Tình hình các nước đế quốc cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20

Lịch sử 8 Bài 6: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX Đầu thế kỉ XX giúp các em học sinh lớp 8 nắm vững kiến thức về tình hình các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ và những chuyển biến quan trọng ở các nước đế quốc. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Lịch sử 8 chương II trang 44, 45.

Việc soạn Sử 8 Bài 6 trước khi đến lớp các em nhanh chóng nắm vững kiến thức hôm sau ở trên lớp sẽ học gì, hiểu sơ qua về nội dung học. Khi giáo viên ở trên lớp giảng tới bài đó, các em sẽ củng cố và nắm vững kiến thức hơn so với những bạn chưa soạn bài.

Lý thuyết Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX Đầu thế kỉ XX

I. Tình hình các nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ

1. Anh

* Kinh tế:

Năm 1870, Anh dẫn đầu nền kinh tế thế giới.

Cuối thế kỉ XIX, Kinh tế Anh tụt xuống hạng 3 sau Mỹ và Đức do:

  • Công nghiệp Anh phát triển sớm, kỹ thuật lạc hậu.
  • Tư sản Anh đầu tư vào thuộc địa có lời (có hệ thống thuộc địa rông nhất thế giới, nguyên nhiên liệu, nhân công rẻ )

Dẫn đầu thế giới về xuất khẩu tư bản thương mại và thuộc địa.

Đầu thế kỷ XX công ty độc quyền về công nghiệp và tài chính ra đời.

* Chính trị:

  • Hai đảng Đảng Tự do và Đảng Bảo thủ thay nhau cầm quyền.
  • Chính sách ưu tiên hàng đầu là đẩy mạnh xâm lược. Đến năm 1914 thuộc địa của Anh rộng 33 triệu km2 với 400 triệu người.
  • Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Anh là Chủ nghĩa đế quốc thực dân.

2. Đế quốc Pháp:

* Kinh tế

Công nghiệp của Pháp phát triển chậm từ đang từ hạng nhì sau Anh, xuống hạng tư sau Mỹ, Đức, Anh do:

  • Pháp phải bồi thường chiến phí cho Đức, và cắt 1 phần lãnh thổ giàu tài nguyên cho Đức.
  • Pháp nghèo tài nguyên.
  • Tư sản xuất khẩu tư bản,phần lớn cho Thổ, Nga,Cận Đông, Trung Âu, Mỹ la tinh vay lấy lãi,. đế quốc Pháp là Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi

Các Công ty độc quyền ra đời trong điều kiện công nghiệp xuống hạng tư, đã chi phối rất nhiều nền kinh tế Pháp,

Nông nghiệp vẫn lạc hậu do không được trang bị kỹ thuật mới.

Giai cấp tư sản xuất khẩu tư bản ra nước ngoài dưới hình thức cho vay lấy lãi.

Lê-nin nhận xét chủ nghĩa đế quốc Pháp là Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi.

* Chính trị

  • Đàn áp nhân dân.
  • Tích cực chạy đua vũ trang và xâm lược thuộc địa.

3. Đế quốc Đức :

* Kinh tế

  • Sau khi thống nhất, kinh tế phát triển nhanh, vươn lên đứng thứ hai thế giới.
  • Cuối thế kỉ XIX hình thành các công ty độc quyền về luyện kim, than đá, hóa chất.

* Chính trị:

  • Thể chế liên bang, nhà nước chuyên chế dưới sự thống trị của quý tộc địa chủ và tư sản độc quyền.
  • Thi hành chính sách đối nội và đối ngoại phản động ; tích cực chạy đua vũ trang và xâm chiếm thuộc địa.
  • Giai cấp thống trị hiếu chiến âm mưu dùng vũ lực để chia lại thế giới nên chủ nghĩa đế quốc là Chủ nghĩa quân phiệt, hiếu chiến.

Chủ nghĩa đế quốc Đức là Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến.

4. Đế quốc Mỹ :

* Kinh tế:

Công nghiệp Mỹ từ vị trí thứ tư vươn lên đứng nhất thế giới do:

  • Tài nguyên thiên nhiên phong phú.
  • Thị trường trong nước mở rộng, thu hút nhân lực từ Châu Âu.
  • Ứng dụng khoa học kỹ thuật và hợp lý hóa sản xuất.
  • Lợi dụng vốn đầu tư từ Châu Âu.
  • Đất nước hòa bình lâu dài.

Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, xuất hiện các công ty độc quyền khổng lồ. Đứng đầu những công ty đó là những ông vua.

Nông nghiệp đạt được những thành tựu lớn, Mỹ trở thành nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm cho châu Âu.

* Chính trị:

  • Đề cao vai trò Tổng thống, hai đảng Đảng Cộng hòa và Đảng dân chủ thay nhau cầm quyền. Các chính sách đa số đều phục vụ cho giai cấp tu sản.
  • Tăng cường bành trướng lãnh thổ và thuộc địa ở khu vực Thái Bình Dương, gây chiến tranh với Tây Ban Nha để tranh giành thuộc địa, can thiệp vào khu vực Trung, Nam Mỹ bằng sức mạnh vũ lực và đồng đô la.

II. Sự chuyển biến quan trọng ở các nước đế quốc

1. Sự hình thành các tổ chức độc quyền

Sản xuất công nghiệp phát triển mạnh đồng thời làm tăng việc cạnh tranh, tập trung sản xuất và tư bản. Dẫn đến sự hình thành của các công ty độc quyền. Các công ty độc quyền chi phối rất nhiều đến đời sống xã hội của người dân.

2. Tăng cường xâm lược thuộc địa chuẩn bị chia lại thế giới

Để đáp ứng nhu cầu phát triển của chủ nghĩa đế quốc, từ giữa thế kỉ XIX, các nước phương Tây đều đẩy mạnh việc xâm lược thuộc địa. Đến đầu thế kỉ XX, thế giới đã được phân chia xong.

Giải bài tập Lịch sử 8 Bài 6 trang 44, 45

Bài 1 (trang 44 SGK Lịch sử 8)

Dưới đây là bảng so sánh về vị trí của các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ trong sản xuất công nghiệp ở hai thời điểm:1870, 1913. Hãy điền vào ô trống các nội dung đã học.

Năm Thứ nhất Thứ hai Thứ ba Thứ tư
1870        
1913        

Gợi ý đáp án:

Bảng so sánh về vị trí của các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ trong sản xuất công nghiệp ở hai thời điểm: 1870, 1913 như sau:

Năm Thứ nhất Thứ hai Thứ ba Thứ tư
1870 Anh Pháp Đức
1913 Đức Anh Pháp

Bài 2 (trang 45 SGK Lịch sử 8)

Nêu mâu thuẫn chủ yếu giữa các đế quốc già (Anh, Pháp) với các đế quốc trẻ (Đức, Mĩ).

Gợi ý đáp án:

Mâu thuẫn chủ yếu giữa các nước đế quốc già (Anh, Pháp) và các nước đế quốc trẻ (Mĩ, Đức) là vấn đề thuộc địa:

Anh, Pháp có nhiều thuộc địa nhất nhưng kinh tế kém phát triển so với Mĩ, Đức.

Mĩ, Đức vươn lên nhanh chóng về tốc độ phát triển kinh tế nhưng lại có ít thuộc địa hơn Anh, Pháp.

Bài 3 (trang 45 SGK Lịch sử 8)

Mâu thuẫn đó đã chi phối chính sách đối ngoại của các nước đế quốc như thế nào?

Gợi ý đáp án:

Mâu thuẫn đó đã chi phối chính sách đối ngoại của các nước đế quốc là: Các nước đẩy mạnh xâm chiếm thuộc địa, chạy đua vũ trang, ráo riết chuẩn bị chiến tranh chia lại thị trường thế giới.

 

Lịch sử 8 Bài 6: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX Đầu thế kỉ XX giúp các em học sinh lớp 8 nắm vững kiến thức về tình hình các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ và những chuyển biến quan trọng ở các nước đế quốc. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Lịch sử 8 chương II trang 44, 45.

Việc soạn Sử 8 Bài 6 trước khi đến lớp các em nhanh chóng nắm vững kiến thức hôm sau ở trên lớp sẽ học gì, hiểu sơ qua về nội dung học. Khi giáo viên ở trên lớp giảng tới bài đó, các em sẽ củng cố và nắm vững kiến thức hơn so với những bạn chưa soạn bài.

Lý thuyết Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX Đầu thế kỉ XX

I. Tình hình các nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ

1. Anh

* Kinh tế:

Năm 1870, Anh dẫn đầu nền kinh tế thế giới.

Cuối thế kỉ XIX, Kinh tế Anh tụt xuống hạng 3 sau Mỹ và Đức do:

  • Công nghiệp Anh phát triển sớm, kỹ thuật lạc hậu.
  • Tư sản Anh đầu tư vào thuộc địa có lời (có hệ thống thuộc địa rông nhất thế giới, nguyên nhiên liệu, nhân công rẻ )

Dẫn đầu thế giới về xuất khẩu tư bản thương mại và thuộc địa.

Đầu thế kỷ XX công ty độc quyền về công nghiệp và tài chính ra đời.

* Chính trị:

  • Hai đảng Đảng Tự do và Đảng Bảo thủ thay nhau cầm quyền.
  • Chính sách ưu tiên hàng đầu là đẩy mạnh xâm lược. Đến năm 1914 thuộc địa của Anh rộng 33 triệu km2 với 400 triệu người.
  • Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Anh là Chủ nghĩa đế quốc thực dân.

2. Đế quốc Pháp:

* Kinh tế

Công nghiệp của Pháp phát triển chậm từ đang từ hạng nhì sau Anh, xuống hạng tư sau Mỹ, Đức, Anh do:

  • Pháp phải bồi thường chiến phí cho Đức, và cắt 1 phần lãnh thổ giàu tài nguyên cho Đức.
  • Pháp nghèo tài nguyên.
  • Tư sản xuất khẩu tư bản,phần lớn cho Thổ, Nga,Cận Đông, Trung Âu, Mỹ la tinh vay lấy lãi,. đế quốc Pháp là Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi

Các Công ty độc quyền ra đời trong điều kiện công nghiệp xuống hạng tư, đã chi phối rất nhiều nền kinh tế Pháp,

Nông nghiệp vẫn lạc hậu do không được trang bị kỹ thuật mới.

Giai cấp tư sản xuất khẩu tư bản ra nước ngoài dưới hình thức cho vay lấy lãi.

Lê-nin nhận xét chủ nghĩa đế quốc Pháp là Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi.

* Chính trị

  • Đàn áp nhân dân.
  • Tích cực chạy đua vũ trang và xâm lược thuộc địa.

3. Đế quốc Đức :

* Kinh tế

  • Sau khi thống nhất, kinh tế phát triển nhanh, vươn lên đứng thứ hai thế giới.
  • Cuối thế kỉ XIX hình thành các công ty độc quyền về luyện kim, than đá, hóa chất.

* Chính trị:

  • Thể chế liên bang, nhà nước chuyên chế dưới sự thống trị của quý tộc địa chủ và tư sản độc quyền.
  • Thi hành chính sách đối nội và đối ngoại phản động ; tích cực chạy đua vũ trang và xâm chiếm thuộc địa.
  • Giai cấp thống trị hiếu chiến âm mưu dùng vũ lực để chia lại thế giới nên chủ nghĩa đế quốc là Chủ nghĩa quân phiệt, hiếu chiến.

Chủ nghĩa đế quốc Đức là Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến.

4. Đế quốc Mỹ :

* Kinh tế:

Công nghiệp Mỹ từ vị trí thứ tư vươn lên đứng nhất thế giới do:

  • Tài nguyên thiên nhiên phong phú.
  • Thị trường trong nước mở rộng, thu hút nhân lực từ Châu Âu.
  • Ứng dụng khoa học kỹ thuật và hợp lý hóa sản xuất.
  • Lợi dụng vốn đầu tư từ Châu Âu.
  • Đất nước hòa bình lâu dài.

Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, xuất hiện các công ty độc quyền khổng lồ. Đứng đầu những công ty đó là những ông vua.

Nông nghiệp đạt được những thành tựu lớn, Mỹ trở thành nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm cho châu Âu.

* Chính trị:

  • Đề cao vai trò Tổng thống, hai đảng Đảng Cộng hòa và Đảng dân chủ thay nhau cầm quyền. Các chính sách đa số đều phục vụ cho giai cấp tu sản.
  • Tăng cường bành trướng lãnh thổ và thuộc địa ở khu vực Thái Bình Dương, gây chiến tranh với Tây Ban Nha để tranh giành thuộc địa, can thiệp vào khu vực Trung, Nam Mỹ bằng sức mạnh vũ lực và đồng đô la.

II. Sự chuyển biến quan trọng ở các nước đế quốc

1. Sự hình thành các tổ chức độc quyền

Sản xuất công nghiệp phát triển mạnh đồng thời làm tăng việc cạnh tranh, tập trung sản xuất và tư bản. Dẫn đến sự hình thành của các công ty độc quyền. Các công ty độc quyền chi phối rất nhiều đến đời sống xã hội của người dân.

2. Tăng cường xâm lược thuộc địa chuẩn bị chia lại thế giới

Để đáp ứng nhu cầu phát triển của chủ nghĩa đế quốc, từ giữa thế kỉ XIX, các nước phương Tây đều đẩy mạnh việc xâm lược thuộc địa. Đến đầu thế kỉ XX, thế giới đã được phân chia xong.

Giải bài tập Lịch sử 8 Bài 6 trang 44, 45

Bài 1 (trang 44 SGK Lịch sử 8)

Dưới đây là bảng so sánh về vị trí của các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ trong sản xuất công nghiệp ở hai thời điểm:1870, 1913. Hãy điền vào ô trống các nội dung đã học.

Năm Thứ nhất Thứ hai Thứ ba Thứ tư
1870        
1913        

Gợi ý đáp án:

Bảng so sánh về vị trí của các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ trong sản xuất công nghiệp ở hai thời điểm: 1870, 1913 như sau:

Năm Thứ nhất Thứ hai Thứ ba Thứ tư
1870 Anh Pháp Đức
1913 Đức Anh Pháp

Bài 2 (trang 45 SGK Lịch sử 8)

Nêu mâu thuẫn chủ yếu giữa các đế quốc già (Anh, Pháp) với các đế quốc trẻ (Đức, Mĩ).

Gợi ý đáp án:

Mâu thuẫn chủ yếu giữa các nước đế quốc già (Anh, Pháp) và các nước đế quốc trẻ (Mĩ, Đức) là vấn đề thuộc địa:

Anh, Pháp có nhiều thuộc địa nhất nhưng kinh tế kém phát triển so với Mĩ, Đức.

Mĩ, Đức vươn lên nhanh chóng về tốc độ phát triển kinh tế nhưng lại có ít thuộc địa hơn Anh, Pháp.

Bài 3 (trang 45 SGK Lịch sử 8)

Mâu thuẫn đó đã chi phối chính sách đối ngoại của các nước đế quốc như thế nào?

Gợi ý đáp án:

Mâu thuẫn đó đã chi phối chính sách đối ngoại của các nước đế quốc là: Các nước đẩy mạnh xâm chiếm thuộc địa, chạy đua vũ trang, ráo riết chuẩn bị chiến tranh chia lại thị trường thế giới.

Các nước đế quốc cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20 phát triển như thế nào

Tình hình các nước đế quốc cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

*Sự phát triển không đồng đều của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc:

- Một số nước đi vào con đường chủ nghĩa tư bản muộn, phát triển nhanh nhưng ít thuộc địa như Đức, Áo-Hung.

  • Các nước đế quốc “già” tốc độ phát triển chậm lại nhưng chiếm phần lớn thuộc địa như Anh, Pháp, Nga. Vì thế mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về thuộc địa trở nên gay gắt, từ đó những cuộc chiến tranh giành thuộc địa đã diễn ra.

Cuối thế kỉ XIX, trong số các nước công nghiệp tiên tiến. Mĩ là nước có nền kinh tế phát triển hơn cả. Trong 30 năm (1865 - 1894), Mĩ từ hàng thứ tư vươn lên hàng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp - bằng 1/2 tổng sản lượng các nước Tây Âu và gấp 2 lần nước Anh. Sản xuất gang, thép, máy móc... chiếm vị trí hàng đầu thế giới.
Năm 1913, sản lượng gang, thép của Mĩ vượt Đức 2 lần, vượt Anh 4 lần ; than gấp 2 lần Anh và Pháp gộp lại. Độ dài đường sắt của Mĩ vượt tổng chiều dài đường sắt Tây Âu.
Nông nghiệp cũng đạt được những thành tựu đáng kể. Nhờ điều kiện thiên nhiên thuận lợi (đất đai rộng và màu mỡ) kết hợp với phương thức canh tác hiện đại (chuyên canh, sử dụng máy móc và phân bón), Mĩ đã trở thành vựa lúa và nơi cung cấp thực phẩm cho châu Âu.
Trong khoảng 1860 - 1900, sản lượng lúa mì tăng 4 lần, ngô - 3,5 lần, lúa mạch - 5,5 lần ; giá trị nông sản xuất khẩu tăng gần 4 lần. Cuối thế kỉ XIX, Mĩ bán 9/10 bông, 1/4 lúa mạch trên thị trường thế giới. Mĩ cũng là nước cung cấp nhiều thịt, bơ và lúa mì nhất.
Như vậy, ngoài những thuận lợi về nông nghiệp, nước Mĩ còn có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú (đặc biệt là mỏ vàng, mỏ dầu lửa) ; có nguồn lao động dồi dào, tay nghề cao luôn được bổ sung bởi luồng người nhập cư, tiếp thu được nhiều thành tựu khoa học - kĩ thuật mới.
Sự cạnh tranh gay gắt trong sản xuất công nghiệp và những cuộc khủng hoảng kinh tế chu kì ở giai đoạn này đã thúc đẩy mạnh mẽ sự tập trung sản xuất và tư bản của Mĩ. Các nhà tư bản lớn liên minh với nhau thành những tơrớt. Họ trở thành những “vua công nghiệp”, đồng thời cũng là chủ những ngân hàng kếch xù. Có thế lực nhất là hai tập đoàn tư bản Moóc-gân và Rốc-phe-lơ.
“Công ti thép Mĩ của Moóc-gân thành lập năm 1903 kiểm soát 60% ngành công nghiệp thép, 60% việc khai thác quặng đồng, 66% việc sản xuất thép tấm và 50% thép thành phẩm...
Tơrớt dầu lửa "Stan-đa" của Rốc-phe-lơ kiểm soát 90% ngành sản xuất dầu với 7 vạn km ống dẫn dầu, hàng trăm tàu đi biển và kho hàng ở trong và ngoài nước... Hai tập đoàn trên còn lũng đoạn ngành ngân hàng ở Mĩ, nắm trong tay 1/3 toàn bộ của cải nước Mĩ.
Trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, Mĩ đã vươn lên thành nước phát triển vé ngoại thương và xuất khẩu tư bản. Thị trường đầu tư và buôn bán của Mĩ là Ca-na-đa, các nước ở vùng biển Ca-ri-bê, Trung Mĩ và một số nước châu Á.
b) Tình hình chính trị
Chế độ chính trị ở Mĩ đề cao vai trò Tổng thống thống qua đại diện của một trong hai đảng thắng cử, thay phiên nhau cầm quyền - Đảng Cộng hoà (đại diện cho lợi ích của đại tư bản công nghiệp và tài chính) và Đảng Dân chủ (đại diện cho lợi ích của tư bản nông nghiệp và trại chủ). Cả hai đảng đều bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản và đều nhất trí trong những vấn đề cơ bản của chính trị tư sản, chỉ khác nhau về những biện pháp cụ thể.
Sự tranh cử giữa hai đảng đã tạo điều kiện cho giới cầm quyền lôi kéo về phía mình một bộ phận những người bất mãn, gây ảo tưởng về nền dân chủ trong nhân dân và gạt bỏ việc lên nắm chính quyền của một đảng thứ ba. Dù đảng nào cầm quyền, đời sống của người lao động đặc biệt là người da đen và thổ dân In-đi-an, vẫn tồi tệ và khổ sở.
Sau cuộc nội chiến 1861 - 1865, đời sống chính trị của người da đen được cải thiện phần nào. Song họ vẫn bị loại ra khỏi các cơ quan chính quyền và má: quyền công dân bởi những quy định khắt khe về quyền bầu cử (tài sản, mức thuế và trình độ văn hóa). Thêm vào đó, nạn phân biệt chủng tộc thời kì này đã đẩy họ vào tình cảnh hết sức tồi tệ.
Năm 1881, nước Mĩ ban hành đạo luật quy định người da đen phải ngồi toa riêng khi đi tàu, không được vào khách sạn, vườn hoa và những nơi công cộng dành cho người da trắng v.v...
Đây cũng là thời kì Mĩ đẩy mạnh việc thôn tính những đất đai rộng lớn ở miền Trung và miền Tây của thổ dân In-đi-an, mở rộng biên giới đến bờ Thái Bình Dương. Từ thập niên 80, Mĩ bành trướng ảnh hưởng ở khu vực Mĩ Latinh và Thái Bình Dương, gây chiến tranh với Tây Ban Nha (1898) để tranh giành thuộc địa, chiếm Ha-oai, Cu Ba và Phi-líp-pin... Mĩ từng bước can thiệp vào công việc nội bộ của các nước Trung, Nam Mĩ thông qua việc áp dụng chính sách “cái gậy và củ cà rốt”, kết hợp sức mạnh của pháo hạm và đồng đôla. Để xâm nhập vào thị trường Trung Quốc sau khi các nước đế quốc đã chia nhau “phạm vi ảnh hưởng”, Mĩ đưa ra chính sách “mở cửa” nhằm tạo điều kiện cho hàng hoá Mĩ tràn vào quốc gia rộng lớn này, đem lại lợi nhuận cho tư bản Mĩ.