Tại sao lại nộp đơn vào công ty

Vì sao bạn ứng tuyển vào vị trí này? Hoặc

Vì sao bạn ứng tuyển vào công ty chúng tôi?

Đây là câu hỏi phỏng vấn khá phổ biến, UV rất hay được hỏi câu này trong các buổi phỏng vấn tìm việc

 Câu trả lời thường thấy, đại ý là:

  • Tôi muốn được học hỏi và phát triển nhiều hơn và tôi thấy vị trí này rất phù hợp với kinh nghiệm của tôi trước đây
  • Tôi thích sản phẩm/ngành nghề của công ty anh/chị và tôi muốn được phát triển trong lĩnh vực/ngành nghề này
  • Tôi có tìm hiểu và được biết công ty anh/chị có môi trường làm việc chuyên nghiệp và nhiều cơ hội phát triển (Các bạn trẻ hay trả lời theo hướng này)

Vậy câu trả lời như thế nào là phù hợp nhất? Mình xin chia sẻ góc nhìn cá nhân ở 2 phương diện:

1️⃣ Ứng viên - Người trả lời phỏng vấn

Khi nhận được bất kỳ câu hỏi nào trong buổi phỏng vấn, mình nên suy nghĩ thật kỹ trước khi trả lời: Người hỏi mình mong muốn điều điều? Muốn lắng nghe hay nhân định điều gì khi họ đặt câu hỏi này? Mục đích/ý nghĩa của câu hỏi này là gì,…bạn có thể xin phép người hỏi cho mình thời gian suy nghĩ (Miễn đừng quá lâu) và không ai ép chúng ta phải trả lời ngay.

Vậy nghĩ xem Nhà TD mong đợi điều gì từ câu hỏi này, có thể là:

  • Thử thách độ tự tin của UV
  • Muốn thấy được UV có “biết mình biết ta”
  • Muốn biết UV có thực sự tìm hiểu kỹ về công việc, công ty khi ứng tuyển hay chưa
  • Muốn biết UV tìm kiếm điều gì ở công việc mới để liệu rằng công việc chỗ mình đang tuyển có phù hợp với điều mà UV tìm kiếm

Để chia sẻ đầy đủ các ý trên có thể xem xét hướng trả lời sau:

  • Bạn phải đảm bảo rằng bạn đã tìm hiểu tường tận về công việc mà mình đang ứng tuyển, nếu chưa rõ, bạn có thể xin phép nhà TD được hỏi vài câu để hiểu hơn về công việc, công ty, team,… trước khi trả lời câu hỏi này
  • Chia sẻ để nhà TD thấy được (Cũng là những điều mà UV cần tìm hiểu ở trên)

 Nhà TD/Người đang PV mình mong muốn người phụ trách vị trí này vào sẽ giải quyết vấn đề gì cho họ, cho team của họ

 Để giải quyết được vấn đề trên thì vị trí này cần làm cụ thể những công việc gì

 Để làm được những công việc đó thì cần những kinh nghiệm, kỹ năng, kiến thức gì

 Để có thể làm việc hiệu quả với người sếp đó hay với team đó thì cần thích nghi, hoà nhập với một môi trường, phong cách, văn hoá làm việc như thế nào

 Và cuối cùng là bản thân mình (UV) có những điểm gì từ các ý trên?  Thể hiện/chia sẻ để người PV thấy được những điểm đó hay nói đúng hơn là chứng minh cho Nhà TD thấy được mình phù hợp như thế nào với vị trí đang ứng tuyển.

Thỉnh thoảng trong quá trình tuyển dụng, mình gặp được những UV họ rất tâm huyết với công việc dự tuyển, đi phỏng vấn là chuẩn bị sẵn một bài present về công ty, về những vấn đề liên quan đến vị trí mà họ đang phỏng vấn, sau khi PV xong họ xin phép chia sẻ về nội dung mà họ đã chuẩn bị, và mình chưa thấy UV nào như thế mà công ty không chọn mời hợp tác.

Điều quan trọng nhất khi trả lời câu hỏi này chính là phải thực sự hiểu rõ về Job mà mình đang ứng tuyển, mà để hiểu được một cách tường tận, đầy đủ thì phải biết cách đặt câu hỏi cho Nhà TD, vậy nên để phỏng vấn hiệu quả thì kỹ năng ĐẶT CÂU HỎI là điều mà cần phải rèn luyện, trau dồi rất nhiều chứ không phải chỉ tìm hiểu cách trả lời.

2️⃣ Ở góc độ là Người phỏng vấn/Nhà TD:

Mình thường biến tấu câu hỏi này một chút:

  • Bạn tìm kiếm/mong muốn điều gì ở công việc mới?
  • Bạn có sẵn lòng nhận job này hay không? Còn điều gì khiến bạn e dè, đắn đo?
  • Nếu bạn quyết định bắt đầu công việc mới ở đây thì điều gì ảnh hưởng đến quyết định này của bạn?

Và mình chỉ hỏi những ý này trước khi kết thúc buổi trao đổi và sau khi dành thời gian cho UV đặt câu hỏi. Với mình, mỗi câu hỏi đặt ra khi phỏng vấn (Như các câu hỏi ở trên) mình đều có động cơ/mục đích rõ ràng, xuất phát từ những mong muốn cũng như những hiểu biết trong việc phân tích tâm lý Ứng viên, điều này mình chia sẻ chi tiết trong các buổi đào tạo về Kỹ năng phỏng vấn cũng như các buổi coaching hỗ trợ tìm việc. Để tìm hiểu thêm các chương trình này bạn có thể tham khảo link bên dưới comment

Đây là chia sẻ dựa trên kinh nghiệm và quan điểm cá nhân, không nhất thiết trùng khớp với quan điểm người đọc. Thanh rất mong nhận được những chia sẻ, đóng góp của anh, chị và các bạn nếu có để cùng nhau học hỏi và phát triển. (HÌnh minh họa mình down trên mạng nhe)

“Tại sao bạn lại chọn công ty chúng tôi?” là một trong những câu hỏi hay gặp khi đi phỏng vấn, mà nhiều ứng viên chưa biết cách trả lời sao cho hợp lý và hiệu quả. Một số chia sẻ sau đây của binhduongjob, sẽ giúp bạn “ăn điểm” trong mắt nhà tuyển dụng:

Tại sao lại nộp đơn vào công ty

Cách trả lời câu hỏi phỏng vấn “Tại sao bạn lại chọn công ty chúng tôi?” hợp lý

1. Tại sao nhà tuyển dụng hay hỏi ứng viên câu này?

Trong các cuộc phỏng vấn, “Tại sao bạn lại chọn công ty chúng tôi?” hay “Tại sao bạn muốn làm việc cho công ty chúng tôi?” thường là câu hỏi mà nhà tuyển dụng đặt ra cho người phỏng vấn. Khi đặt ra câu hỏi này, mục đích của nhà tuyển dụng là tìm hiểu lý do xin việc của bạn; lý do vì sao bạn lại muốn ứng tuyển vào vị trí này của công ty, để đánh giá bạn có phù hợp với vị trí ứng tuyển hay không. Đồng thời cũng đánh giá thái độ, sự quan tâm của bạn tới vị trí đang tuyển dụng, bạn biết những thông tin gì về công ty. Thêm nữa, họ muốn biết ứng viên bị thu hút bởi yếu tố nào của công ty.

2. Mẹo trả lời câu hỏi “Tại sao bạn lại chọn công ty chúng tôi?”

2.1. Tìm hiểu thông tin về công ty

Để buổi phỏng vấn thành công, bạn cần phải chuẩn bị một cách kỹ lưỡng. Vì vậy, khi có lịch hẹn phỏng vấn, bạn cần tìm hiểu thêm thông tin công ty ứng tuyển. Nhờ đó, bạn có thể trả lời lý do mà bạn muốn làm việc cho công ty này một cách thuyết phục hơn khi không biết gì về công ty.

>> Tham khảo thêm các thông tin tuyển dụng tại Hà Nội

Bên cạnh việc nói về mục tiêu nghề nghiệp và động lực của bạn, câu trả lời còn cần cho thấy bạn biết về công ty đang ứng tuyển. Nếu bạn có hiểu biết về công ty, biết vì sao công ty lại phù hợp với mình thì có thể bỏ qua bước này. Ở mục 3, chúng tôi có các mẫu câu trả lời cho câu hỏi “Tại sao bạn lại chọn công ty chúng tôi” để bạn tham khảo và luyện tập. Nếu bạn còn chưa hiểu rõ thì một số nguồn sau có thể giúp bạn thu thập thêm thông tin cho buổi phỏng vấn:

Bất kỳ công ty nào đều có website riêng, ở đây có hầu hết thông tin như lịch sử hình thành doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, tầm nhìn và sứ mệnh… Qua đó, bạn có được kiến thức tổng quan về công ty mà mình có ý định phỏng vấn xin việc.

Với sự phát triển của mạng xã hội, các công ty thường xây dựng hình ảnh trên đó. Các trang mạng xã hội như LinkedIn, Facebook, YouTube… là nơi bạn có thể tìm kiếm thông tin về công ty.

Liên hệ với người quen, bạn bè biết về công ty để có được nguồn thông tin đáng tin cậy.

Tại sao lại nộp đơn vào công ty

Cách trả lời câu hỏi phỏng vấn về lý do xin việc hiệu quả

2.2. Cách trả lời câu hỏi “Tại sao bạn lại chọn công ty chúng tôi?”

Nhà tuyển dụng mong muốn tìm được người phù hợp cho vị trí đang tuyển dụng này và muốn làm việc cho công ty. Một câu trả lời phỏng vấn hay sẽ khiến nhà tuyển dụng hài lòng và để lại ấn tượng tốt. Do đó, bạn cần phải xác định được tại sao mà bạn lại muốn làm việc ở đây. Dưới đây là một số gợi ý dành cho bạn:

  • Danh tiếng công ty
  • Sự ngưỡng mộ về sản phẩm/ dịch vụ
  • Sự ngưỡng mộ về các chiến dịch, chương trình đào tạo, hoạt động cộng đồng,… của công ty
  • Văn hóa và giá trị công ty
  • Vị trí ứng tuyển phù hợp với định hướng nghề nghiệp
  • Lý do khác

3. Một số mẫu trả lời câu hỏi “Tại sao bạn lại chọn công ty chúng tôi?”

3.1. Danh tiếng của công ty

Mẫu 1: “Công ty là doanh nghiệp đầu ngành cho tôi sự tin tưởng về nhiều mặt. Qua tìm hiểu trên website và mạng xã hội, tôi thấy được sự dẫn đầu về công nghệ và nắm bắt cơ hội của công ty. Vì vậy, tôi muốn làm việc ở đây, đóng góp vào sự phát triển của công ty và phát triển nhất định về sự nghiệp.”

Mẫu 2: “Danh tiếng công ty là một yếu tố quan trọng. Công ty không chỉ được biết đến như một doanh nghiệp đầu ngành, có nguồn tài chính mạnh, mô hình kinh doanh khác biệt. Tôi còn thấy phản ứng của khách hàng rất tích cực trên mạng xã hội, uy tín công ty tốt. Tôi sẽ rất tự hào khi được làm việc tại công ty có danh tiếng tốt như thế này.”

3.2. Sự ngưỡng mộ về sản phẩm/dịch vụ của công ty

Mẫu 1: “Tôi đọc khá nhiều thông tin về sản phẩm công nghệ của công ty. Với kinh nghiệm bốn năm làm marketing sản phẩm công nghệ, tôi mong muốn ứng tuyển vào vị trí này và cố gắng đóng góp vào sự phát triển của doanh nghiệp. Trở thành một nhân viên trong tập thể ưu tú này là ước mơ của tôi.”

Mẫu 2: “Tôi rất yêu mến các sản phẩm của công ty và muốn nắm bắt cơ hội được làm việc với công ty tốt nhất trong ngành này. Người quen trong ngành đã nói về môi trường làm việc ấn tượng, khuyến khích đổi mới của công ty. Đó là lý do tại sao tôi lại muốn làm việc ở đây.”

3.3. Văn hóa và giá trị công ty

Mẫu 1: “Có thể nói đây là môi trường giúp tôi phát triển khả năng của mình. Khi biết doanh nghiệp cố gắng nuôi dưỡng đam mê của nhân viên, điều đó rất ấn tượng với tôi. Đây cũng là lý do khiến tôi muốn làm việc tại công ty này. Tôi mong muốn có cơ hội làm chủ công việc và nói lên chính kiến của mình. Vì vậy, một công ty khuyến khích sự đổi mới, sáng tạo là điều mà tôi đang tìm kiếm.”

Mẫu 2: “Sự nhiệt tình của sếp, cách quan tâm tới đời sống nhân viên, sự công bằng và rõ ràng trong công việc, đó là những điều mà tôi cảm thấy mình nên lựa chọn làm việc ở đây. Mọi sự phù hợp trong công việc cùng với sự hướng dẫn tận tình của đồng nghiệp sẽ là cơ hội tốt cho tôi phát triển và đóng góp nhiều giá trị hơn cho công ty.”

3.4. Vị trí mà bạn muốn ứng tuyển phù hợp với định hướng nghề nghiệp

Mẫu 1: “Mục tiêu tôi đang hướng đến là trở thành leader cho team Design. Đây chắc hẳn là một hành trình dài vì tôi chỉ vừa mới ra trường. Tuy chưa có nhiều kinh nghiệm, nhưng tôi tin rằng với những kỹ năng thiết kế mà tôi đã học ở trường và tự học, cùng với sự hăng hái trong công việc thì tôi sẽ đạt được mục tiêu của mình. Vì thế tôi rất mong có thể được ứng tuyển vào vị trí thực tập sinh Design của công ty.”

Mẫu 2: “Tôi mong muốn được tiến xa hơn nữa trong công việc. Tôi muốn tìm cơ hội cũng như những thách thức mới để bản thân có thể sử dụng được những kiến thức và kỹ năng bán hàng của mình, giúp cho công ty ngày càng phát triển hơn. Mục tiêu trong 5 năm tới của tôi sẽ trở thành một leader team kinh doanh, tôi sẽ cố gắng học hỏi và bổ sung những kiến thức, kỹ năng mà leader cần có để đạt được mục tiêu này.”

4. Các chủ đề cần tránh khi nói về lý do xin việc

Tại sao lại nộp đơn vào công ty

Các chủ đề cần tránh khi trả lời lý do xin việc

Trả lời lý do xin việc, bạn có thể đưa ra nhiều nguyên nhân. Nhưng nói về chủ đề không phù hợp, sẽ để lại ấn tượng không tốt với nhà tuyển dụng. Một số chủ đề bạn cần tránh:

Tiền bạc: dù ứng tuyển vị trí nào, thu nhập thường là mối quan tâm hàng đầu. Tuy nhiên, không nên nói bạn muốn ứng tuyển vị trí này là vì lương. Nhà tuyển dụng sẽ nghĩ: nếu bên khác cho bạn đãi ngộ tốt hơn, bạn có rời đi không?

Tôn giáo: ở Việt Nam, đa số mọi người đều không theo tôn giáo nào. Nhưng bạn cũng không nên nhắc tới chủ đề này khi nói về lý do ứng tuyển.

Chính trị, vùng miền: không nên nhắc đến vấn đề chính trị hoặc vùng miền khi trả lời lý do xin việc. Đây là yếu tố gây chia rẽ và xung đột.

Đời sống tình cảm của bạn: NTD sẽ sốc khi bạn nói: “Tôi muốn được làm việc ở đây vì nghe nói công ty có rất nhiều trai xinh gái đẹp. Tôi hy vọng có thể tìm được 1 bạn trai/bạn gái tại công ty”. Hãy nhớ, bạn đang phỏng vấn xin việc. Công ty không phải nơi để tìm kiếm người yêu và không phải lời đùa nào cũng phù hợp.

Khát vọng sự nghiệp của bạn: nói về khát vọng sự nghiệp khi trả lời phỏng vấn có thể khiến công ty đặt câu hỏi về lòng trung thành của bạn.

Chuẩn bị kỹ cho buổi phỏng vấn không thừa. Nếu bạn chủ quan, không chuẩn bị thì rất dễ trượt phỏng vấn. Hy vọng những chia sẻ về cách trả lời câu hỏi “Tại sao bạn lại chọn công ty chúng tôi?” sẽ giúp bạn có thêm kiến thức cho kỹ năng phỏng vấn và có nhiều cơ hội việc làm.

  • Xem thêm: Nghệ Thuật Teamwork – Kỹ Năng Không Thể Thiếu Trong Công Việc