Trẻ 3 tuổi lì lợm phải làm sao

Đối phó với những đứa trẻ bướng bỉnh là một thách thức đối với cha mẹ, vì việc bắt chúng làm ngay cả những công việc cơ bản như tắm, ăn hoặc đi ngủ là một cuộc chiến hàng ngày. Trẻ luôn tỏ ra cố chấp, bướng bỉnh và để ngoài tai những gì bạn nói. Vậy đâu mới là cách “trị” những đứa trẻ cứng đầu này, cùng tìm hiểu các phương pháp dạy trẻ lì lợm, bướng bỉnh dưới đây bố mẹ nhé

Có thể bạn quan tâm cho con “10 kỹ năng sống cho trẻ bố mẹ nên dạy con sớm“

1.1 Yêu thương con “phù hợp” nhưng không nuông chiều con

Nền tảng của phương pháp dạy trẻ lì lợm là tình yêu thương đúng cách của cha mẹ chứ không dựa trên kỷ luật cứng rắn hay bạo lực.

Mỗi ngày, dù bạn có bận như thế nào đi chăng nữa thì cũng hãy dành tặng con những cái ôm ấm áp, nói yêu con thật nhiều và đọc sách cho con nghe mỗi ngày…Hãy cho bé thấy bạn yêu chúng biết nhường nào

Tuy nhiên yêu thương con không đồng nghĩa với việc nuông chiều để làm hư con.

1.2 Dành thời gian chơi và trò chuyện cùng con

Dành thời gian mỗi ngày chơi cùng con có khả năng gắn kết mạnh mẽ tình yêu thương của bố mẹ với con cái. Khi trẻ cảm nhận được tình yêu thương của bố mẹ chúng có xu hướng nghe lời bố mẹ hơn. Và với một đứa trẻ ương bướng, lì lợm cũng vậy, đòn roi hay quát mắng chỉ tạo điều kiện cho trẻ phản kháng và chống đối mạnh mẽ hơn, chỉ có tình yêu thương đúng cách mới giúp xoa dịu sự ngang bướng của con bạn.

Khi con lớn hơn, trẻ có xu hướng thích chơi với bạn bè hơn, khi ấy bố mẹ có thể tách dần con ra.

Các hoạt động bố mẹ có thể thử làm cùng con: Cùng con đạp xe, tập bơi, chạy bộ, đọc sách, hay cùng con làm vườn, tập nấu ăn….

Dạy trẻ lì lợm trên nền tảng yêu thương

1.3 Động viên khen ngợi con đúng lúc

Bố mẹ đừng thấy con trẻ ương bướng, lì lợm mà tiếc những lời khen ngợi khi con làm những việc tốt dù đó là việc nhỏ nhặt. Lời khen đúng lúc và đúng mực có tác dụng khuyến khích trẻ mạnh mẽ, trẻ sẽ hào hứng và có xu hướng hành động tích cực hơn.

1.4 Không ép buộc trẻ làm những điều chúng không thích

Trẻ nhỏ cũng có những sở thích và nhu cầu riêng, khi bạn ép trẻ làm một điều gì đó chúng không thích, trẻ sẽ có xu hướng nổi loạn và làm những điều ngược lại mong muốn của bạn.

Ví dụ: Thay vì ép một đứa trẻ đang xem ti vi phải tắt để đi ngủ, bạn hãy thử ngồi xuống xem cùng bé, tỏ ra hứng thú và quan tâm chương trình bé đang xem. Sau khi kết nối được với con, mẹ có thể thử nói “Chương trình này thật hay, nhưng bây giờ đã khuya lắm rồi, nếu thức quá khuya con rất dễ bị ốm. Ngày mai mình có thể coi tiếp phần này. Giờ thì mình đi khò khò một giấc thôi con nhé”

2.1 Cố gắng lắng nghe và đặt mình vào vị trí của con

Để hiểu rõ hơn về hành vi bướng bỉnh của con, bạn cần cố gắng nhìn nhận tình huống từ góc độ của trẻ. Hãy thử đặt mình vào vị trí của con để thật sự hiểu những điều con đang làm. Càng hiểu rõ con mình, bạn càng có thể đối phó tốt hơn những tính cách cứng đầu của chúng. Và để thật sự hiểu con việc đầu tiên bố mẹ cần làm là lắng nghe trẻ

Ví dụ, nếu con của bạn không sẵn sàng làm bài tập về nhà, có thể trẻ bị choáng ngợp bởi khối lượng bài tập nhiều hoặc cũng có thể trẻ đang mất tập trung bởi một thú vui nào đó. Nếu có quá nhiều việc phải làm hoặc nếu con bạn không thể tập trung, bạn có thể giúp chúng bằng cách chia nhỏ bài tập về nhà thành những nhiệm vụ nhỏ hơn có thể hoàn thành trong thời gian ngắn, có thể bao gồm các khoảng nghỉ ngắn, một hoặc hai phút giữa các nhiệm vụ để làm cho hoạt động bớt căng thẳng hơn đối với trẻ.

Bạn thấy đấy, phương pháp để dạy một đứa trẻ lỳ lợm cứng đầu đôi lúc chỉ đơn giản là lắng nghe và đặt mình vào vị trí của con.

2.2 Hãy nhất quán trong cách dạy con và thiết lập quy tắc với trẻ

Để dạy con mang lại hiệu quả tốt nhất, cha mẹ cần có sự nhất quán trong hành động và lời nói để tránh hình thành tính ướng bướng của con. Không thể cùng một hành động nhưng lúc này bạn lại cho phép trẻ làm, lúc khác lại cấm đoán chúng. Như vậy, những đứa trẻ sẽ không thể tự thiết lập được những điều nên làm và không nên làm.

Do đó, bố mẹ cần thiết lập rõ giới hạn, những quy tắc về những điều nên và không nên làm với trẻ.

Chẳng hạn:

Mỗi ngày trẻ được xem ti vi hay điện thoại 30 phút

Mỗi tháng trẻ chỉ được ăn vặt 2 lần

Trẻ không được phép làm bị thương chính mình hoặc người khác, nếu vi phạm điều này trẻ sẽ bị kỷ luật nặng [bố mẹ lựa chọn hình thức kỷ luật phù hợp]

2.3 Cung cấp các sự lựa chọn khi con tỏ ra cứng đầu

Đây là phương pháp dạy trẻ lì lợm đòi hỏi sự linh hoạt của bố mẹ. Những đứa trẻ bướng bỉnh có thể có suy nghĩ riêng và không phải lúc nào cũng thích được chỉ bảo phải làm gì.

Khi bạn nói “Con phải đi ngủ trước 9h tối”, “Con phải mua món đồ này”…thì tất cả những gì bạn nhận lại là một tiếng “không” cùng sự phản kháng mạnh mẽ. Thay vào đó hãy cung cấp cho con các sự lựa chọn chứ không phải là những chỉ thị, yêu cầu.

Thay vì bảo con đi ngủ, hãy hỏi chúng muốn đọc truyện A hay B trước khi ngủ. Thay vì yêu cầu con phải lấy món đồ mà bạn chọn, hãy đưa ra hai món đồ và cho chúng lựa chọn 1 thứ chúng thích hơn.

2.4 Chỉ dẫn, giải thích & cảnh báo hậu quả thay vì đòn ròi, quát mắng

Phương pháp dạy trẻ lì lợm

La mắng, đòn roi một đứa trẻ cứng đầu, lì lợm chỉ khiến mọi thứ tồi tệ hơn, lâu dần chỉ khiến đứa trẻ của bạn “lì đòn” hơn và bỏ ngoài tai mọi thứ bạn nói.

Những đứa trẻ cứng đầu hoặc có ý chí mạnh mẽ rất nhạy cảm với cách bạn đối xử với chúng. Vì vậy, hãy chú ý đến giọng điệu, ngôn ngữ bạn sử dụng. Khi trẻ cảm thấy khó chịu với cách nói và hành vi của bạn, trẻ sẽ có xu hướng nổi loạn, nói ngược và thể hiện sự hung hăng.

Thay đổi cách tiếp cận với một đứa trẻ bướng bỉnh có thể thay đổi cách chúng phản ứng với bạn.

Thay vì “Mẹ muốn con làm…” thì hãy “Chúng ta thử làm điều… thì sao con nhỉ?”. Hãy giải thích cho con hiểu sự cần thiết của những việc “bạn muốn chúng làm”.

Nếu trẻ không biết cách làm, hãy tận tình chỉ dẫn chúng cách làm

Nếu trẻ vô tình làm những việc nguy hiểm hãy cảnh báo hậu quả có thể xảy ra để trẻ có thể tự nhận thức được những điều tích cực và tránh những điều không tốt trong cuộc sống.

2.5 Phương pháp dạy trẻ lì lợm bằng cách thương lượng

Đôi khi, với những đứa trẻ bướng bỉnh bạn cần phải thương lượng với chúng để nhanh chóng giải quyết vấn đề. Thương lương không có nghĩa là bạn phải nhượng bộ trước mọi yêu cầu của trẻ, mà đó là cơ hội bạn lắng nghe để có có những “thỏa thuận” tốt nhất, giảm bớt những căng thẳng và phản kháng xảy ra giữa bạn và con nhỏ của mình.

Ví dụ, con bạn có thể không sẵn sàng đi ngủ vào một giờ đã định. Thay vì khăng khăng, hãy thử thương lượng giờ đi ngủ phù hợp với cả hai người.

2.6 Phương pháp dạy trẻ lì lợm bằng cách tảng lờ con khi cần thiết

Nếu trẻ ương bướng, khó bảo hãy đặt mình vào vị trí của con và giải thích cho bé hiểu vấn đề. Nếu sau 3 lần bé không nhượng bộ, vẫn khóc lóc, ăn vạ thì hãy phớt lờ chúng bằng cách tập trung vào việc của bạn và bỏ ngoài tai mọi âm thanh bé phát ra.

Điều này đòi hỏi bố mẹ phải hết sức kiên nhẫn vì đứa trẻ của bạn có thể khóc lóc kéo dài. Nếu trẻ ho [do la hét] không quá nghiêm trọng thì bố mẹ cũng không nên rối rắm ngay.

2.7 Thiết lập thói quen sinh hoạt giờ giấc cho con

Tuân thủ các thói quen hàng ngày cũng như hàng tuần có thể giúp cải thiện hành vi của trẻ. Phương pháp này còn giúp hình thành kỷ luật nề nếp và sự chỉn chu trong cuộc sống của trẻ.

  • Kỷ luật con phải xuất phát từ tình yêu thương chứ không phải từ sự tức giận của bố mẹ;
  • Kỷ luật phải nhắm vào hành vi cụ thể của con chứ không phê bình chung chung là con hư lắm, hay con nghịch lắm…;
  • Không bỏ qua hành vi xấu nào dù là nhỏ nhất

Nhiều phụ huynh thường bỏ qua những hành vi xấu mới chớm của con. Nhưng bố mẹ biết đó, nếu bạn không dập tắt ngay những hành vi xấu kể cả ở những cấp độ nhỏ lâu dần sẽ tạo thành thói quen cho trẻ

Ví dụ nếu con cắn trẻ khác, hãy ôm vai con và nói cho con biết hành vi đó là không chấp nhận được. Nếu con vẫn tiếp tục, hãy tách con khỏi tình huống đó.

Đôi khi con sẽ tranh cãi lại lệnh của cha mẹ. Khi điều đó xảy ra biện pháp hòa giải là nhắc đi nhắc lại một câu đơn giản: “Cha/mẹ yêu con nên không muốn tranh cãi với con đâu.”

Việc “ngăn chặn” những cư xử không đúng mực ngay từ bé sẽ giúp trẻ hiểu được hành động nào đúng, hành động nào sai và biết cách kiểm soát phần nào hành vi của mình.

  • Cha mẹ phải biết tự kiểm soát mình thay vì kiếm soát con

Nếu cha mẹ không muốn trẻ làm điều gì đó thì đừng làm hành vi tương tự trước mặt trẻ, vì trẻ con sẽ học rất nhanh. Hãy làm gương cho trẻ những hành động đúng đắn.

Vì vậy, thay vì quát mắng khi con bạn làm sai, sao bạn không thử nhẹ nhàng nhắc nhở con, chẳng hạn khi con ném đồ chơi dù đã được nhắc là dừng hành động đó lại, hãy nhẹ nhàng nói “Trời ơi, mẹ thật buồn khi con lại ném đồ chơi đi lần nữa. Mẹ nghĩ bạn đồ chơi sẽ bỏ đi mất thôi!”

Trên đây là tổng hợp các phương pháp dạy trẻ lì lợm ướng bướng mà bố mẹ có thể áp dụng ngay từ hôm nay. Chúng tôi hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ hữu ích với bạn.

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết.

Video liên quan

Chủ Đề