Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng là khẩu hiệu đề ra cho chiến dịch nào

Bài 1: Sức mạnh của đại đoàn kết

Xuất phát từ lòng yêu nước, nhân dân ta trên khắp mọi miền của Tổ quốc, được tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường, đã chung sức chung lòng, đoàn kết thành một khối thống nhất, đưa đất nước vượt qua mọi thử thách, lập nên những chiến công vang dội. Trong thời đại Hồ Chí Minh, chiến thắng ấy không chỉ là thể hiện, là kết tinh sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, mà cao hơn, còn là biểu tượng sáng ngời của sức mạnh đại đoàn kết. Biểu tượng ấy vừa có hàm ý nhấn mạnh tầm vóc to lớn của chiến thắng, cũng là quy mô của sức mạnh đại đoàn kết, lại vừa có thể hiện tính đúng đắn của tư tưởng đã tạo nên sức mạnh ấy - tư tưởng Hồ Chí Minh, và đường lối xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc của Đảng ta.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Dân tộc ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn. Nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước". Trong suốt qua trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng việc xây dựng và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân. Tư tưởng đại đoàn kết toàn dân luôn thấm nhuần trong các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng.

Trong thời kỳ vận động cách mạng Tháng Tám, Đảng ta và lãnh tụ Hồ Chí Minh đã xây dựng được khối đại đoàn kết toàn dân trong Mặt trận Việt Minh. Sau cách mạng Tháng Tám và suốt cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, thông qua những hình thức của mặt trận dân tộc thống nhất như: Hội liên hiệp quốc dân Việt Nam, rồi Mặt trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam..., khối đại đoàn kết toàn dân ấy không ngừng được củng cố và phát triển. Người từng nói: “Có đoàn kết thì tương lai chắc chắn vẻ vang”, “Phải đoàn kết chặt chẽ không phân biệt đảng phái giai cấp, tôn giáo. Đoàn kết tức là lực lượng. Chia rẽ tức là yếu hèn”. Để có mặt trận thống nhất, có đại đoàn kết toàn dân, vấn đề quan trọng là phải điều giải hợp lý quyền lợi giữa các tầng lớp nhân dân. Nhiệm vụ tối cao lúc này là kháng chiến đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược, giành lại độc lập dân tộc nhưng Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã giải quyết thỏa đáng những mâu thuẫn quyền lợi giữa các tầng lớp nhân dân không làm ảnh hưởng đến quyền lợi tối cao và không làm suy yếu khối đại đoàn kết toàn dân.

Trước chiến dịch Điện Biên Phủ, quân và dân ta đã tiến hành nhiều chiến dịch lớn, trong đó huy động sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân. Tuy nhiên, về quy mô, phải tới chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954 mà nhất là chiến dịch Điện Biên Phủ, sức mạnh của khối đại đoàn kết mới được huy động ở mức cao nhất. Từ cuối 1950 đến tháng 4/1953, ta liên tiếp mở 7 chiến dịch lớn. Để phục vụ chiến dịch, ta đã huy động lực lượng dân công của đồng bào các dân tộc trên nhiều miền của Tổ quốc. Trong các chiến dịch trên ta đã huy động 1.298.930 dân công với 29.485.900 ngày công, 4.750 tấn lương thực, thực phẩm. Đến chiến dịch Điện Biên Phủ, tổng quân số tham gia lên tới 53.830 người. Do vậy, chúng ta phải huy động một lượng vật chất kỹ thuật, lương thực thực phẩm lớn. Trong khi đó chiến trường Điện Biên Phủ ở cách xa hậu phương có nơi tới 500-600 km, địa thế hiểm trở.

Quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ, Bộ Chính trị, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bàn bạc, phân tích rất kỹ để tìm ra phương án thích hợp huy động sức mạnh của toàn quốc chi viện cho chiến dịch đảm bảo chắc thắng. Một cuộc vận động nhân dân chi viện Điện Biên Phủ đã được triển khai rầm rộ, với quy mô lớn chưa từng có. Hội đồng cung cấp Mặt trận được thành lập để chỉ đạo các địa phương, các ngành kinh tế, tài chính, tổ chức động viên nhân tài vật lực của cả nước. Với khẩu hiệu “Tất cả cho tiền tuyến, Tất cả để đánh thắng”, chỉ trong một thời gian ngắn ta đã huy động được một khối lượng lớn sức người sức của từ nhiều vùng miền, từ nhiều giai cấp, tầng lớp trong cả nước. Theo số lượng tổng kết chiến dịch Điện Biên Phủ, nhân dân đã đóng góp 25.560 tấn gạo, 266 tấn muối, 1.909 tấn thực phẩm, 26.453 lượt dân công với 18.301.507 ngày công, 20.991 xe đạp thồ, 1.800 mảng nứa, 756 xe thô sơ, 914 con ngựa thồ và 3.130 chiếc thuyền.

Mỗi một tấn hàng hóa chi viện tới được Tây Bắc đến tay bộ đội là cả một kỳ công của bao người, đổi bao mồ hôi, xương máu của lực lượng vận tải. Để đưa được một lượng lương thực tới nơi phải sử dụng mất một nửa dành cho người vận chuyển trên suốt đường đi. Khắc phục khó khăn trên, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương huy động nguồn hậu cần tại chỗ. Đây là một nguồn rất quan trọng không tốn nhiều công sức vận chuyển, vừa nhanh chóng, vừa đỡ lộ bí mật.

Trong không khí thi đua “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”, ở mọi vùng miền, địa phương đều thi đua với nhau chi viện cho mặt trận. Đồng bào cả nước đi sát cánh bên nhau xẻ núi, san đồi, làm đường phá thác để mở lối cho quân đi, cho thuyền chở hàng qua lại. Nhờ những hoạt động trên mà điều lo lắng và khó khăn nhất tưởng chừng như không vượt qua được là vấn đề hậu cần chiến dịch đã được giải quyết rất thành công. Sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân đã góp phần tạo nên thành công vượt bậc đó.

Phan Sỹ Phúc (Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam - Bộ Quốc phòng)

Theo Baotintuc.vn

Khẩu hiệu “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”, là tinh thần của quân và dân ta trạng chiến dịch nào?


A.

Chiến dịch Biên giới (1950).

B.

Chiến dịch Tây Bắc (1952).

C.

Chiến dịch Đông Xuân (1953-1954).

D.

Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954).

Ngày 7-5-1954 tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ “một pháo đài bất khả xâm phạm” của chủ nghĩa thực dân bị tiêu diệt hoàn toàn, góp phần quyết định vào việc kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Để góp phần làm nên chiến thắng vẻ vang ấy Thanh Hóa đã huy động tối đa sức người, sức của cho tiền tuyến.

Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng là khẩu hiệu đề ra cho chiến dịch nào
Chiếc xe đạp thồ của ông Trịnh Ngọc, dân công thị xã Thanh Hóa đã chở được 345,5kg, đạt kỷ lục chở nặng nhất bằng xe đạp thồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ.

Ngày 6-12-1953, Bộ Chính trị Trung ương Ðảng thông qua quyết định mở chiến dịch Ðiện Biên Phủ, thành lập Bộ Tư lệnh chiến dịch và Hội đồng Cung cấp để huy động lực lượng, vật chất cho chiến dịch. Ðảng bộ và Nhân dân các dân tộc Thanh Hóa đã bổ sung nhiều đơn vị ra chiến trường, như: Tiểu đoàn 275 bộ đội địa phương cho Trung đoàn 53; đại đội 150, 160 cho Tiểu đoàn 541 phòng không... Cùng với đó, Thanh Hóa đã điều động hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ của Đại đội 128 huyện Bá Thước; Đại đội 112 huyện Tĩnh Gia (nay là thị xã Nghi Sơn) và một số đơn vị của các huyện Hoằng Hóa, Hà Trung, Quảng Xương cho các đơn vị tham gia chiến đấu tại Ðiện Biên Phủ. Ðặc biệt, từ cuối tháng 3 đến tháng 5-1954, tại huyện Nga Sơn, các đơn vị bộ đội địa phương đã phối hợp cùng dân quân du kích tiêu diệt nhiều sinh lực địch, không cho chúng di chuyển quân bổ sung cho chiến trường Ðiện Biên Phủ.

Để chuẩn bị tốt công tác hậu cần, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Khu ủy Khu IV và Tỉnh ủy Thanh Hóa, toàn bộ lương thực, thực phẩm và hàng hóa thiết yếu từ khắp nơi trong tỉnh được tập trung về kho Cẩm Thủy và kho Lược (Thọ Xuân) để chuyển ra mặt trận. Sau khi hàng thiết yếu được tập kết, Thanh Hóa thành lập hội đồng cung cấp mặt trận, đề ra kế hoạch cụ thể xây dựng hệ thống kho, trạm, sửa chữa đường nhằm nhanh chóng huy động nhân lực, vật lực cho chiến dịch. Với khẩu hiệu “tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng”, Thanh Hóa đã huy động tối đa sức người, sức của phục vụ chiến dịch Ðiện Biên Phủ. Lực lượng thanh niên nô nức lên đường, tham gia mở đường, sửa đường; hàng nghìn dân công được huy động lên đường phục vụ chiến đấu. Trong đợt huy động lần thứ nhất, Thanh Hóa đã vượt chỉ tiêu kế hoạch 150%. Hơn 8.000 tấn lương thực, 2.000 tấn thực phẩm khô đã được lực lượng dân công Thanh Hóa và Nghệ An vận chuyển an toàn về nơi tập kết ở Vạn Mai, Mộc Châu và Yên Châu. Khi chiến dịch Điện Biên Phủ mở màn, nhiều anh, chị em dân công Thanh Hóa đã xung phong tình nguyện ở lại phục vụ bộ đội chiến đấu.

Ðợt 2 chiến dịch, từ đầu tháng 3-1954 tiếp tục huy động và vận chuyển 1.000 tấn gạo, 165 tấn thực phẩm. Thanh Hóa đã triển khai nhiều giải pháp, tập trung huy động, hoàn thành chỉ tiêu trước thời hạn 3 ngày. Khi chiến dịch chuyển sang giai đoạn gần kết thúc, do yêu cầu cấp bách cùng quyết tâm “tất cả cho chiến dịch Ðiện Biên Phủ đại thắng”, Trung ương giao cho Thanh Hóa trong vòng 20 ngày huy động và vận chuyển thêm 2.000 tấn gạo, 282 tấn thực phẩm cho chiến dịch. Lúc này mặc dù thóc dự trữ của tỉnh không còn, lúa cũng chưa đến ngày thu hoạch, Nhân dân đã “dốc bồ, đổ thúng” để có đủ số lương thực, thực phẩm Trung ương giao.

Cùng với thu gom lương thực, thực phẩm, tỉnh Thanh Hóa huy động hàng vạn dân công và mọi phương tiện như: xe đạp, thuyền nan, thuyền ván, ngựa thồ... vận chuyển vật chất cung cấp cho chiến dịch. Quá trình vận chuyển lương thực, thực phẩm tiếp viện cho chiến trường, nhiều người đã chế tác các phương tiện, vật dụng hữu ích nhất, như: Chiếc xe đạp thồ của ông Trịnh Ngọc, dân công thị xã Thanh Hóa chở được 345,5kg, ghi kỷ lục chở nặng nhất bằng xe đạp thồ trong chiến dịch Ðiện Biên Phủ; xe cút kít của ông Trịnh Ðình Bầm (xã Ðịnh Liên, huyện Yên Ðịnh) đạt thành tích 280 kg/chuyến tiếp vận...

Theo thống kê, trong suốt 56 ngày đêm diễn ra chiến dịch Ðiện Biên Phủ, tỉnh Thanh Hóa đã huy động 30% số người trong độ tuổi lao động tham gia dân công hỏa tuyến, với tổng số 178.924 lượt người và 27 triệu ngày công; cùng với 10.000 xe đạp thồ, 1.300 thuyền nan, thuyền ván; 47 xe ngựa thồ, 31 xe ô tô, 180 xe bò vận chuyển. Đồng thời, Thanh Hóa đã cung cấp 4.361 tấn gạo, vượt mức Trung ương giao 9 tấn; 1.300 con bò, 2.000 con lợn, 250.000 quả trứng, 150 tấn đậu các loại, 450 tấn cá khô, 20.000 lọ mắm cùng với hàng trăm tấn rau các loại... Nhiều con em dân công Thanh Hóa trở thành kiện tướng vận chuyển như: Ma Văn Kháng, Cao Văn Tỵ, Trịnh Ngọc... Đó là những đóng góp vô cùng to lớn của quân và dân Thanh Hóa cho chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử.

Trong dịp về thăm Thanh Hóa lần thứ hai ngày 13-6-1957, khi đánh giá về công lao của Nhân dân Thanh Hóa trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khen ngợi “Bây giờ tiếng Việt Nam đến đâu, tiếng Điện Biên Phủ đến đó. Tiếng Điện Biên Phủ đến đâu, đồng bào Thanh Hóa cũng có một phần vinh dự đến đó”. Đó chính là sự ghi nhận xứng đáng cho những đóng góp, hy sinh của tỉnh Thanh Hóa trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc; là động lực để tỉnh Thanh Hóa tiếp tục đoàn kết, quyết tâm xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp.

Bài và ảnh: Hoàng Lan