chúng ta cần phải so sánh những ưu nhược điểm của 2 loại hình này. Tùy vào mô hình kinh doanh, mục tiêu phát triển và khả năng tài chính mà bạn nên chọn loại hình phù hợp.

Dưới đây là những ưu điểm của hộ kinh doanh so với các loại hình doanh nghiệp khác, cũng như tất cả nhược điểm được sắp xếp theo từng tiêu chí cụ thể.

TIÊU CHÍ

CÔNG TY, DOANH NGHIỆP

HỘ KINH DOANH CÁ THỂ

Thủ tục đăng ký

Phức tạp

Đơn giản

Tính pháp nhân

(Ngoại trừ doanh nghiệp tư nhân)

(Có giấy phép kinh doanh + dấu tròn)

Không

(Chỉ có giấy phép kinh doanh)

Trách nhiệm pháp lý

Chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn điều lệ đã đăng ký (trừ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn)

Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của hộ kinh doanh.

Xuất hóa đơn VAT

(Hóa đơn đỏ)

Được xuất hóa đơn VAT, được khấu trừ thuế GTGT

Không xuất hóa đơn VAT, không được khấu trừ thuế GTGT

(hạn chế đối tác mua bán)

Quy mô kinh doanh

- Quy mô kinh doanh lớn, dễ dàng huy động vốn và mở rộng hoạt động kinh doanh;

- Được quyền xuất, nhập khẩu.

- Quy mô kinh doanh nhỏ, nên dễ gặp khó khăn trong việc huy động vốn và mở rộng hoạt động kinh doanh;

- Không được xuất nhập khẩu.

Người đại diện theo pháp luật

Có thể có 1 hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật

Chỉ có 1 người đại diện là chủ hộ kinh doanh

Số lượng được phép đăng ký

1 người có thể đăng ký nhiều công ty

1 người chỉ đăng ký được 1 hộ kinh doanh cá thể

Địa chỉ đăng ký trụ sở

Một địa chỉ có thể đăng ký làm địa chỉ trụ sở chính cho nhiều công ty, doanh nghiệp

Một địa chỉ chỉ có thể đăng ký làm địa chỉ trụ sở chính cho duy nhất 1 hộ kinh doanh cá thể.

Phạm vi hoạt động

- Có thể mở chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh;

- Có thể phát triển mở rộng phạm vi hoạt động ra nước ngoài.

- Không được mở chi nhánh, văn phòng đại diện;

- Được phép hoạt động tại nhiều địa điểm ngoài trụ sở chính nhưng phải thông báo với cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường. Do đó, địa điểm kinh doanh cũng có nhiều hạn chế.

Ngành nghề kinh doanh

Không giới hạn số lượng ngành, nghề đăng ký kinh doanh

Giới hạn về số lượng ngành, nghề đăng ký kinh doanh(ví dụ: không được đăng ký ngành nghề xuất, nhập khẩu)

Đặt tên

Không trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên công ty khác trên phạm vi toàn quốc

Không trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên hộ kinh doanh khác trong phạm vi quận, huyện

Chế độ kế toán

- Phương pháp thuế khấu trừ;

- Thủ tục thuế tương đối phức tạp – cần có bộ phận kế toán;

- Phải nộp báo cáo thuế hàng quý, hàng năm.

- Thuế khoán cố định do cơ quan thuế quy định;

- Thủ tục thuế rất đơn giản – không cần kế toán;

- Không phải báo cáo thuế.

Nghĩa vụ thuế

Nhiều, phức tạp do doanh nghiệp phải đóng 4 loại thuế bao gồm: Thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân.

Ít và đơn giản hơn, hộ kinh doanh chỉ phải đóng 3 loại thuế là thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân.

Thủ tục giải thể

Hồ sơ, thủ tục giải thể phức tạp và kéo dài

Thủ tục giải thể đơn giản, nhanh chóng

=> Dựa trên các tiêu chí ở bảng trên, chúng ta có thể tóm gọn được những ưu và nhược điểm của loại hình công ty và hộ kinh doanh cá thể như sau:

► Công ty, doanh nghiệp:

  • Ưu điểm: Có tư cách pháp nhân (ngoại trừ doanh nghiệp tư nhân), quy mô kinh doanh rộng, không giới hạn số lượng lao động và ngành nghề kinh doanh, dễ dàng huy động vốn từ bên ngoài và mở rộng phạm vi sản xuất kinh doanh thông qua việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh. Chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty (trừ doanh nghiệp tư nhân), không phải lấy tài sản cá nhân để chịu trách nhiệm cho nghĩa vụ của công ty. Đặc biệt, đối với hoạt động bán hàng, doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu xuất hóa đơn giá trị gia tăng (hóa đơn đỏ) cho khách hàng và được khấu trừ 10% thuế giá trị gia tăng.
  • Nhược điểm: Chế độ kế toán phức tạp đòi hỏi phải đúng luật, đúng hạn, đúng chuẩn mực kế toán. Doanh nghiệp phải đóng nhiều loại thuế với mức thuế suất cao (ví dụ: doanh nghiệp phải đóng 20% thuế thu nhập doanh nghiệp nếu kinh doanh có lãi mỗi năm), phải thực hiện đúng và đầy đủ các chính sách cho người lao động như thai sản, bảo hiểm...

► Hộ kinh doanh cá thể:

  • Ưu điểm: Số lượng lao động ít dễ dàng quản lý, chế độ chứng từ sổ sách kế toán đơn giản, nộp thuế khoán ít phù hợp với cá nhân, hộ gia đình kinh doanh nhỏ lẻ, vốn ít.
  • Nhược điểm: Hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân, quy mô kinh doanh nhỏ nên không dễ huy động vốn hay mở rộng quy mô kinh doanh, chủ hộ kinh doanh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình, tính chất hoạt động manh mún, không xuất được hóa đơn giá trị gia tăng cho khách hàng nên hạn chế đối tác mua bán và không được khấu trừ tiền thuế như doanh nghiệp.

Như vậy, tùy thuộc vào quy mô, nhu cầu và khả năng tài chính, bạn có thể lựa chọn cho mình loại hình kinh doanh phù hợp. Nếu có định hướng phát triển và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh trong tương lai thì thành lập công ty, doanh nghiệp là sự lựa chọn tốt nhất. Còn nếu chỉ có nhu cầu kinh doanh với quy mô nhỏ, số vốn hạn chế, đơn giản, dễ quản lý thì thành lập hộ kinh doanh cá thể chính là mô hình kinh doanh phù hợp cho các cá nhân hoặc hộ gia đình.

Xem chi tiết: Ưu nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp

CHUYỂN ĐỔI QUA LẠI GIỮA HỘ KINH DOANH CÁ THỂ VÀ DOANH NGHIỆP

Dù nắm được những ưu điểm khi thành lập doanh nghiệp, thế nhưng vì khả năng tài chính hạn chế và kinh nghiệm còn non kém nên không ít người vẫn lựa chọn đăng ký hộ kinh doanh trong giai đoạn khởi nghiệp.

Vậy khi hộ kinh doanh có kết quả kinh doanh tốt, muốn mở rộng quy mô thì có thể chuyển thành công ty, doanh nghiệp không? Câu trả lời là : Bạn hoàn toàn có thể chuyển đổi từ hộ kinh doanh thành doanh nghiệp. Hơn nữa, đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh cá thể còn được hưởng nhiều chính sách ưu đãi về thuế, phí trong 3 năm đầu thành lập.

Xem chi tiết: Thủ tục chuyển đổi hộ kinh doanh cá thể thành doanh nghiệp

Thông qua những phân tích cụ thể về ưu điểm, nhược điểm của mỗi loại hình kinh doanh, Anpha đã giúp bạn giải đáp câu hỏi: "Nên thành lập công ty hay đăng ký hộ kinh doanh?”. Bạn có thể khảo thêm các thông tin chi tiết về 5 loại hình công ty, doanh nghiệp thường gặp ở Việt Nam để biết mình nên chọn loại hình doanh nghiệp nào, hoặc cách thức đăng ký hộ kinh doanh cá thể nếu quyết định hoạt động theo hình thức hộ kinh doanh.

Nếu bạn cần hỗ trợ chi tiết về hồ sơ, thủ tục thành lập công ty hoặc đăng ký hộ kinh doanh thì có thể liên hệ Anpha để được hỗ trợ. Anpha cũng cung cấp dịch vụ thành lập công ty và dịch vụ đăng ký hộ kinh doanh cá thể trọn gói dành cho những khách hàng bận rộn, với mức chi phí ưu đãi và cam kết không phát sinh. Liên hệ Anpha theo số 0938 268 123 (TPHCM) hoặc 0984 477 711 (Hà Nội) để được tư vấn chi tiết về dịch vụ.

Tham khảo:
Dịch vụ thành lập công ty, doanh nghiệp

Dịch vụ đăng ký hộ kinh doanh cá thể

MỘT SỐ CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ CÔNG TY, HỘ KINH DOANH CÁ THỂ

Câu 1. Hộ kinh doanh cá thể là gì?

Hộ kinh doanh cá thể là loại hình kinh doanh đơn giản, có quy mô nhỏ, do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ.

Câu 2. Thành lập hộ kinh doanh cá thể hay doanh nghiệp có lợi hơn?

Tùy thuộc vào quy mô, nhu cầu và khả năng tài chính, bạn có thể lựa chọn cho mình loại hình kinh doanh phù hợp. Nếu có định hướng phát triển và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh trong tương lai thì thành lập công ty, doanh nghiệp là sự lựa chọn tốt nhất. Còn nếu chỉ có nhu cầu kinh doanh với quy mô nhỏ, số vốn hạn chế, đơn giản, dễ quản lý thì thành lập hộ kinh doanh cá thể chính là mô hình kinh doanh phù hợp cho các cá nhân hoặc hộ gia đình.

Câu 3. Ưu, nhược điểm của hộ kinh doanh cá thể là gì?

- Ưu điểm: Số lượng lao động ít dễ dàng quản lý, chế độ chứng từ sổ sách kế toán đơn giản, nộp thuế khoán ít phù hợp với cá nhân, hộ gia đình kinh doanh nhỏ lẻ, vốn ít.

- Nhược điểm: Không có tư cách pháp nhân, quy mô kinh doanh nhỏ nên không dễ huy động vốn hay mở rộng quy mô kinh doanh, chủ hộ kinh doanh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình, tính chất hoạt động manh mún, không xuất được hóa đơn giá trị gia tăng cho khách hàng.

Câu 4. Ưu, nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp là gì?

- Ưu điểm: Có tư cách pháp nhân (ngoại trừ doanh nghiệp tư nhân), không giới hạn số lượng lao động và ngành nghề kinh doanh, xuất được hóa đơn giá trị gia tăng (hóa đơn đỏ) dễ dàng huy động vốn từ bên ngoài và mở rộng phạm vi sản xuất kinh doanh. Chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty, không phải lấy tài sản cá nhân để chịu trách nhiệm cho nghĩa vụ của công ty (trừ doanh nghiệp tư nhân).

- Nhược điểm: Chế độ kế toán phức tạp, doanh nghiệp phải đóng nhiều loại thuế với mức thuế suất cao, phải thực hiện đúng và đầy đủ các chính sách cho người lao động như thai sản, bảo hiểm...

Câu 5. Hộ kinh doanh có xuất hóa đơn đỏ được không?

Không. Chỉ công ty, doanh nghiệp mới mới có quyền xuất hóa đơn đỏ (hóa đơn giá trị gia tăng) cho khách hàng.

Gọi cho chúng tôi theo số 0938 268 123 (TP.HCM) hoặc 0984 477 711 (Hà Nội) để được hỗ trợ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Sự khác nhau giữa công ty và hộ kinh doanh

Dịch vụ thành lập công ty, doanh nghiệp Giá Rẻ -【 250.000đ 】

Sự khác nhau giữa công ty và hộ kinh doanh

Dịch vụ đăng ký giấy phép Hộ Kinh Doanh Cá Thể - 1.500.000đ

Sự khác nhau giữa công ty và hộ kinh doanh

Thuế là gì? Thuế doanh nghiệp phải nộp sau thành lập công ty

Sự khác nhau giữa công ty và hộ kinh doanh

So Sánh Các Loại Hình Công Ty Theo Luật Doanh Nghiệp 2020

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

5.0

8 đánh giá
Chọn đánh giá
Gửi đánh giá
  • Quay lại
  • Xem tiếp

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

Viết nội dung câu hỏi...
SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH
XEM THÊM HỎI ĐÁP

So sánh hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp tư nhân?

Hiện nay, việc lựa chọn loại hình kinh doanh là một trong những vấn đề nan giải của nhà đầu tư bởi nhiều lý do chủ quan và khách quan khác nhau. Vậy, các loại hình kinh doanh khác nhau như thế nào? Ưu điểm và nhược điểm đối với các loại hình kinh doanh được thể hiện như thế nào? Nhà đầu tư nên lựa chọn mô hình nào khi thành lập doanh nghiệp?

1. Luật sư tư vấn về thành lập doanh nghiệp

Quyết định thành lập doanh nghiệp là một quyết định quan trọng đối với bất kỳ nhà đầu tư nào, đặc biệt đối với những người mới lần đầu bước vào sự nghiệp doanh nhân đang gặp khó khăn các vấn đề liên quan đến thành lập doanh nghiệp. Để khuyến khích các nhà đầu tư gia nhập vào thị trường, các thủ tục liên quan đến thành lập doanh nghiệp hiện nay đơn giản và gọn gàng hơn nhiều so với những năm trước đây nên những năm gần đây có nhiều doanh nghiệp thành lập và đi vào hoạt động. Tuy nhiên, hiện nay, có nhiều quy định về thành lập chưa được nhà đầu tư cập nhập làm ảnh hưởng đến quá trình thành lập doanh nghiệp hay sự phù hợp giữa loại hình kinh doanh và tình hình kinh doanh thực tế.

Trường hợp bạn gặp vướng mắc trong việc lựa chọn loại hình kinh doanhthì bạn có thể liên hệ đến Luật Minh Gia bằng hình thức gửi câu hỏi qua email hoặc gọiHotline:1900.6169để được chúng tôi hỗ trợ về việc lựa chọn loại hình kinh doanh, các thủ tục pháp lý thành lập doanh nghiệp phù hợp.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống chúng tôi tư vấn sau đây để có thêm kiến thức về quy định pháp luật về các loại hình kinh doanh.

2. Tư vấn một số loại hình kinh doanh. So sánh hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp tư nhân.

Sự khác nhau giữa công ty và hộ kinh doanh

Sự khác biệt giữa hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân là:

1. Chủ thể

- Doanh nghiệp tư nhân: do một cá nhân làm chủ góp toàn bộ vốn, tự chịu toàn bộ lợi ích, trách nhiệm. Điều kiện làm chủ của doanh nghiệp tư nhân là công dân Việt Nam trên 18 tuổi, có thể là người nước ngoài nhưng phải thỏa mãn các điều kiện về hành vi thương mại do pháp luật đất nước đó quy định.

- Hộ kinh doanh: do cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm, một hộ gia đình làm chủ, cùng nhau quản lý, phát triển mô hình và cùng chịu trách nhiệm về hoạt động của mình.

2. Quy mô kinh doanh

- Doanh nghiệp tư nhân

+ Lớn hơn

+ Không giới hạn quy mô, vốn, địa điểm kinh doanh

+ Không được phép xuất khẩu, nhập khẩu

- Hộ kinh doanh

+ Nhỏ hơn

+ Kinh doanh buôn bán phải lựa chọn một địa điểm cố định để đăng ký kinh doanh, có thể là nới đăng ký hộ khẩu thường trú, nơi tạm trú hoặc địa điểm thường xuyên kinh doanh nhất.

+ Nếu buôn bán lưu động, kinh doanh ngoài địa điểm kinh doanh phải thông báo cho cơ quan thuế, quản lý kinh doanh…

+ Không được phép xuất khẩu, nhập khẩu.

3. Lượng nhân công

- Doanh nghiệp tư nhân: không hạn chế

- Hộ kinh doanh: giới hạn nhân công 10 người

4. Điều kiện kinh doanh

- Doanh nghiệp tư nhân: buộc phải đăng kí kinh doanh, phải đăng kí kinh doanh ở cấp tính để được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, phải có con dấu trong quản lý được cơ quan công an cấp

- Hộ kinh doanh:chỉ trong một sô trường hợp nhất đinh, đăng ký kinh doanh ở cơ quan cấp huyện và không có con dấu.

5. Ưu điểm

- Doanh nghiệp tư nhân: một chủ đầu tư, thuận lợi trong việc quyết định các vấn đề của doanh nghiệp, dễ dang vay vốn do chế độ chịu trách nhiệm của mình.

- Hộ kinh doanh: quy mô gọn nhẹ, chế độ chứng từ sổ sách kế toán đơn giản, phù hợp với cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ.

6. Nhược điểm

- Doanh nghiệp tư nhân: không có tư cách pháp nhân, chủ doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản của Chủ doanh nghiệp.

- Hộ kinh doanh: không có tư cách pháp nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của chủ hộ, tính chất hoạt động manh mún.

Dịch vụ luật sư Luật Minh Gia cung cấp trong lĩnh vực Doanh nghiệp:

+ Tư vấn, hướng dẫn các quy định pháp luật liên quan đến Doanh nghiệp, Kinh doanh - Thương mại…

+ Tư vấn cơ cấu tổ chức và xây dựng hồ sơ nội bộ doanh nghiệp (Xây dựng quy chế, Nội quy doanh nghiệp, Quản trị nội bộ, Tiền lương, Sổ cổ đông, Sổ thành viên, Điều lệ, Hợp đồng lao động …);

+ Tư vấn quy định pháp luật Doanh nghiệp và thủ tục thành lập doanh nghiệp; Thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh; Thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chia tách, sáp nhập, thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh; Tư vấn tạm ngừng hoạt động kinh doanh, giải thể doanh nghiệp:

+ Tư vấn pháp luật thường xuyên cho doanh nghiệp: Cung cấp văn bản pháp luật liên quan đến doanh nghiệp, Review hợp đồng, tư vấn pháp luật về Lao động, bảo hiểm, tiền lương, tư vấn các quy định pháp luật liên quan đến quá trình, mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp.

+ Tư vấn quy định pháp luật và cung cấp các dịch vụ tư vấn có liên quan đến quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước bao gồm giải quyết các vấn đề về lao động, tài chính, điều lệ công ty cổ phần và các trình tự thực hiện cổ phần hoá;

+ Tư vấn và hướng dẫn tổ chức cuộc họp hội đồng quản trị, đại hội đồng cổ đông hội đồng cổ đông, hội đồng thành viên…;

------------

Tham khảo tình huống luật sư tư vấn pháp luật Doanh nghiệp qua tổng đài: 1900.6169như sau:

Câu hỏi -Điều kiện để thành lập trung tâm dạy đàn

Kính chào anh chị luật sư ! Em có những điều chưa hiểu biết về luật Kinh doanh nên em nhờ anh chị tư vấn giúp em hiểu rõ hơn ạ ! Hiện nay em có học đàn Organ chuyên đi phục vụ nhạc sống cho đám: cưới, hỏi, sinh nhật và liên hoan........ Và em có nguyện vọng mong muốn mình mở ra một cơ sở nhỏ để dạy nghề lại cho mọi người yêu thích âm nhạc như em. Như vậy em cần những điều kiện gì để mở một cơ sở dạy nghề ? Xin anh chị Luật sư tư vấn giúp cho em. Em chân thành cám ơn !

Trả lời: Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty Luật Minh Gia, với câu hỏi của bạn chúng tôi tư vấn như sau

Để có thể thực hiện hoạt động dạy nhạc cho mọi người thì bạn cần phải đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, giáo viên, giáo trình tài liệu. Cụ thể bao gồm những điều kiện quy định tại Thông tư04/2014/TT- BGDĐT như sau

"Điều 4. Cơ sở vật chất

1. Có phòng học, phòng chức năng có đủ ánh sáng, đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh trường học theo quy định.

2. Thiết bị dạy học phải bảo đảm an toàn, phù hợp với nội dung dạy học, hoạt động và tâm lý lứa tuổi người học.

Điều 5. Giáo viên, báo cáo viên, huấn luyện viên

1. Có đủ điều kiện về sức khoẻ.

2. Có phẩm chất đạo đức tốt; không trong thời gian bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

3. Có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm; am hiểu các lĩnh vực kỹ năng sống hoặc hoạt động giáo dục có liên quan.

Điều 6. Giáo trình, tài liệu

Có đủ giáo trình, tài liệu do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành hoặc phê duyệt. Nếu giáo trình, tài liệu tự lựa chọn hoặc tự xây dựng thì phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động hoặc cơ quan xác nhận đăng ký hoạt động theo quy định tại Điều 7, Điều 8 của Quy định này chấp thuận; đảm bảo yêu cầu, có nội dung phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam, không trái với các quy định của pháp luật."

Khi đã đảm bảo các điều kiện trên, bạn cần làm thủ tục đăng ký doanh nghiệp với ngành nghề kinh doanh phù hợp. Sau đó, bạn nộp hồ sơ đề nghị cấp phép hoạt động đếnSở giáo dục và đào tạo để được cấp Giấy phép hoạt động. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép hoạt động bao gồm:

- Tờ trình đề nghị cấp phép hoạt động giáo dục kỹ năng sống, hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa. Nội dung tờ trình nêu rõ: mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung đào tạo, bồi dưỡng; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm, tổ chức bộ máy, tài chính và các nguồn lực khác; cam kết đảm bảo an ninh, trật tự, vệ sinh môi trườngCắt, thực hiện nghiêm túc quy định của các cấp quản lý nơi tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa;

- Giấy phép đăng ký kinh doanh;

- Danh sách, lý lịch trích ngang kèm theo các minh chứng hợp lệ về ban lãnh đạo, các giáo viên, huấn luyện viên, báo cáo viên (ghi rõ họ tên, trình độ học vấn, chức vụ, nghề nghiệp, năng lực sư phạm và am hiểu các lĩnh vực kỹ năng sống hoặc hoạt động giáo dục có liên quan) tham gia tổ chức và thực hiện các hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa;

- Kế hoạch hoạt động, giáo trình, tài liệu giảng dạy, huấn luyện.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn liên quan đến điều kiện thành lập trung tâm dạy đàn.

Khác nhau giữa hộ kinh doanh và công ty

Luật doanh nghiệp quy định chủ thể có thể thực hiện kinh doanh dưới nhiều hình thức và lựa chọn những loại hình kinh doanh khác nhau tùy thuộc và nhu cầu kinh doanh. Vì thế lựa chọn loại hình kinh doanh cũng là vấn đề mà các chủ thể kinh doanh rất quan tâm. Bài viết sau đây, Luật Bistax sẽ giúp quý khách hàng nhận biết về sự khác nhau giữa hộ kinh doanh và công ty, để quý khách hàng có sự lựa chọn phù hợp nhất khi quyết định loại hình kinh doanh.

Căn cứ pháp lý:

  • Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 ban hành ngày 17/06/2020 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021;
  • Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp ban hành ngày 04/01/2021 có hiệu lực thi hành 04/01/2021.

Nội dung bài viết:

  • 1. Khái niệm pháp lý của hộ kinh doanh và công ty
    • Hộ kinh doanh là gì?
    • Công ty là gì?
  • 2. Sự khác nhau giữa hộ kinh doanh và công ty
    • Khác nhau giữa hộ kinh doanh và công ty
    • 2.1. Quy mô kinh doanh
    • 2.2. Số lượng lao động
    • 2.3. Điều kiện kinh doanh
    • 2.4. Người đại diện pháp luật
    • 2.5. Số lượng được đăng ký
    • 2.6. Chế độ trách nhiệm
  • 3. Ưu và nhược điểm giữa hộ kinh doanh và công ty
    • 3.1. Ưu và nhược điểm của công ty
    • 3.2. Ưu và nhược điểm của hộ kinh doanh cá thể
  • 4. Dịch vụ làm thủ tục thành lập và tư vấn doanh nghiệp tại Bistax

Phân biệt mô hình công ty và hộ kinh doanh?

Thành lập công ty hay hộ kinh doanh, mô hình nào có lợi hơn là câu hỏi của nhiều người khi đi vào khởi nghiệp. Hãy cùng phân biệt hai mô hình này để lựa chọn phù hợp với dự định kinh doanh của bạn

Phân biệt mô hình công ty và hộ kinh doanh?