Thị trường nhân lực ngành CNTT Việt Nam

Theo dữ liệu được Công ty tuyển dụng trực tuyến VietnamWorks công bố (tổng hợp xuyên suốt 4 năm), số lượng việc làm nhóm ngành công nghệ thông tin (CNTT) tăng 47% mỗi năm - nhưng lượng nhân lực của ngành chỉ tăng trưởng ở mức 8%. “ tức là nhu cầu nhiều nhưng nhân lực quá ít”

Kết quả dự báo đến năm 2025, Việt Nam sẽ thiếu hụt hơn 200.000 ứng viên CNTT mỗi năm. Tuy nhiên vấn đề không chỉ dừng lại ở đó...

Theo bảng dữ liệu thực hiện trên 10.000 việc làm được đăng tuyển trong năm 2018, số lượng công ty tuyển dụng ở ngành CNTT tăng 69% so với năm 2019, đặc biệt số lượng công ty phần mềm tăng đến 124% chỉ trong vòng bốn năm. Điều này giải thích lý do số lượng việc làm ngành CNTT luôn tăng nhanh (nhưng tập trung chủ yếu vào mảng phần mềm).
Bên cạnh đặc điểm tăng trưởng nhanh, thị trường CNTT Việt Nam còn nổi tiếng chủ yếu nhờ vào dịch vụ gia công phần mềm.

Theo bảng xếp hạng gần đây của Công ty tư vấn Tholons, TP.HCM và Hà Nội luôn nằm trong top 20 thành phố có dịch vụ gia công phần mềm tốt nhất thế giới. Số lượng việc làm dồi dào khiến "cuộc chiến” thu hút, giữ chân nhân tài CNTT giữa các công ty ngày càng gay gắt. Hiện tại nguồn nhân lực cho ngành CNTT đang rất thiếu, số liệu thống kê mỗi năm cả nước cần 80.000 - 100.000 người làm trong ngành CNTT.

Thị trường nhân lực ngành CNTT Việt Nam

"Với nhu cầu như vậy có thể thấy ngày càng khan hiếm nguồn nhân lực làm việc trong ngành CNTT và số lượng thiếu hụt cứ gia tăng mỗi năm. Đa số doanh nghiệp CNTT hiện tại chọn giải pháp săn đón các bạn sinh viên khá giỏi từ năm 3, 4 tại các trường uy tín. Các vị trí tuyển dụng của doanh nghiệp thường tập trung trong phát triển ứng dụng trên nền tảng di động, điện toán đám mây, bảo mật và an ninh mạng, quản trị mạng...” Tuy nhiên câu chuyện thiếu nhân lực CNTT không chỉ gói gọn ở số lượng mà còn nằm ở chất lượng. Ông Nguyễn Hoàng Trung, giám đốc điều hành ứng dụng LOZI, cho biết: "Các bạn làm CNTT ở Việt Nam phần lớn có khả năng học hỏi nhanh kiến thức mới, tuy nhiên điểm yếu của các bạn là thiếu sự tìm tòi sâu, rộng lĩnh vực mình làm”.

Đồng quan điểm, bà Lê Diệp Kiều Trang, tổng giám đốc Fossil Việt Nam - Misfit, cho rằng thế mạnh của kỹ sư CNTT Việt là kiến thức về công nghệ vững, nền tảng tốt, một số chịu khó trau dồi kiến thức khi được đào tạo trong môi trường quốc tế.

"Có một nhóm (không nhiều) các bạn rất giỏi và có khả năng đi rất xa, không hề thua kém ngay cả khi so với mặt bằng nhân lực CNTT ở thung lũng Silicon, Hoa Kỳ” - bà Kiều Trang khẳng định.

Tuy vậy, bà Kiều Trang cũng chỉ ra điểm hạn chế thường thấy ở các kỹ sư Việt là nhanh thỏa mãn, khi làm được một sản phẩm tương đối tốt là chóng hài lòng, không đào sâu để hoàn thiện sản phẩm ở mức tinh tế hơn, hoặc nâng quy mô sản phẩm lớn hơn. Điều này khiến các bạn khó "đấu” lại ở thị trường công nghệ quốc tế đang hết sức cạnh tranh.
Học chuyên sâu sẽ dễ kiếm việc.

Ông Trần Anh Tuấn, phó giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM, cho biết ngành CNTT có rất nhiều lĩnh vực như công nghệ phần mềm, kỹ thuật mạng, công nghệ nội dung số và phát triển phần mềm di động, game... đều là những lĩnh vực phát triển rất nhanh và có nhu cầu bổ sung nguồn nhân lực.
Hiện nay, chúng ta đang thiếu nguồn nhân lực CNTT lành nghề, có chuyên môn cụ thể về một lĩnh vực nào đó trong ngành CNTT. Nếu học CNTT chung chung, cơ hội có được những công việc tốt sẽ khó hơn.

Thị trường Nhật Bản hiện cần nhiều chuyên viên CNTT có tay nghề, biết tiếng Nhật, đi làm việc tại Nhật với mức lương cao và rất nhiều chế độ ưu đãi. Các công ty chuyên gia công và triển khai giải pháp liên quan đến CNTT cho thị trường các nước, trong đó có Nhật Bản, đang cần tuyển dụng nhiều nhân viên tại Việt Nam.
ThS Nguyễn Hà Giang, phó trưởng khoa CNTT Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, cho biết nguyên nhân hiện nay nhiều bạn học CNTT ra không xin được việc làm, hoặc làm trái ngành là do kỹ năng được đào tạo chưa phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp.

Thị trường nhân lực ngành CNTT Việt Nam

Các chuyên gia cho biết theo ý kiến của nhiều doanh nghiệp chuyên ngành CNTT, khoảng cách giữa đào tạo tại các trường ĐH khác xa so với thực tế nhu cầu sử dụng nhân lực ngành CNTT tại doanh nghiệp. Đa số sinh viên sau khi tốt nghiệp chưa giỏi kiến thức, kỹ năng và ngoại ngữ. 

”Số sinh viên ra trường làm việc được ngay chỉ chiếm khoảng 30%, còn lại phải đào tạo bổ sung. Theo thống kê của Viện Chiến lược CNTT và truyền thông, hiện nay 72% sinh viên ngành CNTT không có kinh nghiệm thực hành, 42% thiếu kỹ năng làm việc nhóm” . Sinh viên học Cao đẳng được thực hành nhiều, chương trình đào tạo sát với Doanh nghiệp nên khả quan hơn với nhà tuyển dụng - và được Doanh nghiệp đón nhận nhiều hơn.?

Để có thể cạnh tranh trên đấu trường quốc tế, nhân lực CNTT của chúng ta phải bổ sung, nâng "chuẩn” nhiều kỹ năng. Chẳng hạn như kỹ năng phân tích và thiết kế hệ thống không chỉ ở bối cảnh trong nước mà ở tầm khu vực” - ông Hải Phạm, giám đốc kỹ thuật Công ty Ticketbox, cho biết.

 

Trong khi đó bà Phương Mai, giám đốc khu vực phía Nam - Công ty tuyển dụng nhân sự cấp cao Navigos Search, cho rằng nhân lực CNTT nước ta cần trang bị "hành trang” gồm các yếu tố bắt buộc sau: ngoại ngữ tốt, trình độ chuyên môn cao (đặc biệt có những chứng chỉ quốc tế như MCITP, CCNA/CCNP, PMP, Network+/A+... mới có thể cạnh tranh ở môi trường toàn cầu hóa.

Thị trường nhân lực ngành CNTT Việt Nam

VẬY ĐÃ " SỞ HỮU" NGÀNH HOT - CHÚNG TA CHỌN TRƯỜNG NÀO ĐỂ KHỞI NGHIỆP?

CHỌN TRƯỜNG CÔNG LẬP LÀ LỰA CHỌN SỐ 1:

1.Tại TPHCM hệ ĐH,CĐ: có 5 trường công lập

2. Tại Hà nội: + Hệ Đại học – trường công lập có: ĐH Bách khoa , HV Công nghệ bưu chính VT, ĐH Quốc gia, Học viện Mật mã.

+ Hệ Cao đẳng – trường công lập TOP 1: có Trường ta

>>>CLICK ĐĂNG KÝ ONLINE NGAY KHI CẦN BẠN NHÉ >>> https://xettuyenonline.vn/dang-ky-online.html

Theo số liệu thống kê từ năm 2018 – 2022, nhu cầu nhân lực cho ngành Công nghệ thông tin (CNTT) tại Việt Nam tăng cao liên tục. Dựa trên Báo cáo về thị trường IT Việt Nam 2021 của TopDev, năm 2021 Việt Nam cần đến 450.000 nhân lực trong ngành CNTT. Trong khi đó, số lượng lập trình viên hiện tại của Việt Nam mới chỉ đạt khoảng 430.000 người.

Thị trường nhân lực ngành CNTT Việt Nam

Nhiều cơ hội thăng tiến, lương hấp dẫn

Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, nhóm ngành CNTT đứng top 2 trong số những ngành học được nhiều thí sinh THPT lựa chọn nhất trong kỳ tuyển sinh THPT năm 2021, với 336.001 nguyện vọng đăng ký (trong khi chỉ lấy 49.582 chỉ tiêu). Điều này chứng minh độ “hot” của ngành học thời đại này, cùng thực tế tỷ lệ thí sinh mong muốn được học tập và làm việc trong ngành CNTT là rất cao.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy rất nhiều thí sinh vẫn còn rất mông lung, không hiểu biết về ngành CNTT mà chỉ đăng ký theo hiệu ứng “đám đông”, chọn ngành “hot”, lương cao để học. Bên cạnh đó nhiều em tỏ ra băn khoăn, không biết sau vài năm khi học xong ra trường, ngành CNTT còn nhiều việc làm không vì hiện số lượng người theo học ngành này khá lớn.

TS Hoàng Công Dụng, Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và Cung ứng nhân lực (Bộ GD&ĐT) nhấn mạnh: Đây là ngành học có cơ hội phát triển, thăng tiến cùng mức lương hấp dẫn. Đặc biệt trong những thời kỳ khủng hoảng như đại dịch Covid-19, nguy cơ chiến tranh hay biến đổi khí hậu, ngành nghề này lại càng khẳng định vai trò và tầm quan trọng của mình.

Cụ thể trong các ngành ứng dụng CNTT tại Việt Nam hiện nay, Thông tin và truyền thông đang là ngành có nhu cầu cao nhất về nhân lực CNTT, chiếm tới khoảng 25% tổng nhân lực CNTT; tiếp đến là ngành Giáo dục và đào tạo, chiếm khoảng 12-13% tổng nhân lực CNTT.

Để thí sinh hiểu rõ hơn về con đường học ngành CNTT, TS Trần Văn Tính, Trưởng bộ môn Giáo dục và Phát triển con người thuộc Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng CNTT như một “ngành học thời thượng”, khi đồng thời có được sự quan tâm, tìm hiểu từ hàng trăm nghìn thí sinh, sinh viên, cùng với đó cũng là mối quan tâm hàng đầu của Quốc gia trong những năm sắp tới. CNTT là ngành nghề được ưu tiên phát triển nhất trong thế kỷ 21, không chỉ tại Việt Nam mà là trên toàn thế giới.

10 năm tới, CNTT vẫn rất “hot”

Ths Cao Quảng Tư, Giám đốc Tuyển sinh Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn chia sẻ: CNTT là nhóm ngành đang có xu hướng phát triển và nhu cầu nhân lực rất cao và luôn nằm trong top đầu những ngành có lương và thu nhập cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng học tốt CNTT và sinh viên phải có tư duy toán học, tư duy logic tốt. Thí sinh cần tỉnh táo khi lựa chọn học CNTT, nếu học lực môn toán trung bình, thí sinh nên cân nhắc.

Đồng thời theo ông Tư, hiện Việt Nam có hơn 100 trường ĐH đào tạo CNTT. Mỗi năm các trường chỉ cung cấp 50.000 kỹ sư trong khi dự kiến thị trường đang thiếu 190.000 nhân lực cho lĩnh vực CNTT và dự kiến trong 10 năm tới vẫn rất “hot”.

Ths Phạm Doãn nguyên, Giám đốc Trung tâm tư vấn tuyển sinh Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP. Hồ Chí minh lưu ý, mức lương trung bình cho một sinh viên CNTT mới tốt nghiệp là từ 9-12 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, trong xu hướng phát triển hiện nay, các ngành đều sẽ có sự thay đổi và sự chênh lệch của mức thu nhập ở nhóm ngành này là khá xa nên sẽ phụ thuộc vào năng lực cá nhân.

Thị trường nhân lực ngành CNTT Việt Nam

Giám đốc một công ty chuyên về tài chính tại Hà Nội cho biết, để tuyển dụng một nhân sự CNTT chất lượng cao là rất khó khăn, nhiều khi đưa ra mức lương cao cũng không tìm được người thích hợp. Do đó, công ty đã phải chuyển hướng sang những sinh viên mới ra trường, hoặc nhân sự có trình độ thấp hơn trong lĩnh vực mình mong muốn nhưng hầu hết đều cần quãng thời gian 3-6 tháng để đào tạo lại mới có thể bắt tay vào công việc.

Nhìn nhận về vấn đề trên, ông Nguyễn Thành Nam, nhà sáng lập của Tổ chức Giáo dục trực tuyến FUNiX nhận định, hiện tại các đơn vị đào tạo chính thống về CNTT mới đang chỉ cung cấp được khoảng 40% nhu cầu của thị trường. Sự hợp tác giữa doanh nghiệp và các đơn vị đào tạo là hướng đi cần thiết để lấp đầy số lượng nhân sự đang thiếu, đặc biệt là nhân sự chất lượng cao.

Ông Vũ Quang Thành, Phó giám đốc Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội chia sẻ: Nhân lực CNTT đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi số, đặc biệt từ sau dịch Covid-19, các DN đều phải đầu tư vào nền tảng công nghệ, nhu cầu nhân lực trong ngành này chưa bao giờ giảm nhiệt. Ngoài trang bị những kiến thức cơ bản, để đáp ứng yêu cầu của các nhà tuyển dụng, các trường cần cập nhật thêm các kiến thức mới, đào tạo các ngành nghề làm chủ công nghệ lõi như trí tuệ nhân tạo AI, Big Data, Blockchain… Còn sinh viên, cần trang bị thêm kỹ năng làm việc nhóm và tiếng Anh.

Ông Nguyễn Hồng Dân, Phó giám đốc Sở LĐ-TB&XH Hà Nội cho biết, đánh giá sơ bộ của Sở LĐ-TB&XH cho thấy tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp có ứng dụng, sử dụng CNTT từ sau dịch Covid-19 lần 2 có xu hướng tăng mạnh. Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp lớn, tập đoàn lớn sử dụng ứng dụng CNTT đang có nhu cầu tuyển dụng nhân lực.

THANH HÒA