Tác động của COVID-19 đến thị trường chứng khoán Việt Nam

Kính thưa Quý độc giả,

Năm 2020 có thể coi là một năm khó khăn, thị trường tài chính quốc tế nói chung và thị trường chứng khoán (TTCK) thế giới nói riêng phải đối mặt với tình trạng tăng trưởng âm diễn ra ở hầu hết các nền kinh tế do tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19. Để giảm thiểu tác động của đại dịch COVID-19, các nước đã buộc phải áp dụng chính sách tài khóa và tiền tệ nới lỏng thông qua các gói hỗ trợ tài chính lên tới hàng nghìn tỷ USD và biện pháp cắt giảm lãi suất của hầu hết các ngân hàng trung ương các nước. Đây là những nhân tố tác động trực tiếp đến dòng vốn quốc tế và TTCK năm 2020. Tại Việt Nam, nhiều biện pháp hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, kích thích tiêu dùng như giảm, giãn thuế thu nhập doanh nghiệp; miễn giảm phí, giá dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán; cung cấp các khoản trợ cấp cho cá nhân, hộ gia đình, đẩy mạnh các chương trình đầu tư công và cắt giảm lãi suất của Chính phủ đã từng bước phát huy hiệu quả, giúp kinh tế phục hồi và thu hút các dòng vốn đầu tư vào TTCK, giúp thị trường ổn định và tăng trưởng cả về quy mô và tính thanh khoản. Tại ngày 31/12/2020, chỉ số VN-Index đạt 1103,87 điểm, tăng 14,9% so với cuối năm 2019. Thị trường cổ phiếu hiện có 1.665 mã cổ phiếu, chứng chỉ quỹ niêm yết/đăng ký giao dịch (ĐKGD) với quy mô niêm yết, ĐKGD đạt gần 1.514 nghìn tỷ đồng, tăng 8% với cuối năm 2019. Vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt gần 5.294 nghìn tỷ đồng, tăng 20,8% so với cuối năm 2019, tương đương 84,1% GDP 2020. Thị trường trái phiếu có 477 mã trái phiếu niêm yết (trong đó có 454 mã trái phiếu chính phủ và 23 mã trái phiếu doanh nghiệp) với giá trị niêm yết đạt 1.388 nghìn tỷ đồng, tăng 16,8% so với năm 2019 tương đương 23% GDP. Tổng mức huy động qua phát hành riêng lẻ trái phiếu doanh nghiệp tăng tương đối mạnh, đạt 429.000 tỷ đồng. Thị trường cổ phiếu, giá trị giao dịch bình quân năm 2020 đạt trên 7.420 tỷ đồng/phiên, tăng 59,3% so với bình quân năm 2019; thanh khoản thị trường trái phiếu tiếp tục tăng trưởng mạnh bình quân đạt 10.393 tỷ đồng/phiên, tăng 13% so với năm 2019.
Những kết quả của thị trường trên đây có sự đóng góp không nhỏ của VSD với vai trò là tổ chức hạ tầng duy nhất cung cấp dịch vụ đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán cho các chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch, chứng khoán phái sinh trên Sở Giao dịch Chứng khoán (SGDCK) và chứng khoán của công ty đại chúng khác; các dịch vụ liên quan đến hỗ trợ giao dịch chứng khoán phù hợp với quy định của pháp luật. Đặc biệt, mặc dù quy mô thị trường và khối lượng thanh toán giao dịch chứng khoán đều tăng, song các giao dịch đều đã được VSD phối hợp với hai SGDCK thanh toán đúng hạn, an toàn, đảm bảo cho thị trường vận hành thông suốt trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến vô cùng phức tạp và một số TTCK lớn của thế giới như Mỹ phải 3 lần kích hoạt cơ chế ngừng giao dịch. Đây là những thành tích rất đáng ghi nhận của VSD trong năm qua. Theo đó, VSD đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, thể hiện qua các con số sau: Tính đến hết ngày 31/12/2020, đã có hơn 8 tỷ chứng khoán đăng ký mới trong năm 2020, tăng 168% so với năm 2019, nâng tổng số chứng khoán đăng ký tại VSD lên 178 tỷ chứng khoán; đã có 14,9 tỷ chứng khoán lưu ký mới trong năm 2020, tăng 31,8% so với năm 2019, nâng tổng số dư chứng khoán lưu ký tại VSD lên 100 tỷ chứng khoán (chiếm hơn 56% tổng số chứng khoán đăng ký); tổng số tài khoản lưu ký tại VSD là 2,7 triệu tài khoản, tăng 17% so với năm 2019, số lượng tài khoản đăng ký trên hệ thống bù trừ thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh là 171.973 tài khoản, tăng 89% so với năm 2019; tổng giá trị thanh toán toàn thị trường trong năm 2020 đạt 4,2 triệu tỷ đồng, tăng 24% so với năm 2019. Đây là những kết quả hết sức ấn tượng thể hiện những nỗ lực rất đáng ghi nhận của VSD trong năm 2020, năm mà nền kinh tế thế giới, kinh tế trong nước gặp rất nhiều khó khăn và thách thức. Với nỗ lực đồng hành và sát cánh cùng thị trường, VSD đã góp phần không nhỏ giúp TTCK nói riêng và thị trường tài chính Việt Nam nói chung vượt qua một trong những giai đoạn khó khăn nhất, đạt mức hồi phục trên cả kỳ vọng.

Bước sang năm 2021, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tiếp tục chịu nhiều tác động đa chiều từ bối cảnh kinh tế quốc tế và trong nước, nhưng theo dự báo thị trường sẽ vẫn giữ được đà tăng trưởng của năm 2020. Bên cạnh tác động tiêu cực của dịch bệnh, xu hướng dịch chuyển dòng vốn quốc tế từ kênh tín dụng ngân hàng -nơi có lợi suất thấp- sang các kênh đầu tư khác như chứng khoán và các tài sản có giá trị bao gồm vàng, bất động sản do tác động của chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa nới lỏng thông qua cắt giảm lãi suất và các gói hỗ trợ tài chính lớn của hầu hết các nước trên thế giới trong năm 2020 đã và đang được xem là những nhân tố tích cực hỗ trợ sự phát triển của thị trường chứng khoán thế giới nói chung, trong đó có thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2021- đặc biệt khi Việt Nam tiếp tục được các tổ chức quốc tế đánh giá là điểm sáng để đầu tư của khu vực  và là  một trong số rất ít nước khống chế được dịch Covid, đạt tăng trưởng dương trong năm 2020. Trong tháng 12 năm 2020, Việt Nam chính thức trở thành thị trường có tỷ trọng lớn nhất trong rổ các thị trường cận biên trong hệ thống phân loại của MSCI sau khi Kuwait chính thức được nâng hạng từ thị trường cận biên sang thị trường mới nổi. Như vậy, việc dòng vốn nước ngoài có khả năng quay trở lại vào năm 2021 với tỷ trọng cao hơn cho Việt Nam trong chỉ số MSCI FM sẽ là yếu tố hỗ trợ mạnh cho thị trường chứng khoán trong năm 2021. Bên cạnh đó, trên nền những thành công mà thị trường chứng khoán Việt Nam đã đạt được trong năm 2020, đồng thời khi Luật Chứng khoán, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp sửa đổi có hiệu lực, hệ thống công nghệ thông tin mới của toàn thị trường được triển khai sẽ tạo nền tảng pháp lý và công nghệ mới giúp nâng tầm thị trường, thúc đẩy tính minh bạch và hiệu quả của các thành viên thị trường.


Riêng đối với VSD, năm 2021 là năm vô cùng đặc biệt – năm đánh dấu chặng đường 15 năm đi vào hoạt động của VSD và 25 năm không ngừng lớn mạnh của ngành chứng khoán Việt Nam. Trong bối cảnh đó, bước sang năm 2021, VSD chủ trương bám sát phương châm “kế thừa nền tảng, tiếp nối thành công” triển khai thực hiện chuyển đổi thành Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, nâng cao tiềm lực tài chính tăng cường vị thế của VSD trong khu vực và trên thế giới, đặt dấu ấn cho bước chuyển mình lịch sử trên chặng đường phát triển của VSD, góp phần quan trọng để thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển bền vững và mạnh mẽ. Qua đây, thay mặt tập thể Lãnh đạo và cán bộ chuyên viên của VSD tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, tin tưởng, sự chỉ đạo sát sao và hợp tác chặt chẽ của cơ quan quản lý, thành viên thị trường, các tổ chức phát hành và công chúng đầu tư đã dành cho VSD trong thời gian qua và trên chặng đường sắp tới./.

Nông Thị Quỳnh Thư, Hoàng Quỳnh Anh, Ngô Thu Hiền, Kiều Thị Thảo, Nguyễn Trà My
Sinh viên K57 Tài chính quốc tế – Khoa Tài chính ngân hàng
Trường Đại học Ngoại Thương, Hà Nội, Việt Nam
Kim Hương Trang
Giảng viên bộ môn Tài chính quốc tế – Khoa Tài chính ngân hàng
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Abstract The objective of this research paper is to assess the impact of the COVID-19 pandemic on sectors of the Vietnamese stock market through variables: exchange rate, oil price, gold price, market capitalization, number COVID-19 cases and recoveries in the period from March 2020 to March 2021. Using ARDL and VECM models, the research results show the short-term and long-term effects of macro factors such as exchange rate, oil price, gold price, and variables representing the impact of the COVID-19 pandemic such as the number of new cases, the number of recoveries or the number of deaths to the Vietnamese stock market. Based on the results, the authors recommend policies to promptly control and protect the Vietnamese stock market against unusually volatile events such as the COVID-19 pandemic, and at the same time help investors identify understand the volatility trend of Vietnam’s stock market and make the right investment decision.

Keywords: COVID-19; Stock Market; Industry Index; Impact; Vietnam; ARDL Model.

Tóm tắt Mục đích của bài nghiên cứu là đánh giá tác động của đại dịch COVID-19 đến các ngành trên TTCK Việt Nam thông qua các biến số: tỷ giá hối đoái, giá dầu, giá vàng, vốn hoá thị trường, số ca nhiễm và số ca hồi phục COVID-19 trong giai đoạn từ tháng 3/2020 đến đến tháng 3/2021. Sử dụng mô hình ARDL và VECM kết quả nghiên cứu lần lượt cho thấy ảnh hưởng ngắn hạn và dài hạn của các yếu tố vĩ mô như tỷ giá, giá dầu, giá vàng và các biến đại diện cho tác động của đại dịch COVID-19 như số ca mắc mới, số ca hồi phục hay số ca tử vong đến TTCK Việt Nam. Từ đó, tác giả kiến nghị những chính sách nhằm kịp thời kiểm soát và bảo vệ TTCK Việt Nam trước những sự kiện biến động bất thường như đại dịch COVID-19, đồng thời giúp nhà đầu tư nhận định được xu hướng biến động của TTCK Việt Nam và đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn.

Từ khóa: COVID-19; TTCK; Chỉ số ngành; Tác động; Việt Nam; ARDL

Tác động của COVID-19 đến thị trường chứng khoán Việt Nam

257 downloads

Trước diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường của dịch bệnh Covid-19, chứng khoán quốc tế vẫn duy trì những phiên giao dịch tiêu cực. Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng không phải ngoại lệ.

Tuần giao dịch vừa qua, chỉ số VN-Index tiếp tục để mất hơn 52 điểm, tương ứng giảm 6,8% và rơi xuống mức thấp nhất trong hơn 3 năm khi xuyên thủng ngưỡng 710 điểm. Trong phiên sáng đầu tuần ngày 23/3/2020, áp lực bán ồ ạt diễn ra trên diện rộng khiến hàng trăm mã giảm điểm, trong đó có gần 100 mã giảm sàn, khiến chỉ số VN-Index bốc hơi hơn 40 điểm và thủng mốc 670 điểm... Thị trường chứng khoán được dự báo vẫn chịu những tác động nhất định nếu dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp.

Tuy nhiên, nhìn theo hướng tích cực, nhiều chuyên gia kinh tế lại cho rằng, thị trường chứng khoán trong bối cảnh hiện nay lại mở ra nhiều cơ hội cho nhà đầu tư dài hạn. PGS.TS Phạm Văn Hùng - Trưởng Khoa Đầu tư, Đại học Kinh tế Quốc dân nhận định, với các nhà đầu tư dài hạn, thị trường chứng khoán hiện nay là cơ hội tốt khi giá CP đã giảm mạnh, xoay quanh giá trị thực. Do đó, nhà đầu tư có thể xem xét giải ngân tỷ trọng nhỏ (20 - 30% giá trị danh mục đầu tư dài hạn) khi thị trường về sát vùng hỗ trợ 700 điểm.

Theo PGS.TS Phạm Văn Hùng, nhà đầu tư nên ưu tiên đầu tư vào các doanh nghiệp thuộc các ngành ít bị tác động của dịch Covid-19 như ngành công nghệ, tiêu dùng thiết yếu, phân bón, các nhóm ngành xuất khẩu mà Việt Nam tự chủ được nguồn cung nguyên liệu và được kỳ vọng phục hồi mạnh khi dịch Covid-19 qua đi như ngành thủy sản.

Cùng chung quan điểm trên, ông Phan Tấn Nhật - Trưởng nhóm Phân tích Công ty Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh cho rằng, nhà đầu tư không nên quá sợ hãi, bán tháo mà cần chọn lọc các cơ hội đầu tư dưới giá trị cho tầm nhìn dài hạn vài năm khi rất nhiều cơ hội đầu tư dưới giá trị đã và đang xuất hiện.

Theo chuyên gia chứng khoán Nguyễn Hữu Bình, trên thế giới, nhiều nhà đầu tư gạo cội như Warrent Buffett hay Jim Rogers đều tận dụng các nhịp giảm mạnh của thị trường để mua vào. Tất nhiên, không ít doanh nghiệp bị tác động bởi dịch có thể không thể phục hồi. Do đó, nhà đầu tư cần tập trung lựa chọn cổ phiếu của các doanh nghiệp lớn, có tiềm lực tài chính và thị phần lớn. Các doanh nghiệp này sẽ có đủ tiềm lực để sống cùng dịch và khi dịch qua đi, họ mới chính là những doanh nghiệp có cơ cơ hội bán hàng mạnh mẽ nhất và phát triển nhất.

Ông Huỳnh Minh Tuấn - Giám đốc Môi giới CTCP Chứng khoán Mirae Asset khuyến nghị, việc cần làm hiện tại của nhà đầu tư là rà soát lại danh mục và chiến lược hiện tại, nếu ở mức đòn bẩy quá cao cần điều chỉnh, chi tiết hơn nên xem danh mục có thuộc những nhóm ngành ảnh hưởng nghiêm trọng và trực tiếp hay không; rà soát lại nguồn lực để có thể bổ sung vốn bình quân hoặc thay đổi chiến lược từ ngắn hạn sang dài hạn để chờ đợi sự phục hồi tổng thể của vĩ mô và ngành.

Dựa trên lịch sử các đợt dịch bệnh và phản ứng của thị trường chứng khoán, Ông Tuấn cho biết thêm, thường sau mỗi đợt dịch, thị trường luôn phục hồi cao hơn nhờ sự gia tăng sản xuất, các chính sách hỗ trợ từ Chính phủ để phục hồi trạng thái bình thường của nền kinh tế, bên cạnh đó là các dịch vụ và sản phẩm sáng tạo thích nghi ra đời… Ông Tuấn tin tưởng: "Sau cơn mưa trời lại sáng".

Dự báo về thị trường chứng khoán trong thời gian tới, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, cho rằng nếu dịch bệnh được kiểm soát tốt thì trong thời gian ngắn tới, thị trường chứng khoán toàn cầu và thị trường chứng khoán Việt Nam cũng sẽ hồi phục trở lại.

Trước những ảnh hưởng bất lợi từ dịch bệnh Covid-19 đối với thị trường chứng khoán, mới đây, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 14/2020/TT-BTC ngày 18/3/2020 sửa đổi Thông tư số 127/2018/TT-BTC ngày 27/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định giá dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán áp dụng tại sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD), trong đó có quy định việc giảm giá 15 loại dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán và được áp dụng kể từ ngày 19/3 - 31/8/2020.

Để tạo hiệu ứng lan tỏa cho thị trường, Thông tư 14/2020/TT-BTC cũng quy định các tổ chức cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán (công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại) trên cơ sở mức giảm giá dịch vụ tại sở giao dịch chứng khoán và VSD, thực hiện ngay việc giảm giá dịch vụ tương ứng tại đơn vị mình để hỗ trợ các tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, phù hợp với thực tế cung ứng dịch vụ, quy định của pháp luật về giá và pháp luật có liên quan.

Việc điều chỉnh giá dịch vụ chứng khoán là một trong các giải pháp kịp thời tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ thị trường. Cùng với nỗ lực quyết tâm của Nhà nước, sự hợp sức, đoàn kết của người dân trong việc phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và nội lực của Việt Nam, các chuyên gia đều kỳ vọng nền kinh tế nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng sẽ ổn định tăng trưởng khả quan trở lại.

Theo T.Huyen

Nguồn: tapchitaichinh.vn >> Xem thêm tại đây